CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI TẬP NỘI DUNG
2.2. Nguyên tắc tuyển chọn và quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS
2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn hệ thong bài tập nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS• •
Đe tuyển chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự
nhiên cho học sinh THCS, cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1. Hệ thống bài tập góp phần thực hiện mục tiêu môn học
Mục tiêu dạy học của môn Khoa học tự nhiên cấp THCS hướng tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học vào các tình huống thực tế. Vì vậy, hệ thống bài tập cần được xây dựng đảm bảo mục tiêu chương trình và
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.
Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính chỉnh xác, khoa học
40
Nội dung bài tập cần phải có kiến thức chính xác về Khoa học tự nhiên, không nên mắc lỗi về mặt diễn đạt, nội dung thiếu logic. Vì vậy, khi xây dựng và sử dụng GV cần nói, viết chính xác và đảm bảo khoa học về
ngôn ngữ khoa học tự nhiên.
Nguyên tẳc 3. Đảm bảo tỉnh vừa sức, linh hoạt, phù hợp với năng lực của HS
Các bài tập cần được phân chia, sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể đến khái quát, tránh ra các bài tập phức tạp ngay từ những bài học đầu tiên. Với nguyên tắc này, mọi học sinh đều tham gia tranh luận
để giải bài tập. Khi nói lên một ý hay, ý đúng sẽ tạo cho học sinh một niềm
vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy và nỗ lực suy nghĩ.
Nguyên tắc 4. Hệ thống bài tập phải củng cố kiến thức cho HS
Sự nắm vũng kiến thức có thế phân biệt ở ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Khi nắm vững kiến thức khoa học tự nhiên một cách chắc chắn, HS sử dụng để tìm hiểu các vấn đề trong học học tập, đời sống và tự
nhiên.
Nguyên tẳc 5. Hệ thong bài tập phát huy tinh tích cực nhận thức, năng lực tìm hiêu tự nhiên của HS
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có các bài tập khoa học tự nhiên giúp duy trì sự chú ý và tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập với đa dạng hoạt động và hình thức khác nhau như: làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm hay hoạt động thiết kế sản phẩm môn học, trải nghiệm
bên ngoài nhà trường ...
2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS
Bước 1. Xác định vấn đề thực tiễn đặt ra cần giài quyết liên quan đến nội dung bài học để xây dựng bài tập.
Bước 2. Xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, nội dung học tập để xây dựng bài tập.
Bước 3. Xác định tri thức mà HS đã biết và tri thức mới cần hình thành trong bài tập cần xây dựng.
41
Bước 4. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiên, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh THCS thông qua đó phát triển năng lực tìm hiểu khoa học
tự nhiên cho học sinh THCS; tạo được hứng thú học tập, rèn luyện tác phong khoa học, phẩm chất trung thực, sáng tạo.
Bước 5. Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học của hệ thống bài tập.
2.2.3. Ví dụ minh họa về xây dựng hệ thong bài tập nhằm phát triển năng
lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS • • •
Bài tập minh hoạ số I: Bảng tuần hoàn D.I. Mendeleleev gồm bao nhiêu nguyên tố hóa học? Ông có mục đích gì khi để lại một số ô trống trong bảng tuần hoàn của mình?
Bước 1. Xác định vấn đề thực tiễn đặt ra cần giãi quyết liên quan đến nội dung bài học để xây dựng bài tập.
Trước năm 1869, đã có khá nhiều nguyên tố hóa học được phát hiện, thế nhưng người ta vẫn chưa biết được mối quan hệ giữa chúng. Những năm tiếp theo, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đề xuất cách phân loại đúng đắn. Vì vậy, quy luật thay đổi tính chất của các nguyên tố hóa học vẫn còn là một ẩn số. Do đó, việc bảng tuần hoàn ra đời giúp mọi người dễ dàng sắp xếp, nhận biết và nắm được quy luật cùa các nguyên tố hóa học.
Bước 2. Xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, nội dung học tập để xây dựng bài tập.
Mục tiêu xây dựng bài tập: bài tập này giúp HS được mở rộng thêm kiến thức về phần nguyên tắc xây dựng bàng tuần hoàn thông qua tìm hiểu lịch sử ra đời của bảng tuần hoàn.
Bước 3. Xác định tri thức mà HS đã biết và tri thức mới cần hình thành trong bài tập cần xây dựng.
- Kiến thức đã biết: số lượng nguyên tố hóa học hiện nay là 118, nhà khoa học phát minh bảng tuần hoàn là D.I Mendeleev.
- Kiến thức mới cần hình thành cho HS: nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bước 4. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn, đảm bảo tính vừa sức
42
đối với học sinh THCS thông qua đó phát triển năng lực tìm hiểu khoa học
tụ nhiên cho học sinh THCS.
Tìm hiểu lịch sử ra đời của bảng tuần hoàn từ đó giải thích được vì sao D.I Mendeleev vẫn để lại một số ô trống trong bảng tuần hoàn của mình.
Bước 5. Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học của hệ thống bài tập.
Bài tập minh hoạ sổ 2: Em hãy viết một đoạn thông tin về nguyên tố hóa học cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Bước 1. Xác định vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết liên quan đến nội dung bài học để xây dựng bài tập.
Tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của một số nguyên tố hoá học thông dụng trong đời sống.
Bước 2. Xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, nội dung học tập để xây dựng bài tập.
Mục tiêu xây dựng bài tập: bài tập này giúp HS được mở rộng thêm kiến thức về các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn như tính chất, ứng dụng.
Bước 3. Xác định tri thức mà HS đã biết và tri thức mới cần hình thành trong bài tập cần xây dựng.
- Kiến thức đã biết: nguyên tố oxygen duy trì sự hô hấp của con người
và sinh vật trên Trái Đất.
- Kiến thức mới cần hình thành cho HS: vị trí của nguyên tố oxygen trong bảng tuần hoàn, tính chất và một số ứng dụng khác.
Bước 4. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh THCS thông qua đó phát triển năng lực tìm hiểu khoa học
tự nhiên cho học sinh THCS.
Tìm hiểu thông tin về nguyên tố hóa học cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Bước 5. Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học của hệ thống bài tập.
43