PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 1-Đánh giá các nguồn thu và chi tiền

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích báo cáo tài chính eg32 Đại học mở hà nội (Trang 66 - 69)

- Bước 1: Đánh giá nguồn thu tiền và chi tiền chủ yếu từ hoạt động nào?

Mục đích của 3 nguồn tiền :

• HĐKD: hoạt động chủ yếu để tạo tiền

• HĐ đầu tư: Mua sắm TSCĐ, CCDC…

• HĐ TC: thu hồi vốn,hoàn vốn

Căn cứ vào giai đoạn phát triển của DN

Nếu DN ở giai đoạn trưởng thành

Nếu lưu chuyển tiền HĐKD>0 => DN có vốn dư thừa đề đầu tư và hoạt động TC:

▪ Phát triển cơ hội KD tốt hoặc cơ hội đầu tư khác tốt hơn

▪ Trả lại vốn cho nhà cấp vốn(đầu tư hoạt động TC) Nếu lưu chuyển tiền HĐKD<0=> DN thiếu vốn=> DN phải vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu để tài trợ cho phần vốn thiếu hụt.

Nếu DN ở giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng

Lưu chuyển tiền từ HĐKD thường<0=> DN phải phấn đấu để có tiền dư thừa từ sxKD nhằm hoàn vốn và đầu tư.

-Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới lưu chuyển tiền từ HĐKD

❖ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:phải thu,hàng tồn kho,phải trả đối với lưu chuyền tiền thuần từ HĐKD

• Đối với DN sx,TM: cần nhiều tiền cho hàng tồn kho, duy trì các khoản phải thu

• Đối với FN du lịch, máy bay, dịch vụ: DN thường có nhiều tiền nhận trước khi cung cấp dịch vụ

❖ So sánh lưu chuyển tiền thuần HĐKD với lợi nhuận sau thuế=> phản ảnh chất lượng lợi nhuận của DN

• Lưu chuyển tiền thuần HĐKD> LNST=> tốt, do LNST gồm cả chi phí không bằng tiền mặt

• Lưu chuyển tiền thuần HĐKD< LNST => kém => LN cao do sử dụng chính sách kế toán nhưng không tạo ra tiền.

b. Bước 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới lưu chuyển tiền từ HĐ

đầu tư

Đánh giá từng khoản mục, xác định DN đầu tư tiền vào cái gì, nguồn tiền từ HĐKD hay hoạt động TC.

c. Bước 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới lưu chuyển tiền từ HĐ

tài chính

Đánh giá từng khoản mục xem công ty đang thu hút vốn hay hoàn trả vốn, bản chất của nguồn vốn từ đâu=> Chính sách thu hút vốn và sử dụng vốn của DN

2-Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ đồng quy mô

-Cách 1:

+ Xác định tỷ lệ phần trăm của mỗi dòng tiền thu vào(chi ra) với tổng dòng tiền thu vào(chi ra) trong năm phân tích

Chú ý:

o Phương pháp trực tiếp: So sánh mỗi dòng tiền thu vào và chi ra với tổng

dòng tiền vào(dòng tiền ra)

o Phương pháp gián tiếp:Luồng tiền tiền HĐKD không được tách biệt =>

xác định tỷ lệ phần trăm của lưu chuyển tiền thuần HĐKD với tổng dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra.

+ So sánh BC đồng quy mô của nhiều năm và so sánh với các DN cùng ngành=>

Xu hướng thay đổi của các dòng tiền

-Cách 2: Xác định tỷ lệ phần trăm của các khoản mục so với doanh thu thuần.

• Xác định xu hướng thay đổi trong dòng tiền của DN

• Giúp nhà phân tích dự báo tiền tương lai dựa trên cơ sở dụ báo doanh thu thuần.

3-Phân tích dòng tiền tự do cho DN và cho chủ sở hữu

a-Khái niệm: Dòng tiền tự do là khoản tiền chênh lệch giữa tiền thuần từ hoạt động

KD với chi phí đầu tư. Có 2 loại dòng tiền tự do:

7

- Dòng tiền tự do cho DN(FCFF): là dòng tiền sẵn có cho người cấp vốn(chủ nợ chủ sở hữu) sau khi đã chi trả cho hoạt động KD và đầu tư TSCĐ

FCFF=CFO+I+Lãy vay sau thuế TNDN- Chi phí đầu tư TSCĐ

- Dòng tiền tự do cho chủ sở hữu:(FCFE):là dòng tiền sẵn có cho các cổ đông thường của DN sau khi đã chi cho HĐKD, chi phí vay nợ, đầu tư TSCĐ

FCFF=FCFF- Lãi vay sau thuế TNDN+Vay ròng

b-PPPT:

- Xác định dòng tiền tự do

- Dòng tiền tự do >0: DN thừa tiền từ hoạt động KD sau khi đầu tư và trả nợ=>

DN sử dụng để trả cổ tức

- Dòng tiền tự do<0: DN thiếu tiền từ hoạt động KD sau khi đầu tư và trả nợ

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích báo cáo tài chính eg32 Đại học mở hà nội (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)