QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ NHÀ TRẠM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 90 - 97)

Cơ sở hạ tầng trạm BTS phải đảm bảo các yêu cầu hoạt động cần thiết của thiết bị BTS của các hãng sản xuất, các yêu cầu tiếp đất, chống sét, phòng cháy chữa cháy cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông;

Nhà trạm BTS được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật và các qui định về nhà trạm Viễn thông do tập đoàn Bưu

chính Viễn thông Việt Nam ban hành. Nhà trạm BTS phải tuân thủ các qui định cụ thể sau đây.

4.7.1 Phân loại nhà trạm BTS

Để có thể áp dụng các qui định về HTCS nhà trạm BTS hiệu quả, cần phân loại nhà trạm BTS theo các tiêu chí sau đây:

+ trạm đơn (chỉ đặt 01 BTS) + trạm đôi (có thể đặt 02 BTS) + trạm ba (có thể đặt 03 BTS)

+ trạm tại nút truyền dẫn (trạm có nhiều BTS đặt tại nút truyền dẫn nút truyền dẫn. Trạm nút truyền dẫn có 2 loại : loại 1: nằm trên tuyến một trục truyền dẫn chính, loại 2: giao điểm của 2 tuyến truyền dẫn chính trở lên)

Trong từng loại này còn được xem xét theo điều kiện thiết lập trạm như: + Trạm truyền thống (sẵn có của VNPT, xây dựng mới)

+ Trạm thuê, cải tạo (thuê nhà cơ quan, nhà dân cải tạo lại)

+ Trạm lắp ghép sẵn Shelter (Kết cấu khung thép, tường ghép tấm cách nhiệt)

4.7.2 Diện tích phòng máy

Diện tích mặt bằng trạm bao gồm mặt bằng phòng thiết bị BTS, thiết bị nguồn, mặt bằng lắp đặt cột anten , giao thông nội bộ, các công trình ngầm như hệ thống tiếp đất, cống cáp; tường rào...

Diện tích phòng máy phải đảm bảo ‘yêu cầu diện tích lắp đặt thiết bị BTS của các

hãng’ và thiết bị hỗ trợ thiết yếu khác; có đủ điều kiện cho các thao tác lắp đặt, bảo

dưỡng và tản nhiệt thiết bị.

Phòng thiết bị có thể lắp đặt chung các tủ BTS, tủ nguồn, giá acqui hoặc tách riêng phòng acqui tùy theo điều kiện cụ thể.

Diện tích phòng máy BTS được xác định theo yêu cầu số lượng tủ BTS, tủ nguồn, tủ acqui với cấu hình tối đa của các hãng sản xuất. Thiết bị trong các trạm đơn BTS indor gồm có 01 tủ BTS, 01 tủ nguồn, 01 tổ acqui với diện tích lắp đặt mỗi tủ khoảng 800*1200 (mm) và các thiết bị phụ trợ. Diện tích tối thiểu để lắp đặt các thiết bị trên

cần từ 2,4 ~ 3m2. Điều kiện vận hành khai thác phải thỏa mãn: diện tích đặt máy/diện

tích phòng máy bằng 50%. Diện tích phòng máy tối thiểu cho một trạm BTS đơn phải là 4,8m2~6m2.

Yêu cầu đối với từng loại nhà trạm BTS có thể khác nhau do phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.

Tuy nhiên, yêu cầu diện tích tối thiểu phòng máy BTS indoor phải đảm bảo như bảng sau:

Loại trạm Trạm 01 BTS Trạm 02 BTS Trạm 03 BTS Trạm nút truyền dẫn loại 1 Trạm nút truyền dẫn loại 2 Shelter 4,8 m2 7,5 m2 12 m2 15 m2 18 m2 Nhà trạm truyền thống 9 m2 9 m2 12 m2 18 m2 18 m2 Nhà trạm cải tạo 6 m2 9 m2 12 m2 15 m2 18 m2

Trường hợp trạm cải tạo nếu diện tích phòng máy quá lớn thì phải ngăn vách cách nhiệt sao cho phù hợp với công suất của máy điều hòa không khí.

4.7.3 Vị trí đặt trạm

+ Phải đảm bảo đúng vị trí tọa độ đã thiết kế. Trong trường hợp khó khăn về vị trí lắp đặt có thể điều chỉnh trong phạm vi sai số cho phép và được sự đồng thuận của cơ quan chủ quản thiết kế.

+ Hạn chế tối đa đặt trạm BTS tại các vùng có nguy cơ bị lụt, bị lũ quét, khe gió mạnh, sườn núi dốc, khu vực có nhiều hóa chất, ăn mòn kim loại, khu vực dễ có nguy cơ cháy nổ.

+ Cao độ sàn đặt thiết bị tối thiểu so với cốt tự nhiên là 1m và phải cao ít nhất 1 m so với mức ngập, lũ lịch sử.

+ Hạn chế đặt trạm gần các trạm biến thế điện lực lớn, đường dây cao thế.

+ Ưu tiên vị trí có giao thông thuận tiện cho việc lắp đặt bảo dưỡng, phòng cháy, chữa cháy.

+ Khoảng cách từ vị trí đặt tủ thiết bị BTS tới anten không lớn hơn 80m; + Đảm bảo cảnh quan đô thị, sức khỏe dân cư xung quanh nơi lắp đặt trạm. + Phải có đủ thủ tục cấp phép lắp đặt trạm.

4.7.4 Kiến trúc phòng máy

+ Tải trọng:

Sàn phòng máy phải chịu được tải trọng của các thiết bị BTS, truyền dẫn, nguồn điện và acqui. Cụ thể áp lực lên mặt sàn như sau:

phần sàn lắp đặt tủ thiết bị: ≥ 800 kg/m2 phần sàn lắp đặt ắc quy: ≥ 1000 kg/m2

Trong trường hợp lắp đặt chung thiết bị BTS, nguồn điện, acqui chung một sàn thì sàn phải chịu được áp lực: ≥ 1000 kg/m2

+ Chiều cao phòng máy

Chiều cao phòng máy kể từ sàn tới trần tối thiểu là 2,6 m.

+ Chiều nhỏ nhất phòng

Chiều nhỏ nhất phòng không nhỏ hơn 2m, đảm bảo khoảng trống trước các tủ thiết bị tối thiểu là 1~ 1,2 m đối với trạm BTS truyền thống, cải tạo và 0,8m đối với trạm Shelter.

+ Độ phẳng của nền phòng máy Độ phẳng của nền phòng máy: ± 0,2 %

+ Độ nghiêng của nền

Độ nghiêng của nền ≤ 0,3%.

Đối với trạm truyền thống mặt sàn cao hơn hành lang bên ngoài 2~3 cm. Trong trường hợp không thể, phải xây thêm gờ chống tràn nước mưa cao 2~3 cm.

+ Lỗ phi đơ

Lỗ phi đơ cách nền nhà đặt thiết bị khoảng 2,4 -2,5m, kích thước lỗ phi đơ tối thiểu 250*250 mm2, lỗ phi đơ được bố trí gần với cầu cáp phía ngoài phòng máy. Lỗ phi đơ phải được bịt kín phía ngoài. Tấm bịt lỗ phi đơ phải được gắn silicon xung quanh mép đảm bảo chống nước vào phòng máy.

+ Tường:

Đối với trạm truyền thống: tường xây dày 20cm bằng vật liệu truyền thống;

Đối với trạm cải tạo nếu tường cũ dày 10cm và có cả tính năng che mưa nắng thì phải ốp thêm lớp ván tường bằng vật liệu chống thấm nước, chống cháy, cách nhiệt (có thể sử dụng bông thủy tinh hoặc vật liệu tương đương bổ xung thêm khả năng cách nhiệt). Tường phòng máy phải được sơn màu sáng; không thấm nước, không bị hở, nứt..

+ Trần:

Đối với trần bê tông lợp mái tôn che mưa nắng (trạm truyền thống), làm trần giả bằng vật liệu chống cháy, chống thấm, cách nhiệt để cách giữ nhiệt cho phòng máy.

Đối với trạm cải tạo nếu phòng máy đặt tại tầng trên cùng phải đảm bảo có trần bê tông, trên lợp mái tôn và làm trần giả bằng vật liệu chống cháy, chống thấm, cách nhiệt cho phòng máy. Đối với trạm cải tạo đặt tại các tầng giữa, khuyến khích làm trần giả thạch cao cách sàn 2,6m. Trần phải được sơn màu sáng.

+ Sàn:

Sàn phòng máy phải lát sàn gạch men (đối với trạm truyền thống và cải tạo), không được trải thảm.

+ Cửa ra vào:

Cửa ra vào phải có kích thước 0,9 m x 2,1 m

Đối với trạm truyền thống: gồm 2 lớp cửa: lớp ngoài bằng gỗ hoặc sắt, lớp trong bằng nhôm kính hoặc sắt; có gờ cửa cao khoảng 30mm chống nước tràn từ ngoài vào; Có thể làm cửa 1 lớp bằng vật liệu cách nhiệt, nhưng phải đảm bảo chắc chắn. Không sử dụng cửa gỗ 1 lớp cho phòng máy.

Đối với trạm cải tạo có sẵn cửa ra vào bằng gỗ phải làm thêm cửa kính khung kim loại hoặc gia cố thêm vật liệu chống cháy cho mặt trong cửa.

+ Khóa cửa :

Khóa cửa phải sử dụng loại khóa mã số, không rỉ sét. Khóa cửa phải đảm bảo an toàn và dễ sử dụng.

+ Cửa sổ quạt thông gió khẩn cấp:

Các trạm không có máy phát điện dự phòng cố định và là trạm không người trực, phải có hệ thống quạt thông gió khẩn cấp, quạt sử dụng nguồn DC dự phòng chung của trạm.

Hệ thống bao gồm 2 cửa sổ quạt thông gió: 1 cửa sổ quạt hút không khí vào đặt cách sàn khoảng 20 cm, 1 cửa sổ quạt đẩy không khí ra cách trần khoảng 20 cm, và được lắp trên hai tường đối diện nhau để lưu thông không khí.

Quạt phải có cánh che kín khi không hoạt động và có bộ phận che chắn nước mưa và lưới chống côn trùng, gậm nhấm.

Quạt vận hành theo bộ điều khiển chuyển đổi tự động và giám sát nhiệt độ phòng máy. Ngoài ra cần có thêm bộ phận điều khiển quạt thông gió cưỡng bức bằng tay.

4.7.5 Phòng máy phát điện

Đối với trạm có trang bị máy phát điện dự phòng cố định phải có phòng đặt máy nổ riêng, diện tích tùy thuộc vào từng loại công suất máy nổ, có cửa sổ thoát khí và được bảo vệ chắc chắn, an toàn, chống cháy nổ.

Vị trí đặt máy phát điện phải có độ cao ít nhất 1 m so với cốt tự nhiên và phải cao ít nhất 1 m so với mức ngập, lũ lịch sử.

Phòng máy phát điện xây mới phải có tường bao kiên cố.

Diện tích phòng máy phát điện tại trạm nút truyền dẫn: 2,8 m x 2,8 m, các loại trạm còn lại: 2,5m x 2,8m.

Cửa phòng máy phát điện bằng thép, cánh mở ra ngoài kích thước cửa tối thiểu 1,4m x 2,1m đối với trạm nút truyền dẫn và 1m x 2,1m đối với các loại trạm còn lại; có cửa thông gió diện tích nhỏ nhất 0,72 m2 ở gần sát trần và quạt thông gió công suất trên 1000m3/h, các cửa thông gió, quạt phải có lưới chống chuột bọ; Tường không bả matit, sơn vôi, nền xi măng cát vàng. Phải có biện pháp chống rung, chống ồn. Phòng máy phát điện để ở tầng 1 thì phải có thiết kế thuận tiện cho các biện pháp di chuyển máy phát điện khi cần thiết. Tải trọng sàn đảm bảo cho việc lắp đặt máy phát điện ở trạng thái không làm việc và đang làm việc.

Nhà trạm cải tạo: sử dụng các kết cấu có sẵn để che chắn máy phát điện và thiết kế bổ sung khung sắt bảo vệ, đảm bảo các biện pháp chống rung, ồn cho máy phát điện. Máy phát điện loại dùng ngoài trời phải lắp đặt mái che mưa nắng cho máy phát điện và người vận hành.

Máy phát điện loại dùng ngoài trời phải đặt trong phạm vi hàng rào bảo vệ của trạm hoặc có hàng rào bảo vệ riêng.

4.7.6 Phòng acqui

Phòng acqui có thể tách riêng, nhưng vị trí tới phòng máy BTS không xa quá 30m và phải có biện pháp đảm bảo nhiệt độ phòng theo điều kiện của nhà sản xuất. Đối với loại acqui nước cần có hệ thống thông khí phù hợp.

Vị trí đặt acqui phải có độ cao ít nhất 1 m so với cốt tự nhiên và phải cao ít nhất 1 m so với mức ngập, lũ lịch sử.

Diện tích từ 4-8 m2: tùy theo loại, cấu hình lắp đặt ắc quy . Phải có tải trọng sàn phù hợp với loại và cấu hình lắp đặt ắc quy.

Có thể đặt tại tầng1, nhưng phải thiết kế thuận tiện cho việc di rời ắc quy khi cần thiết. Có kiến trúc như phòng thiết bị;

Có quạt thông gió và lưới chống chuột, bọ hoặc điều hòa nhiệt độ tùy theo yêu cầu của loại acquy cụ thể.

4.7.7 Trạm BTS Shelter

Diện tích phòng trạm đảm bảo yêu cầu lắp đặt các thiết bị BTS, nguồn cung cấp, thiết bị hỗ trợ như đã qui định trong mục diện tích phòng máy.

Vỏ trạm chế tạo sẵn có chất lượng tương đương hoặc cao hơn yêu cầu sau:

- Chiều cao trần tối thiểu 2,6m, có cửa ra vào 0,9 x 2,0m có khóa mã số chắc chắn, chống thấm nước mưa.

- Khung sàn, tường bằng thép chữ C mạ kẽm.

- Mặt lót sàn được làm bằng tấm bê tông nhẹ, hoàn thiện bằng tấm Vinyl chống

tĩnh điện chống cháy hoặc các vật liệu tương đương

- Tường, trần, chống nóng sàn làm bằng tấm cách nhiệt chống cháy EPS

(polystyrene) hoặc PU (Polyurethan): chiều dày tấm cách nhiệt 5cm, 2 mặt phủ tấm thép dầy 0,5mm mạ kẽm, sơn tĩnh tiện hoặc tấm thép colorbond.

- Mái che mưa làm bằng lớp tôn màu lượn sóng, độ dầy lớp tôn ≥ 0,46 mm. Phải

có biện pháp chống nước mưa ngấm vào trạm, chống rỉ chân trạm, chân vách tường.

- Trong trường hợp trạm lắp trên mặt đất thì chân của Shelter phải bằng thép chữ

I cao 1-2m. Phải có thang đủ rộng, bậc từ cốt đất nền đến cao độ sàn tại cửa ra vào.

- Trong trường hợp trạm lắp trên nóc nhà thì chân của Shelter phải bằng thép chữ

I cao ít nhất 0,3m. Phải có kết cấu để bắt chặt vỏ trạm với nóc nhà, thanh bê tông;

- Không lắp đặt máng thoát nước mưa khi không có yêu cầu.

- Tải trọng mái không kể phần mái tôn: 300 kg/m2.

- Lỗ nhập phi đơ, nhập cáp điện, cáp tín hiệu có chống ngấm nước thoát nhiệt lắp

đặt theo yêu cầu chung của trạm BTS;

- Phải có gờ cửa chống nước tràn.

- Phải có 02 cửa sổ lắp quạt thông gió khẩn cấp (kích thước 25x25 cm).

- Trang bị đồng bộ các phần sau cùng Shelter: Phần điện nội thất trong vỏ trạm,

hệ thống bảo vệ cảnh báo ngoài, điều hòa không khí và quạt thông gió khẩn cấp, bộ chuyển đổi tự động và giám sát điều hòa; Bảng đồng tiếp đất chính và bảng đồng tiếp đất phía ngoài vỏ trạm dưới lỗ nhập phi đơ, Bộ vào cáp có thể tương thích với các loại cáp đồng trục 7/8” và 1/2”,

- Có lưới chống côn trùng, gậm nhấm, thấm nước mưa,

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ LỖI TRẠM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRẠM BTS THƯỜNG GẶP

5.1 MỘT SỐ LỖI TRẠM BTS

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 90 - 97)