ĐỀ TÀI
1.7.1. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, Nguyễn Đức Hinh có công trình “Đánh giá chỉ số nước ối bằng siêu âm của thai bình thường từ 28 tuần tuổi có đối chiếu với lâm sàng
để phát hiện sớm nguy cơ thai già”, Phan Trường Duyệt có nghiên cứu “Giá trị của một số phương pháp thăm dò thai quá ngày sinh”, nhưng có ít công trình nghiên cứu tình trạng thiểu ối ở thai đủ tháng (từ 37 tuần trở đi) ở phụ
nữ Việt Nam [11], [15].
Có rất nhiều đề tài về nước ối trong thai kỳ được các tác giả nghiên cứu. Có thể khác nhau về cách chọn mẫu, số lượng mẫu, địa điểm thời gian
nhưng kết quả của các nghiên đã có ý nghĩa giúp ích cho quá trình nghiên cứu
và điều trị rất lớn. Năm 2003 Nguyễn Đức Hinh có luận án tiến sỹ y khoa:
“Đánh giá chỉ số nước ối bằng siêu âm của thai bình thường từ 28 tuần tuổi có đối chiếu lâm sàng để phát hiện sớm nguy cơ thai già tháng”. Kết quả của đề tài có nhiều tương đồng với các tác giả khác trên thế giới. Tuổi thai từ 28 tuần
có liên quan tuyến tính với CSNO theo hàm số: y = -0,28x + 22,19, với r = -0,42 (trong đó y là CSNO tính bằng cm, x là tuổi thai tính bằng tuần) [15].
Tại Huế, Nguyễn Thị Ngọc Lê (2008) có đề tài “Nghiên cứu chỉ số nước ối trong thai đủ tháng bằng siêu âm và mối liên quan với tình trạng thai - trẻ sơ sinh”. Đề tài nghiên cứu tuổi thai từ 38 đến 42 tuần có kết luận tuổi thai này và CSNO có mối tương quan nghịch rất chặt chẽ theo hàm số y = -8,33x + 437,42, với hệ số tương quan r = -0,99 (trong đó y là CSNO tính bằng mm,
x là tuổi thai tính bằng tuần) [21].
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài về bất thường về thể tích nước ối liên quan đến tuổi thai và tình trạng thai-trẻ sơ sinh của các tác giả. Như Thân Trọng Thạch với nghiên cứu “Kết cục thai kỳ trong những trường hợp siêu chỉ số ối 6-7cm ở tuổi thai trên 34 tuần”, tiến hành tiến cứu, siêu âm nhiều lần 360 sản phụ, cho kết quả có 18,4% diễn tiến thành thiểu ối, 40,8% diễn tiến ối bình thường, 40,8% vẫn là ối giới hạn [22]. Tác giả Phan Thị Hằng có đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân gây thiểu ối, cạn ối trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ”. Có kết luận triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, chủ yếu là các triệu chứng của các yếu tố liên quan đến thiểu ối; nguyên nhân thiểu ối liên quan bệnh lý mẹ chiếm 18,7%, dị tật bẩm sinh thai là 2,9%, thai quá ngày sinh là 7,9%, thai chậm phát triển trong tử cung là 6,5%, vỡ ối, rỉ ối là 32,3%, không có yếu tố liên quan đến nguyên nhân là 36% [14].
1.7.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Rolo (Brazil), nghiên cứu đặc điểm nước ối trong quý đầu thai nghén cho thấy thể tích trung bình nước ối lúc thai 7 tuần, 6 ngày là 3,97cm3, lúc 10 tuần 6 ngày là 23,33cm3, sự thay đổi thể tích nước ối tăng dần và tương quan thuận với tuổi thai, chiều dài đầu mông của thai [56]. Stigter (2002), tại
Hà Lan, nghiên cứu 109 sản phụ có tuổi thai từ 37 đến 42 tuần, kết luận có sự liên quan giữa CSNO và thời gian chuyển dạ tự nhiên. CSNO = 0,052 x (số ngày tới
khi sinh)2 - 1,15 x (số ngày tới khi sinh)2 + 8,50 [61]. Khadilkar và cộng sự (2003) nghiên cứu 517 sản phụ tuổi thai từ 16 đến 44 tuần tại Ấn Độ cho thấy
sự thay đổi CSNO trong tuổi thai này theo phương trình: y = -0,2323x2 + 12,136x - 5,7494, R2 = 0,1521. Từ tuần 27 thể tích nước ối bắt đầu giảm cho tới tuổi thai gần đủ. Sự tương quan giữa CSNO và tuổi thai được thể hiện trong biểu đồ sau:
Hình 1.2. Tương quan chỉ số nước ối trung bình và tuổi thai
(theo Khadilkar) [41]
Biang (2008), tại Iran, nghiên cứu trên 489 sản phụ có tuổi thai từ 20 đến
42 tuần, kết luận rằng CSNO đạt đỉnh điểm vào tuổi thai 27 tuần và giảm dần
từ tuổi thai 28 đến 42 tuần. Mối tương qua giữa CSNO và tuổi thai được minh họa theo biểu đồ sau:
Hình 1.3. Tương quan giữa chỉ số nước ối trung bình và tuổi thai
(theo Biang) [31]
Adeyekun (2013), tại Nigeria cũng có kết luận rằng CSNO tương quan với tuổi thai và đạt đỉnh ở tuổi thai 25 đến 30 tuần và sau đó giảm dần [26]. ĩlker và cộng sự nghiờn cứu với mẫu là 700 sản phụ tại Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy có sự tương quan nghịch giữa CSNO và tỷ lệ sinh mổ, tuổi thai, bất thường về nhịp tim thai, xuất hiện nước ối trong phân su, thai suy và thai quá ngày sinh [62]. Có một số nghiên cứu cho thai phụ uống nước nhằm cải thiện tỡnh trạng thiểu ối, nhưng ĩlker và cộng sự khụng nhận thấy kết quả liờn quan nào giữa cải thiện CSNO sau khi cho các thai phụ uống nước [63]. Nghiên cứu tại Hàn Quốc trên 150 sản phụ Lee và cộng sự cho thấy có sự tương quan thuận giữa nước tiểu thai nhi và CSNO ở nhóm không có bất thường thai [44]. Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu liên quan đến sinh lý nước ối, đặc điểm nước ối, thể tích nước ối… và các mối liên quan giữa CSNO với các yếu
tố khác như: tuổi thai, đặc điểm bánh rau, tình trạng thai - trẻ sơ sinh…