CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHỐI TRONG THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 64 - 70)

THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN 3.2.1 Thiết bị vi ba

Cấu trúc các thành phần

Cấu trúc các thiết bị truyền dẫn vi ba thông thường bao gồm các khối chức năng chính :

 Khối thu phát vô tuyến (RAU),

 Khối ghép nối anten,

 Anten, phi đơ,

 Khối băng tần gốc, ghép nối chuyển mạch kênh (SMU),

 Khối giao diện truyền dẫn (modem MMU),

 Khối điều khiển giám sát.

Các khối chức năng này được tích hợp vào hai khối ODU treo trên cột cao anten và khối IDU đặt trong phòng máy. Khối ODU bao gồm các khối thu phát, ghép nối anten và anten phát xạ rời hoặc tích hợp. Khối IDU bao gồm các khối chức năng quản lý cấu hình dung lượng, xử lý tín hiệu băng tần gốc, kết nối giao diện truyền dẫn. Ngoài ra tại khối này còn có khối chức năng điều khiển giám sát, cảnh báo, kênh nghiệp vụ, xử lý đấu chéo….

Thiết bị vi ba được lắp đặt riêng tại trạm BTS (hoặc trạm viễn thông dùng chung) kết nối với thiết bị BTS thông qua cáp luồng E1 hoặc cáp mạng.

Một số thiết bị vi ba PDH và SDH thường dùng cho mạng truyền dẫn thông tin di động BTS:

Bảng 3. 1 Một số thiết bị vi ba PDH và SDH

STT Tên thiết bị Tốc độ

truyền dẫn Tuyến đang sử dụng

Tần số sóng mang 1 PASOLINK PDH (Nec)

1~16*2Mbit/s Các tuyến truyền dẫn

BTS, thuê kênh 7, 13, 15, 18 GHz 2 MINILINK (Erission) 1~16*2Mbit/s Các tuyến truyền dẫn BTS, thuê kênh 7, 13, 15, 18 GHz 3 PASOLINK SDH (Nec) 2*STM1 128Mbit/s 15, 18 GHz

Cấu tạo thiết bị viba MINI LINK E

Thiết bị đầu cuối MINI-LINK E gồm 2 phần chính :

 Phần ngoài trời, độc lập hoàn toàn về dung lượng lưu lượng và hỗ trợ được cho

một số dải tần khác nhau. Phần này chứa một module ăngten, khối vô tuyến (RAU) và các phần cứng lắp đặt phụ trợ. Module ăn-ten và khối vô tuyến có thể được tích hợp hoặc lắp đặt rời. Với cấu hình bảo vệ (1+1), hai khối vô tuyến và một hoặc 2 ăn-ten sẽ được sử dụng. Phần ngoài trời này được nối với phần trong nhà bằng 1 dây cáp đồng trục.

 Phần trong nhà, module truy nhập, hoàn toàn độc lập về băng tần và hỗ trợ các

phiên bản khác nhau về dung lượng và cấu hình hệ thống. Nó bao gồm một Khối Modem (MMU) và Khối Ghép kênh Chuyển mạch (SMU) tuỳ chọn. Với cấu hình dự phòng, 2 khối modem và một khối ghép kênh chuyển mạch được sử dụng. Một khối truy nhập dịch vụ (SAU) tuỳ chọn được dùng chung giữa 2 máy đầu cuối. Có thể sử dụng thêm một khối đấu chéo MINI-LINK (MXU) cho cấu hình dự phòng ring. Tất cả các khối trong nhà được đặt trong một tủ máy truy nhập chung (AMM-Access Module Magazine). Hệ thống giám sát và điều khiển được tích hợp sẽ theo dõi liên tục chất lượng truyền dẫn và các tình trạng cảnh báo.

Hình 3. 1 Sơ đồ kết nối thiết bị viba MINI-LINK E A: Khối ngoài trời

B: Khối trong nhà C: Cáp radio

1) Phần ngoài trời (ODU)

Phần ngoài trời có cấu trúc tùy thuộc vào lựa chọn cấu hình trạm: - Cấu hình đầu cuối 1+0, gồm một khối vô tuyến và một ăn-ten.

- Cấu hình 1+1 yêu cầu 2 khối vô tuyến và 2 ăn-ten. Thay vì sử dụng 2 ăn-ten, có thể sử dụng một ăn-ten và một bộ chia tín hiệu.

Khối vô tuyến

Có 2 phiên bản khối vô tuyến: RAU1 và RAU2 có chung chức năng, nhưng khác nhau về thiết kế cơ khí và công nghệ vi ba. RAU2 có độ tích hợp các mạch vi ba cao hơn.

MINI-LINK E RAU1 và RAU2 là các khối vi ba có các bộ thu phát tín hiệu tần số vô tuyến (RF). Các tín hiệu lưu lượng từ các khối trong nhà được xử lý và chuyển đổi sang tần số phát và được truyền qua chặng vi ba.

Có các kết nối để đồng chỉnh ăn-ten, cáp vô tuyến và tiếp đất.

Hình 3. 2 MINI-LINK E RAU1 và RAU2

Khối vô tuyến có thể lắp rời và kết nối qua một ống dẫn sóng dẻo đến bất kỳ ăngten nào với giao diện ống dẫn sóng chuẩn 154 IEC-UBR.

Khối ăn-ten

Một số kiểu an ten tùy chọn dùng cho cho thiết bị viba này

 RAU1 có ăngten compact 0,3 mét

 RAU1 có ăngten compact 0,6 mét

 RAU1 có ăngten compact 0,6 mét tần số 7/8GHz

 RAU2 có ăngten compact 0,2 mét

 RAU2 có ăngten compact 0,3 mét

 RAU2 có ăngten compact 0,6 mét

Hình 3. 3 RAU1 và RAU2 với các ăn-ten khác nhau.

Khi lắp đặt rời, tất cả các ăngten sử dụng được với cả RAU1 và RAU2 qua ống dẫn sóng mềm. Có thể chuyển đổi phân cực anten giữa dọc và ngang.

Khối ăngten được gắn chặt với giá đỡ và không cần phải tháo ra trong quá trình bảo trì sau khi đồng chỉnh.

Góc nâng có thể chỉnh 13o với ăngten 0,2m và 15o với ăngten 0,3 và 0,6 m. Góc phương vị có thể điều chỉnh  65o với ăngten 0,2m và 40o cho ăngten 0,3 và 0,6 m.

2) Phần trong nhà (IDU)

Hộp module truy nhập (AMM Access Module Magazine)

Hộp này được thiết kế để lắp vào 1 rack 19” hoặc tủ máy nằm ngang. Có 3 loại độ cao: 1U, 2U và 4U tương ứng dành cho 1, 3, 4 và 7 thiết bị theo danh sách dưới đây:

 AMM 1U có thể chứa 1MMU

 AMM 2U-1 có thể chứa 2 MMU + 1 SAU

 AMM 2U-2 có thể chứa 2MMU + 1 SMU

 AMM 4U có thể chứa 4 MMU +2 SMU + 1 SAU

Có thể tuỳ chọn lắp MXU vào bất kỳ khe trống nào trong AMM 2U-3 và AMM 4U.

Hình 3. 4 Các hộp module truy nhập.

 AMM 1U được sử dụng cho một trạm đầu cuối đơn có cấu hình 1+0.

 AMM 2U được dùng cho đơn hoặc đôi trạm đầu cuối

 AMM 4U được sử dụng cho các trạm có nhiều đầu cuối hợp thành

Các AMM cũng có thể được lắp đặt ngang hoặc dọc trên tường sử dụng các thanh xà.

Trong các tủ máy với hệ thống làm mát, các khối được làm mát bằng luồng không khí thổi giữa chúng.

Tất cả các khối được lắp vào hộp từ phía trước.

Tất cả các đèn chỉ thị, điều khiển và các giao diện đấu nối ngoài đều ở mặt trước của các khối.

Các dây cáp được đi từ bên tay trái sang bên tay phải nhìn từ phía trước.

Các hộp có một tấm chắn ở phía trước để bảo vệ các dây cáp, các đầu nối và các hệ thống điều khiển.

Có thể theo dõi các đèn chỉ thị qua tấm chắn này.

Các khối đầu cắm bên trong

Hình 3. 5 Khối đầu cắm bên trong của hộp 2U-3.

 Khối truy cập dịch vụ (SAU)

 Khối Modem (MMU)

 Khối ghép kênh chuyển mạch (SMU)

Khối Modem (Modem Unit - MMU)

Khối MMU là giao diện trong nhà đến khối radio và chứa các bộ điều chế và giải điều chế. Mỗi khối vô tuyến cần một khối MMU. MMU có 4 phiên bản:

 MMU 2x2 cho tốc độ 2x2 Mbit/s

 MMU 4x2/8 cho tốc độ 4x2 hoặc 8Mbit/s (bao gồm một MUX 2/8)

 MMU 2x8 cho tốc độ 2x8 Mbit/s (hoặc 8x2Mbit/s (với SMU))

 MMU 34+2 cho tốc độ 34+2 Mbit/s (hoặc 17x2 Mbit/s (với SMU))

Khối Chuyển mạch/ Ghép kênh (SMU)

Khối SMU sử dụng với cấu hình dự phòng 1+1 để chuyển mạch và/hoặc ghép kênh/tách kênh các luồng 2Mbit/s. SMU có 3 phiên bản:

 SMU Sw - Cho đầu cuối cấu hình 1+1

Dung lượng: 2x2, 4x2/8, 8x2 hoặc 34+2 Mbit/s

 SMU 8x2 - Cho cấu hình đầu cuối 1+0 hoặc 1+1

Dung lượng: 8x2 Mbit/s

 SMU 16x2 - Cho 2 cấu hình đầu cuối 1+0.

Dung lượng: Một cấu hình đầu cuối 1+0 với 17x2 Mbit/s và một cấu hình đầu cuối 1+0 với 2x2, 4x2/8, 8x2 hoặc 34 +2 Mbit/s.

- Cho 2 cấu hình đầu cuối 1+0 : Dung lượng: 8x2 Mbit/s - Cho một cấu hình đầu cuối 1+1: 17x2, 4x8+2 Mbit/s

Khối truy nhập dịch vụ (Service Access Unit- SAU)

Khối SAU hỗ trợ các tính năng mở rộng như kênh dịch vụ, giao diện vào/ra cho người sử dụng và các cổng Kênh Cảnh báo ngoài (External Alarm Channel - EAC). Có 3 phiên bản:

Basic: Với 2 cổng kênh cảnh báo ngoài, 8 giao diện vào và 4 giao diện

vào/ra.

Exp 1: Với chức năng của cấu hình Basic cộng thêm 2 kênh dịch vụ số cho

mỗi terminal radio và Kênh cảnh báo từ xa (Remote Alarm Channel).

Exp 2: Với chức năng của cấu hình Basic, thêm một kênh dịch vụ tương tự,

một kênh dịch vụ số cho mỗi máy đầu cuối vô tuyến và Kênh Cảnh báo từ xa (RAC).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 64 - 70)