CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
2.5. Phân loại tài khoản kế toán
2.5.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế:
Căn cứ vào nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh hay căn cứ vào tên đối tượng
mà tài khoản phản ánh, hệ thống tài khoản bao gồm 4 loại cơ bản: Tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phán ánh nguồn vốn, tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập
và tài khoản phán ánh chi phí.
2.5.1.1. Tài khoản phán ánh Tài sản:
Nhóm tài khoản phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của tài sản tiếp cận từ góc độ kết cấu vốn kinh doanh. Tài sản thuộc loại này có hai loại cơ bản tương ứng với điều này. Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn và Tài sản phản ánh tài sản dài hạn.
Thuộc loại tài khoản này có những tài khoản như: tài khoản tiền mặt, tài khoản nguyên vật liệu, tài khoản tài sản cố định hữu hình, tài khoản chi phí đầu tư xây dựng
cơ bản dở dang,...
2.5.1.2. Tài khoản phán ánh Nguồn vốn:
Nhóm tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các nguồn vốn hình thành tài sản đơn vị. Nhóm tài khoản này gồm hai loại là tài khoản phản ánh nguồn vốn nợ phải trả và tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu. Học kế toán ở đâu tốt.
Thuộc loại tài khoản này có những tài khoản như: tài khoản phải trả người bán, tài khoản phải trả người lao động, tài khoản nguồn vốn kinh doanh,...
2.5.1.3. Tài khoản phán ánh Doanh thu và Thu nhập:
Nhóm tài khoản này phản ánh các nghiệp vụ làm phát sinh doanh thu và thu nhập cho đơn vị, đồng thời nó cũng theo dõi các khoản làm giảm trừ doanh thu từ đó xác định được doanh thu thuần.
Thuộc loại tài khoản này có các tài khoản như: tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tài khoản thu nhập khác, tài khoản giảm giá hàng bán,...
2.5.1.4. Tài khoản phản ánh Chi phí:
Nhóm tài khoản này theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ, chi phí phát sinh theo các hoạt động, từ đó phân phối, phân bổ, kết chuyển cho các đối tượng.
Thuộc loại tài khoản này có các tài khoản như: tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản chi phí bán hàng, tài khoản chi phí hoạt động tài chính,...
- Tác dụng của việc phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế:
+ Giúp chúng ta biết được đối tượng kế toán nào được phản ánh trên tài khoản nào. + Xác định số lượng tài khỏan cần phản ánh, lựa chọn các tài khoản phù hợp với nội dung hoạt động và điều kiện cụ thể của từng đơn vị kế toán.
+ Là cơ sở để xác định số lượng, tên gọi của tài khoản trong việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán.
2.5.2. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu:
Theo cách phân loại này, hệ thống tài khoản kế toán được phân loại dựa vào công dụng của chúng trong việc theo dõi, phản ánh về đối tượng kế toán. Sau khi phân chia theo nhóm loại các tài khoản này sẽ được xây dựng kết cấu chung cho từng nhóm, loại.
Theo công dụng và kết cấu, tài khoản kế toán bao gồm 3 loại: Tài khoản cơ bản, tài khoản điều chỉnh và tài khoản nghiệp vụ.
2.5.2.1. Tài khoản cơ bản:
Tài khoản cơ bản là những tài khoản chủ yếu được dùng để phản ánh về tài sản và
sự vận động của tài sản. Những tài khoản này sẽ bao quát được toàn bộ đối tượng kế toán.
Thuộc nhóm tài khoản này bao gồm các loại tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phản ánh nguồn vốn và tài khoản lưỡng tính.
Tài khoản lưỡng tính vừa có đặc điểm của tài khoản phản ánh tài sản, vừa có đặc điểm của tài khoản phản ánh nguồn vốn. Tài khoản lưỡng tính vừa có khả năng dư
Nợ, vừa có khả năng dư Có tùy theo nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Những tài khoản lưỡng tính thường được sử dụng khi phản ánh các khoản thanh toán của đơn vị. Ví dụ: tài khoản Phái thu của khách hàng, tài khoản Phải trả người bán,...
Để quản lý thông tin trên tài khoản lưỡng tính, kế toán cần các tài khoản chi tiết
để hỗ trợ theo dõi.
2.5.2.2. Tài khoản điều chỉnh:
Đối tượng kế toán biến động không ngừng. Mặc dù chúng có những đặc điểm chung nhất định, tuy nhiên mỗi đối tượng kế toán lại có những đặc điểm, nhiều trường hợp số liệu trên tài khoản cơ bản không phản ánh được chính các giá trị của đối tượng mà chúng theo dõi. Do vậy trong hệ thống tài khoản kế toán cần phải có thêm các tài khoản điều chỉnh với các công dụng điều chỉnh cho các tài khoản cơ bản
để có thể phản ánh chính xác giá trị của đối tượng kế toán.
Thuộc nhóm tài khoản này có tài khoản điều chỉnh gián tiếp và tài khoản điều chỉnh trực tiếp.
Tài khoản điều chỉnh gián tiếp là những tài khoản sau khi kết hợp số liệu với tài khoản cơ bản ta có được giá trị chính xác của đối tượng phản ánh ở tài khoản cơ bản. Trong trường hợp này số liệu của tài khoản cơ bản không thay đổi. Ví dụ: tài khoản Hao mòn tài sản cố định, tài khoản Dự phòng giảm giá hàng tồn kho,...
Tài khoản điều chỉnh trực tiếp là những tài khoản sẽ điều chỉnh cho số liệu ở tài khoản cơ bản thay đổi để trở về số liệu chính xác theo đúng thực tế của đối tượng kế
toán. Ví dụ: tài khoản Chênh lệch đánh giá lại tài sản, tài khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Về kết cấu, các tài khoản điều chỉnh thường có kết cấu ngược so với tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh. Ví dụ: tài khoản Tài sản cố định hữu hình có kết cấu của tài khoản phán ánh tài sản thì tài khoản điều chỉnh của nó là tài khoản Hao mòn tài sản
cố định có kết cấu của tài khoản phản ánh nguồn vốn.
2.5.2.3. Tài khoản nghiệp vụ
- Tài khoản nghiệp vụ là các tài khoản kế toán được sử dụng với vị trí trung gian sau khi tập hợp số liệu kế toán sẽ phân phối phân bổ cho các đối tượng.
- Tài khoản phân phối, dự toán theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại một thời điểm nhưng có hiệu quả kinh tế cho nhiều kỳ kế toán, theo nguyên tắc phù hợp kế toán, không thể đưa toàn bộ khoản chi phí này vào một kỳ kế toán mà phải thực hiện phân bổ.
- Thuộc nhóm tài khoản phân phối, dự toán này có hai loại tài khoản: Tài khoản Chi phí trả trước và tài khoản Chi phí phải trả.
+ Tài khoản chi phí trả trước: Tài khoản này theo dõi khoản chi phí đã phát sinh nhưng có hiệu quả cho nhiều kỳ kế toán tiếp theo.
+ Tài khoản chi phí phải trả: Tài khoản này theo dõi khoản chi phí dự toán sẽ phát sinh vào một thời điểm trong tương lại nên ngay tại thời điểm kỳ kế toán trước
đó kế toán đưa dần từng phần vào chi phí của đơn vị.
+ Tài khoản tính giá: Tài khoản này được sử dụng nhằm tập hợp các yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, từ đó xác định giá thành của thành phẩm tạo ra.
+ Tài khoản tập hợp phân phối: Là tài khoản có công dụng tập hợp các khoản chi phí phát sinh sau đó phân phối cho các đối tượng chịu chi phí.
+ Tài khoản so sánh: Là tài khoản có công dụng so sánh giá trị đối tượng được tập hợp bên Nợ với giá trị đối tượng được tập hợp bên Có. Sau đó ghi nhận giá trị chênh lệch của hai đối tượng so sánh vào bên có giá trị thấp hơn nên tài khoản so sánh không có số dư cuối kỳ.
2.5.3. Phân loại theo mối quan hệ tài khoản kế toán với các báo cáo tài chính:
- Loại 1: Loại tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán: là những tài khoản mà số liệu cuối kỳ của nó được sử dụng để lập Bảng cân đối kế toán. (những tài khoản phản ánh giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản).
- Loại 2: Loại tai khoản ngoài Bảng cân đối kế toán: là những tai khoản mà số liệu của nó nhằm giải thích, bổ sung rõ một số chỉ tiêu đã được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán hoặc những tài khoản phản ánh tài sản không thuộc quyền sở hữu nhưng lại nắm quyền quản lý và sử dụng của đơn vị. Các tài khoản loại này có số dư bên Nợ
và được ghi đơn.
- Loại 3: Loại tài khoản thuộc các báo cáo kết quả kinh doanh, báo các các khoản thu – chi. Những tài khỏan thuộc loại này không có số dư.
2.5.4. Phân loại tài khoản kế toán theo mức độ khái quát của đối tượng kế toán phản ảnh trong tài khoản:
- Loại tài khoản tổng hợp : là loại tài khoản kế toán được dùng để phản ánh các đối tượng kế toán mang tính tổng hợp mà qua đó có thể tính toán và rút ra các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (nguyên vật liệu, TSCĐ HH), việc ghi chép được sử dụng bằng thước đo giá trị.
- Loại tài khoản chi tiết: là tài khoản kế toán được sử dụng để ghi chép một cách tỉ
mỉ chi tiết các đối tượng đã được theo dõi trên tài khoản tổng hợp. Việc ghi chép có thể sử dụng cả thước đo giá trị và hiện vật.