Một số thiết bị truyền dẫn khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 70 - 74)

Thiết bị VSAT

Thiết bị VSAT được lắp đặt riêng tại trạm BTS (hoặc trạm viễn thông dùng chung) kết nối với thiết bị BTS thông qua cáp luồng E1 hoặc cáp mạng.

Hình 3. 6 Thiết bị VSAT sử dụng trong thông tin di động

Thiết bị cáp quang

Cáp quang được lắp đặt từ trung tâm truyền dẫn tới BTS, qua thiết bị modem tại trạm và đưa vào thiết bị BTS trên giao diện cáp luồng (TDM E1, ATM E1) hoặc cáp mạng (FE)

Sử dụng modem quang, hoặc các switch có cổng quang để kết nối BTS với BSC trực tiếp hoặc thông qua nút trung tâm truyền dẫn khu vực.

Trong trường hợp thiết bị trạm BTS sử dụng giao diện truyền dẫn FE có thể dùng đầu cuối là switch có cổng quang 100/1000.

Trong trường hợp thiết bị trạm BTS sử dụng giao diện truyền dẫn luồng E1 có thể dùng đầu cuối là modem quang.

Các modem quang có thể cung cấp truyền dữ diệu tốc độ 1E1, 2E1, 4E1, 8E1 hay 16 E1 qua cáp quang với khoảng cách lên đến 70 km. Một số loại modem quang cũng có thể cung cấp ngoài các giao diện truyền thống như V.35, V.36, RS 232, X21 còn có các giao diện như E1 (G.703), Ethernet 10/100 BaseT với các chức năng cầu nối (bridge) hoặc định tuyến (routing).

Thiết bị cáp luồng

Cáp luồng E1 (TDM , ATM) được lắp đặt trực tiếp từ trung tâm truyền dẫn tới thiết bị BTS

Hình 3. 8 Sơ đồ kết nối giữa BTS và BSC

Thiết bị mạng MAN E

Khi sử dụng mạng MAN E, thiết bị truyền dẫn trong trạm BTS có thể là cáp luồng TDM, ATM, cáp quang/ cáp Ethernet đấu vào khối BBU trực tiếp hoặc thông qua modem quang và các thiết bị mạng như switch, Hub, router.. hoặc viba SDH.

Hiện tại mạng MAN_E của VNPT cung cấp khả năng truyền dẫn tốt phù hợp với hệ thống trạm NodeB yêu cầu băng thông và chất lượng dịch vụ cao. Mạng truyền dẫn MAN_E phù hợp với các thiết bị BTS 3G có trang bị giao diện FE.

Sơ đồ mạng truyền dẫn BTS/ NodeB – BSC/ RNS qua mạng MAN_E có dạng điển hình sau :

CHƯƠNG 4

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Để một BTS/NodeB có thể phát sóng thì cần thiết phải có một hệ thống các thiết bị đi kèm bao gồm cột anten, cầu cáp, nguồn, chống sét, tiếp đất, truyền dẫn, nguồn dự phòng (ắc quy, máy nổ) và một số thiết bị phụ trợ cho phòng máy như điều hòa, chiếu sáng, PCCC,...Chương 5 trình bày cấu trúc, nguyên lý hoạt động và các tham số kỹ thuật đối với các thiết bị phụ trợ và một số quy định về nhà trạm BTS/NodeB.

Nội dung chương bao gồm:

Nguyên lý hoạt động của các khối trong hệ thống nguồn acqui

Hệ thống tiếp địa

Chống sét

Cột anten

Điều hòa, thông gió

Phòng cháy, chữa cháy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 70 - 74)