TRÌNH KINH TẾ CHỦ YẾU
4.3. Tính giá các loại chứng khoán kinh doanh
Hiện nay chứng khoán có 02 loại chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán đầu tư dài hạn. Tất cả các loại chứng khoán đầu tư phải được ghi sổ theo giá mua thực tế.
Chi phí đầu tư là các khoản tiền mà DN chi ra chi phí về môi giới, lệ phí thuế và lệ phí ngân hàng.
4.4.Tính giá đối với hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là những TSCĐHH thuộc quyền sở hữu DN dùng vào SXKD hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hóa để bán ra hoặc đang gửi đi bán trong kỳ. Hàng tồn kho trong các DN bao gồm NVL chính, NVL phụ, CCDC, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa …
- Khi nhập kho: Đối với các loại NVL, CCDC hoặc hàng hóa khi nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập.
Giá mua thực tế = Giá mua + Chi phí đầu tư
+ Mua ngoài: Đối với CCDC mua ngoài khi nhập kho phải được ghi theo giá thực tế
+ Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dở bảo quản, phân loại chi phí bảo hiểm, chi phí thuê kho, bãi.
+ Chiết khấu thanh toán đây là khoản tiền thưởng của người bán cho người mua,
do người mua thanh toán tiền trước thời hạn quy định trong hợp đồng.
+ Giảm giá hàng mua xảy ra trong trường hợp hàng mua nhưng không đảm bảo chất lượng hoặc sai quy cách, chủng loại nên người bán, giảm giá người mua.
+ Hàng mua bị trả lại xảy ra khi hàng đã bán người mua kiểm nhận nhập kho, nhưng thấy không đúng với hợp đồng nên người mua trả lại toàn bộ hoặc một phần số hàng đã mua.
+ Đối với hàng tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến: Khi nhập khẩu cũng được ghi thu giá thực tế:
+ Hàng hóa trong các DN thương mại: Khi nhập kho cũng được ghi theo giá thực tế
* Riêng khỏan chi phí thu mua đối với hàng hóa thì được phản ánh vào 1 TK riêng.
- Khi xuất kho: Cho đến nay kệ thống kế toán Việt Nam tồn tại 5 cách tính giá cho hàng xuất kho gồm:
+ Giá thực tế đích danh
+ Giá nhập trước xuất trước
+ Giá nhập sau xuất trước sau mỗi lần xuất kho
+ Giá bình quân gia quyền
cuối tháng + Giá hạch toán
Giá Giá mua thực tế Các khoản chi phí Chiết khấu thanh toán,
= + -
Thực tế (Giá HĐ có cả thuế NK) thu mua giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại
Giá Giá thực tế Chi phí chế biến gia công = +
Thực tế của NVL xuất kho chi phí vận chuyển, bốc dở NVL
từ kho đến nơi chế biến và chở về
Giá Giá mua Thuế Chiết khấu thanh toán = + -
Thực tế thực tế khi mua giảm giá hàng mua
hàng mua bị trả lại
Để xác định giá NVL, hàng hóa, thành phẩm khi xuất kho và xác định trị giá hàng tồn kho, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động DN có thể lựa chọn 01 trong 02 phương pháp sau:
* Phương pháp kê khai thường xuyên: Đây là phương pháp theo dõi và phản
ánh một cách thường xuyên tình hình nhật xuất, tồn kho sau mỗi lần phát sinh nghiệp
vụ nhập, xuất. Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho theo phương pháp này được thể hiện bằng công thức sau:
* Phương pháp kiểm kê định kỳ: Đây là phương pháp kế toán mà trong kỳ kế
toán chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập kho cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình hàng hóa tồn kho, tính giá của hàng tồn kho rồi mới xác định trị giá của hàng đã xuất kho trong kỳ. Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho hàng hóa được thễ hiện bằng công thức sau:
Nếu DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
4.4.1. Tính giá xuất kho theo giá thực tế đích danh:
Giá thực tế đích danh được sử dụng trong các trường hợp khi mà DN có số nghiệp
vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Vật liện, hàng hóa nhập kho lần nào thì tính theo giá của lần nhập kho đó cho mỗi lần xuất kho. Sau mỗi lần xảy ra nghiệp vụ nhập, xuất kế toán phản ánh kịp thời vào sổ kế toán.
4.4.2. Giá thực tế nhập trước xuất trước:
Theo cách tính này vật liệu xuất kho được tính theo giá xác định của mỗi lần nhâp kho. Nhập kho trước thì xuất trước và lần lượt tính tiếp theo cho các lần nhập, xuất sau đó.
4.4.3. Giá thực tế nhập sau xuất trước:
Theo cách tính này thì vật liệu, hàng hóa xuất ra trước tính theo giá của lần nhập kho sau cùng. Trước khi xuất kho và lần lượt tính ngược lê theo thời gian của các lần nhập đó.
4.4.4.Giá thực tế bình quân gia quyền:
Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa = + -
tồn kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ xuất kho trong kỳ
Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa = + -
xuất kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ tồn kho cuối kỳ
Theo cách tính này căn cứ vào vật liệu hàng hóa tồn kho đầu kỳ, vật liệu, hàng hóa nhập trong kỳ để tính ra đơn giá bình quân và dùng giá tính được làm giá xuất cho vật liệu, hàng hóa xuất ra trong kỳ theo công thức sau:
Đơn giá thực
tế bình quân =
Giá trị hàng tồn đầu kỳ + giá trị hàng thực tế nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
Trị giá hàng xuất kho
trong kỳ = Số lượng hàng
xuất kho trong kỳ x Đơn giá bình quân
* Đơn giá bình quân gia quyền được sử dụng trong 02 trường hợp:
- Đơn giá bình quân tính đến thời điểm của mỗi lần xuất kho.
- Đơn giá bình quân tính vào thời điểm cuối tháng. Nếu sử dụng đơn giá bình quân tính đến thời điểm của mỗi lần xuất kho. Khi sử dụng cách tính này thì đơn giá bình quân sau khi tính cho lượng hàng xuất kho lần 1 mà vẫn còn hàng tồn kho thì đơn giá này lại được coi là đơn giá hàng tồn kho để tiếp tục tính đơn giá bình quân cho lần xuất kho tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy cho tới lần xuất kho cuối cùng của kỳ kế toán. Đến kỳ kế toán tiếp theo lại tiếp tục tính theo công thức trên.
* Nếu sử dụng đơn giá bình quân cuối tháng theo cách tính này thì VL, hàng hóa xuất kho trong kỳ chỉ theo dõi về mặt số lượng cho đến cuối tháng. Căn cứ vào VL, hàng hóa tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ tính ra 01 đơn giá bình quân dùng chung cho tất cả các lần xuất kho trong kỳ.
* Nếu DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì nhóm TK 15: 152, 153, 156. Nhóm TK 15 chỉ dùng để theo dõi trị giá của vật liệu, hàng hóa tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Còn tình hình nhập, xuất vật liệu, hàng hóa ở trong kỳ được theo dõi trên TK 611.
- Đầu kỳ kế toán kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ bằng định khoản:
Nợ TK 611
Có TK 152
- Trong kỳ tình hình nhập kho và xuất kho hàng hóa được ghi như sau:
Nhập kho: Nợ TK 611
Có TK liên quan
Xuất kho: Nợ TK Chi phí
Có TK 611
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ:
Nợ TK 152
Có TK 611.