Nguyên lý hoạt động của các khối trong NodeB Ericsson

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 55 - 58)

Hãng Ericsson có các thiết bị BTS 3G (Node B) với dòng sản phẩm RBS 3000. Dòng sản phẩm này bao gồm các thiết bị indoor và outdoor phục vụ cho các cấu hình trạm macro, mini, micro với cách phân loại theo mã tương tự như các thiết bị BTS 2G.

 Thiết bị Macro Indoor: RBS 3202, 3206, 3216,…

 Thiết bị Macro Outdoor: RBS 3102, 3106, 3116,…

 Thiết bị Micro: RBS 3301, 3302, 3303,..

 Thiết bị Indoor Mini: RBS 3401, 3402, 3412, 3418...

 Thiết bị Outdoor Mini: RBS 3501, 3502,..

Dưới đây sẽ trình bày về thiết bị RBS 3206, là loại Macro Indoor đang triển khai trên mạng lưới. Ericsson cung cấp 3 loại tủ với cấu hình dung lượng và tần số khác nhau:

 RBS 3206F: hỗ trợ 6 khối RU, băng tần sử dụng 2100/900 MHz

 RBS 3206E: hỗ trợ 6 khối RU, băng tần 850/1900/17-2100 MHz

 RBS 3206M: là một dạng rút gọn của tủ RBS 3206F với 3 khối RU,

Hình 2. 21 Cấu trúc vật lý của RBS 3206E/F

Các khối chính của RBS 3206 :

Radio Unit (khối vô tuyến): bao gồm các chức năng chuyển đổi tín hiệu

từ số sang tương tự, điều chế và khuếch đại tín hiệu trên đường phát, đồng thời biến đổi tương tự sang số và lọc tín hiệu thu được. Số lượng khe cắm RU ở RBS 3206M, 3206F, 3206E lần lượt là 3, 6, 9 khe.

Filter Unit (khối lọc): bao gồm bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA), thực

hiện việc tách sóng mang vô tuyến. Đường xuống bao gồm 1 LNA; đường lên bao gồm 2 LNA. Số lượng khối này ở RBS 3206M là 1-3, ở RBS 3206F/E là 1-6.

Digital Subrack and Cassett: bao gồm 2 pool baseband riêng rẽ. Mỗi

baseband pool hỗ trợ lên đến 6 sector-carrier. Các board bên trong bao gồm:

o Khối điều khiển chính (Control Base Unit) : là khối điều khiển

trung tâm của RBS, thực hiện một số chức năng điều khiển và các yêu cầu về kết nối mạng (network connectivity).

o Khối phát (Transmitter board) : có khả năng hỗ trợ HSDPA và

R99 Channel Element (CE).

o Khối thu và truy nhập ngẫu nhiên (Random Access and Receiver)

: bao gồm các phần RX và thực hiện việc kết hợp (combination)

cell để dùng cho chuyển giao mềm (soft handover), giải mã, máy thu RAKE.

o Giao diện vô tuyến (Radio Unit Interface – RUIF): chứa các liên kết point-to-point từ các cáp đến các khối RU. RUIF mang cả tín hiệu cho đường phát và đường thu, các tín hiệu điều khiển số và các tín hiệu định thời.

o Khối kết cuối tổng đài (Exchange Terminal Board – ETB) : gồm

các cổng kết nối mạng. Việc sử dụng ETB là tùy chọn vì CBU cũng có thể hỗ trợ 4 cổng E1/T1. Tủ cũng có thể được trang bị giao diện truyền dẫn tùy chọn: E1/T1/J1, E3/T3/J3, STM-1 và Ethernet.

Khối cấp nguồn (Power Supply Unit): khối cung cấp nguồn biến đổi điện

áp vào là AC hoặc DC sang điện áp hệ thống là -48V DC. PSU giao tiếp với CBU thông qua bus EC.

Khối liên kết nguồn ắC QUY hay DCCU: kết nối giữa nguồn cấp vào AC

hay +24 DC với khối PSU

Khối phân phối nguồn (Power Distribution Unit): sử dụng phân phối

nguồn DC. Khối này gồm các cầu chì cho riêng từng kết nối và khối tụ cấp nguồn hold-over cho các thiết bị số của RBS.

Ngoài các khối chính được nêu ở trên, RBS 3206 còn có các thiết bị tùy chọn khác bên ngoài tủ thiết bị như: hệ thống nguồn và pin dự phòng, bộ điều khiển hệ thống anten (Antenna System Controller), khuyếch đại TMA, điều chỉnh góc điện anten (Remote Electrical Tilt).

Các sản phẩm thuộc dòng RBS 3206 đều hỗ trợ HSPA, dung lượng cho phép UL và DL lớn nhất là 1536 CE.

Trên đây là giới thiệu về các đặc tính, chức năng, thành phần thiết bị Node B Indoor trạm Macro dòng sản phẩm RBS 3206. Về cơ bản, các trạm macro khác có cấu tạo, khối thiết bị tương tự. Các trạm micro và mini có sự tách biệt về thành phần Main Unit và thành phần Remote Radio Unit.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xây dựng và lắp đặt trạm phát sóng BTS (Trang 55 - 58)