Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh thông qua dạy học bài tập nội dung sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học môn khoa học tự nhiên lớp 7 luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học (Trang 29 - 34)

tìm hiếu tự nhiên

1.4.1. Phương pháp dạy học theo nhóm

1.4.1.1. Khái niệm

Dạy học theo nhóm là cách dạy học trong đó học sinh trong lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mồi nhóm tự lực

hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc.

Ket quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

1.4.1.2. Đặc điểm

- Phát triển năng lực cộng tác làm việc: số lượng học sinh trong một nhóm thường khoảng 4-6 học sinh. Nhiệm vụ cùa các nhóm có thể giống

nhau hoặc khác nhau. Trong mồi nhóm học sinh được làm việc theo sở

trường, được luyện tập những kỳ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng

đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung.

- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh:

Trong học nhóm, học sinh phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi

sự tham gia tich cực của các thành viên, trách nhiệm vì nhiệm vụ và kết quả

làm việc của mình. Dạy học nhóm hỗ trợ tư duy, tình cảm và hành động độc

lập, sáng tạo của học sinh.

- Phát triển năng lực giao tiếp: Thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp

nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình

trong nhóm.

- Tăng cường sự tự tin cho học sinh: Vì học sinh được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm.

Mặt khác, thông qua giao tiếp sẽ giúp khắc phục sự thô bạo, cục cằn.

- Phát triển năng lực phương pháp: Thông qua quá trình tự lực làm việc

và làm việc nhóm giúp học sinh rèn luyện, phát triển phương pháp làm viêc.

- Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá: Lựa chọn nhóm

19

theo hứng thú chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hởi như nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công công việc như nhau hoặc khác nhau, nam học sinh và nữ học sinh làm bài cùng nhau hay riêng rẽ.

- Tăng cường kết quă học tập: Những nghiên cứu so sánh kết quà học tập của học sinh cho thấy rằng, những trường học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt là những trường có áp dụng và tố chức tốt hình thức dạy học nhóm.

- Phát triền năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động học tập nhóm học sinh học được cách phân công trách nhiệm, thuyết phục, thỏa hiệp, cùng ra

quyết định khi hợp tác.

1.4.1.3. Cách tiến hành

- Giai đoạn 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau:

+ Giới thiệu chủ đề chung của giờ học.

+ Xác định nhiệm vụ của các nhóm.

+ Thành lập các nhóm làm việc.

Giai đoạn 2: Làm việc nhóm Giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong

đó có những hoạt động chính là:

+ Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm, sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.

+ Lập kế hoạch làm việc, phân công công việc trong nhóm.

+ Thỏa thuận quy tắc làm việc nhóm, mỗi thành viên đều có nhiệm vụ của mình, ghi lại kết quả làm việc và biết lắng nghe người khác.

+ Tiến hành giải quyết nhiệm vụ.

+ Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp, phân công nhiệm vụ trình bày nhóm, tiến trình bài trình bày nhóm.

- Giai đoạn 3: Trình bày và đánh giá kết quả + Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp.

20

+ Kêt quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra kêt luận cho việc học tập tiếp theo.

1.4.2. Phương pháp dạy học khám phá

1.4.2.1. Khái niệm

Dạy học khám phá là phương pháp dạy học trong đó người học có cơ hội được trải nghiệm thông qua các hoạt động, thu thập thông tin, tìm kiếm bằng chứng, xây dựng các kể hoạch hành động nhằm kiểm chứng các giả thuyết ban đầu dưới sự định hướng cùa giáo viên từ đó tìm ra kết luận mang

tính khoa học.

1.4.2.2. Đặc điêm

- HS được thu hút bới các câu hởi định hướng khoa học.

- HS tiến hành tìm kiếm, thu thập các bằng chứng và sử dụng chúng

để xây dựng và đánh giá các cách giải thích cho câu hỏi định hướng khoa học đã được đặt ra ban đầu.

- HS công bố kết quà, kiểm chứng và đánh giá cách giải thích cùa họ bằng cách đối chiếu nó với cách giải thích của bạn bè và với các kiến thức khoa học.

Dạy học khám phá không phải là một chuồi các hoạt động theo quy trình cứng nhắc mà có thể được thay đổi và sừ dụng linh hoạt phụ thuộc vào

mức độ nhận thức của HS và năng lực của HS.

1.4.2.3. Cách tiến hành

- Bước 1: Hình thành ý tưởng nghiên cứu, thiết lập câu hỏi

Ý tưởng nghiên cứu thường xuất phát từ những quan sát, những vấn

đề gắn liền với thực tiễn cần giải quyết, phân tích vấn đề đã có nhằm phát

hiện những khoảng trống tri thức cần bổ sung hoặc những mâu thuẫn cần

z . A _ r 9 _ A

giải quyêt, sau đó dựa vào những kiên thức đã Diet đê tim ra môi liên hệ giữa các vấn đề.

- Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu

HS phải xác định nội dung, lên kế hoạch nghiên cứu. Để định hướng cho việc lập kế hoạch nghiên cứu của HS, GV có thế đưa ra câu hỏi như: Nội dung nghiên cứu là gì? Sử dụng phương pháp, phương tiện và công cụ

21

nào để nghiên cứu? Thời gian thực hiện mồi nội dung như thế nào? Thứ tự thực hiện? Khi nào hoàn thành? Sử dụng nguồn tài liệu tham khảo nào? ...

HS thào luận trong nhóm để trả lời câu hỏi và dựa vào đó để xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

- Bước 3: Thực hiện nghiên cứu Tiến hành thu thập dữ liệu, bằng chứng hoặc tiến hành thiết kế mô hình, thử nghiệm. Đồng thời phải xừ lý được các dữ liệu nghiên cún thu được, đưa ra những giải thích từ các tài liệu thu thập được, đối chiếu, điều

chình để chứng minh lập luận sơ bộ ban đầu và đưa ra kết luận.

- Bước 4: Báo cáo kết quả

HS trình bày toàn bộ hoạt động, kết quả thu được trong quá trình thực hiện thành một bản báo cáo hoàn chỉnh. Bằng cách lập dàn ý -> sắp xếp dữ liệu thu được và sử dụng ngôn ngữ, văn phong khoa học để viết thành bản báo cáo -> Thuyết trình bài báo cáo -> Trao đổi, thảo luận -> GV tồng kết, rút kinh nghiệm.

- Bước 5: Đánh giá

GV cần xây dựng những tiêu chí có giá trị đề đánh giá quá trình học

tập của HS.

1.4.3. Phương pháp dạy học dự án

1.4.3.1. Khái niệm

Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, cỏ sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm

vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án,

kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

1.4.3.2. Đặc điếm

Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phương pháp dạy học này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng học sinh , định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của DHDA như sau:

22

- Định hướng thực tiên.

- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội.

- Định hướng hứng thú người học.

- Tính phức hợp.

- Định hướng hành động.

- Tính tự lực cao của người học.

- Cộng tác làm việc.

- Định hướng sản phẩm.

ỉ.4.3.3. Cách tiến hành

- Bước 1: Xác định chủ đề Xuất phát từ nội dung trong chương trình và yêu cầu cần đạt để GV sơ lược xác định chủ đề học tập có thể có. Tuy nhiên, SGK hiện hành ít thiết

kế những nội dung khuyến khích HS giải quyết vấn đề, do đó GV càn chủ động tìm hiểu các vấn đề thực tiễn liên quan đến tri thức của môn học và hấp dần đối với HS để xây dựng.

Khi đặt tên cho chủ đề của một dự án nên bắt đầu bằng một động từ hành động, ví dụ: Xác định, Tìm hiểu, Đánh giá ... thường gói gọn trong một câu và có nghĩa tường minh.

- Bước 2: Thiết lập sơ đồ cấu trúc nội dung Khi dạy DHDA GV nên thiết lập sơ đồ cấu trúc nội dung hay bản đồ khái niệm, bản đồ khái niệm sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau và biểu diễn bằng hình ảnh sự kết nối các khái niệm. GV dễ nhận diện từng lớp nội dung.

Thông qua bản đồ khái niệm GV sẽ lường trước được những vấn đề

có thế xảy ra và tập trung vào những vấn đề thuộc phạm vi chủ đề học tập.

- Bước 3: Dự kiến nguồn tài liệu Nguồn tài liệu là địa chỉ để cung cấp tri thức đáng tin cậy cho hoạt động học tập. Nguồn tài liệu có thể là:

+ Tài liệu trực tuyến trên Website + Sách tham khảo, tạp chí, bài báo...

23

GV cần giới thiệu tài liệu cụ thể, biết rõ nguồn và định hướng kịp thời

đế người học rút kinh nghiệm cho hoạt động học tập của mình nhưng cũng cần có thời gian để HS tìm hiểu và gặp trở ngại trong hoạt động trải nghiệm, khám phá tri thức.

- Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi là tập họp nhiều câu hỏi để định hướng hoạt động học tập của HS thông qua cách đặt vấn đề kích thích tư duy. Bộ câu hỏi chia thành 3 nhóm câu hỏi:

+ Câu hởi khái quát: gợi mở, phạm vi rộng, kích thích sự khám phá, hướng đến những khái niệm lớn và lâu dài, có tính chất liên môn.

+ Câu hởi bài học: liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài học cụ thể

Một phần của tài liệu phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh thông qua dạy học bài tập nội dung sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học môn khoa học tự nhiên lớp 7 luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)