TÀI TRỢ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1- Phân tích chi phí sử dụng vốn trong chính sách tài trợ vốn của DN:
- K/n: Chi phí sử dụng vốn là khoản tiền trả cho quyền sử dụng một nguồn vốn nào đó
của DN.
Khoản tiền đó có thể là lãi vay, lợi tức cổ phần...
- CTPT: Chi phí sử dụng vốn bình quân (Cbq)
Cbq= ∑ Ti x Ci
Trong đó: Ti: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn
Ci: Chi phí sử dụng vốn của từng loại NV
- PPPT: Sử sụng PP so sánh Cbq kỳ PT và KT
=> Đánh giá nguyên nhân chênh lệch=> điều chỉnh cơ cấu nguồn tài trợ để được nguồn tài trợ tối ưu.
2- Phân tích tính cân bằng tài chính trong chính sách tài trợ vốn của doanh nghiệp
a-Khái niệm:
Phân tích tính cân bằng tài chính trong chính sách tài trợ vốn của Dn thực chất là việc xem xét tính cân bằng tài chính giữa tài sản và nguồn vốn, thông qua việc xác định chỉ tiêu vốn luân chuyển thuần
Ta có PTKT:
TSNH+TSDH=NVNH+NVDH
▪ TSNH-NVNH=NVDH-TSDH= vốn LCT
TS ngắn hạn Nợ ngắn hạn
NV dài hạn:
- Nợ, vay dài hạn
- Vốn CSH
TS dài hạn
9
b- Nguyên tắc:
Để đảm bảo tính an toàn ổn đinh nguồn tài trợ:
• TSDH được tài trợ bằng NVDH, NVNH chỉ tài trợ cho TSNH
• Nếu vốn LCT >0 => DN có một phần vốn dài hạn dư thừa đầu tư cho TS NH=>
cơ cấu vốn an toàn,ổn định=> cân bằng bền vững
• Nếu vốn LCT<0=> một phần TS dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn
=> DN KD với cơ cấu vốn mạo hiểm=> cân bằng xấu
• Nếu vốn LCT =0=> NVDH vừa đủ tài trợ TSDH, không phải sử dụng nợ ngắn hạn=> tính an toàn không cao
b- Phương pháp phân tích:
• Sử dụng phương pháp so sánh chênh lệch VLCT=> Đánh giá việc tăng giảm mức độ ổ định, an toàn
+∆ LCT>0=> tốt +∆ LCT>0=> không tốt => tìm nguyên nhân
• Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối xác định nguyên nhân tăng giảm vốn LCT:
+ Chính sách tài trợ + Chính sách đầu tư +Hiệu quả KD, khả năng sinh lời + Chính sách khấu hao, dự phòng...
BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN:
BÀI TẬP:
Bài 1: Trích bảng cân đối kế toán năm 2020 của công ty CP xây dựng số 5 như sau
(ĐVT:trđ)
Tài sản Đầu năm Cuối năm
A-Tài sản ngắn hạn 140.860 197.856
I-Tiền và tương đương tiền 11.620 29.826
1-Tiền 4.864 15.230
II-Đầu tư TC ngắn hạn 63.080 82.936
III-Các khoản phải thu ngắn hạn 23.390 29.522
1-Phải thu ngắn hạn của KH 18.174 15.308
IV-Hàng tồn kho 38.100 50.828
V-Tài sản ngắn hạn khác 4.670 4.744
B-Tài sản dài hạn 158.044 225.578
I-Tài sản cố định 153.634 220.844
1- Tài sản cố định hữu hình 107.634 100.844
2- Tài sản cố định thuê tài chính 46.000 120.000
IV-Tài sản dài hạn khác 4.410 4.734
Tổng cộng 298.904 423.434
Yêu cầu:
Phân tích sự biến động về quy mô, kết cấu tài sản của Doanh nghiệp năm 2020?
Bài 2: Trích bảng cân đối kế toán ngày 30/6/2020 của công ty cổ phần như sau
(ĐVT:trđ)
NGUỒN VỐN Đầu kỳ Cuối kỳ
C-NỢ PHẢI TRẢ 123.146 105.582
I-Nợ ngắn hạn 86.168 72.430
1-Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 48.906 43.794
2-Phải trả cho người bán ngắn hạn 18.438 12.470
3-Người mua trả tiền trước 7.500 4.662
11
4-Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà
nước 1.010 1.286
5-Phải trả CNV 8.690 7.518
10-Các khoản phải trả ngắn hạn khác 1.624 2.700
II- Nợ dài hạn 36.978 33.152
D-NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 80.014 78.006
I-Vốn chủ sở hữu 80.014 78.006
1- Vốn góp của chủ sở hữu 50.000 58.000
2- Thặng dư vốn cổ phần 654 906
11- LNST chưa phân phối 29.360 19.100
II-Nguồn kinh phí và quỹ khác - -
TỔNG CỘNG 203.160 183.588
Yêu cầu: Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của Doanh nghiệp quý 2/2020?
Bài 3: Trích bảng cân đối kế toán năm 2016 của công ty CP xây dựng số 9 như sau:
(ĐVT: triệu đồng)
Tài sản Đầu năm Cuối năm Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm
A- Tài sản ngắn hạn 140.860 197.856 C- Nợ phải trả 188.366 249.150 B- Tài sản dài hạn 158.044 225.578 I- Nợ ngắn hạn 132.720 169.010
II-Tài sản cố định 153.634 220.844 II- Nợ dài hạn 55.646 80.140 V- Đầu tư TCDH
4.410 4.734
D- Vốn chủ sở
hữu 110.538 174.284
Tổng Tài sản 298.904 423.434 Tổng nguồn vốn 298.904 423.434
Yêu cầu:
a- Đánh giá khái quát biến động kết cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp? b- Đánh giá tính cân bằng tài chính trong huy động vốn của DN, qua đó sử dụng phương pháp cân đối phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: Vốn chủ sở hữu, vay và nợ dài hạn, tài sản dài hạn đến sự biến động của chỉ tiêu vốn luân chuyển thuần của công ty cuối năm so với đầu năm?
HƯỚNG DẪN:
Bài 1:
- Lập bảng so sánh ngang, dọc
- Chú ý cột tỷ trọng nên làm theo nguyên tắc rễ cây ( Chọn tổng TS: 100%, tính
tỷ trọng của các chỉ tiêu con trong tổng TS. Sau đó, tiếp tục tính tỷ trọng các chỉ tiêu con trong TSNH và TSDH……)
- Nhận xét theo kết cấu từ ngoài vào trong ( Tính thế nào nhận xét như thế)
- Mục tiêu đánh giá: Biến động quy mô TS và kết cấu TS của DN, trú trọng cột tỷ trọng=> Đánh giá chính sách sử dụng vốn của DN
Bài 2:
- Lập bảng so sánh ngang, dọc
- Chú ý cột tỷ trọng nên làm theo nguyên tắc rễ cây ( Chọn tổng NV: 100%, tính
tỷ trọng của các chỉ tiêu con trong tổng NV. Sau đó, tiếp tục tính tỷ trọng các chỉ tiêu con trong NPT và VCSH……)
- Nhận xét theo kết cấu từ ngoài vào trong ( Tính thế nào nhận xét như thế)
- Mục tiêu đánh giá: Biến động quy mô NV và kết cấu NV của DN, trú trọng cột
tỷ trọng => Đánh giá chính sách huy động vốn của DN
Bài 3:
a- Trình bày tương tự bài 1,2
b- Vận dụng lý thuyết phương pháp cân đối ở bài 1
- Sử dụng PTKT: Vốn LCT = (Nợ DH+ Vốn CSH)- TSDH
Chúc Anh/chị học tập tốt!
1
BÀI 5: PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
GIỚI THIỆU
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo phản ánh dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng thông tin có thể thấy rõ biến động của các khoản tiền và tương đương tiền trên Bảng cân đối kế toán. Việc phân tích lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp, tránh tình trạng lợi nhuận ảo trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Dữ liệu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được phân tích kết hợp với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh để có cái nhìn tổng quát, chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp. Nội dung bài số 5 bao gồm 4 phần: Phần 1 trình bày Ý nghĩa của phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phần 2 nghiên cứu mối liên hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các Báo cáo khác. Phần 3 trình bày phương pháp phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vơi các tình huống cụ thể. Phần 5: Phân tích các tỷ số TC.