Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường trong dạy học nội dung acid base ph oxide muối môn khoa học tự nhiên 8 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LỶ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG Lực Tự HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC SỬ DỤNG PHÀN MỀM CÔNG NGHỆ THựC TẾ Ảo TĂNG CƯỜNG (AR)

1.3.1. Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học

1.3.1.1. Định nghía tài liệu hướng dẫn tự học

Tùy theo mục đích và yêu cầu sử dụng của tài liệu hướng dẫn TH để đưa ra định nghĩa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra định nghĩa về tài

liệu hướng dẫn TH như sau:

“Tài liệu hướng dẫn TH là tài liệu học tập chứa đựng những thông tin, tri thức đồng thời chứa các nhiệm vụ và hướng dẫn cách thức thực hiện đê người học đọc hiêu và làm theo các yêu cầu trong tài liệu

1.3.1.2. Sử dụng tài liệu hướng dần tự học

Các hình thức hướng dẫn HS TH thường gồm: Đọc tài liệu, SGK; Quan sát hoặc tương tác với phương tiện trực quan; bài tập Khoa học tự

nhiên.

a. Sử dụng tài liệu, sách giáo khoa

- Theo chúng tôi khi xây dựng tài liệu TH có thế sử dụng pp đọc tài liệu hay SGK để HS lĩnh hội những kiến thức mới ở dạng mô tả thông tin hay các sự kiện, các nội dung khái quát hóa hoặc để làm phương tiện để HS

kiểm tra các suy đoán của mình.

b. Sử dụng phương tiện trực quan

Các phương tiện trực quan sử dụng có thể là các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, hoặc cũng có thể sử dụng các video bằng cách đưa ra các đường

dẫn đến các tài liệu trên internet.

c. Sử dụng bài tập khoa học tự nhiên

* Khải niệm bài tập khoa học tự nhiên

Bài tập khoa học tự nhiên (BT KHTN) bao gồm câu hỏi và bài toán liên quan đến nội dung nào đó về kiến thức hóa học mà sau khi làm xong bài tập học sinh nắm được kiến thức, hoàn thiện KT hay KN nhất định. BT KHTN vừa là mục đích vừa là nội dung kiến thức và cũng là PPDH hiệu

14

quả.

* Sử dụng bài tập khoa học tự nhiên trong dạy học

Trong dạy học tích cực có thể sử dụng BT KHTN theo các cách khác nhau: BTHH giúp HS hình thành KT mới, bài tập ôn tập, củng cố KT và bài

tập kiếm tra, đánh giá.

1.3.2. Mô hình dạy học kết họp (Blended learning)

1.3.2.1. Khái niệm “dạy học kết họp ”

Trên thế giới, DH kết hợp (Blended learning, nghĩa của từ “Blend” là

“pha trộn”) là một mô hình DH cũng mới được ra đời. Theo nhiều tác giả,

DH kết hợp được cung cấp bởi sự kết hợp hiệu quả các chế độ phân phối

khác nhau, các mô hình giảng dạy và phong cách học tập được thực hiện trong một MT học tập có ý nghĩa tương tác. Các khóa học kết hợp linh hoạt trong các hoạt động học tập trực tuyến và lóp học giáp mặt với việc sử dụng tài nguyên một cách tối ưu để cải thiện kết quả học tập của HS để giải quyết

các vấn đề liên quan bài học.

ỉ.3.2.2. Mô hình dạy học kết hợp

Hiện nay có nhiều nghiên cứu và đề xuất mô hình DH kết hợp, một trong số mô hình được vận dụng nhiều nhất hiện nay là mô hình Michael

B. Horn và cộng sự.

15

a. Rotation model (mô hình xoay vòng):

Quá trình DH được triển khai dựa trên sự kết hợp giữa DH trên lớp giáp mặt và các nội dung DH ngoài giờ lên lớp trên nền tảng công nghệ. Trong mô hình này, tác giả Michael B. Horn và cộng sự đã thiết kế 4 mô hình khác nhau như: (1) Station Rotation (trạm xoay vòng); (2) Lab Rotation (Xoay vòng trong phòng Lab); (3) Flipped Classroom (mô hình lớp học đảo ngược); (4) Individual Rotation (xoay vòng đặc thù)

b. Flex model (Mô hình linh hoạt);

Mô hình DH kết hợp kiểu linh hoạt và thích nghi mà ở đó GV tạo ra các hoạt động hướng dẫn người học làm việc cộng tác, khai thác các sở thích và khả năng của họ trong học tập xã hội. Ớ đó, GV có thể tổ chức một

khóa học mà HS được linh hoạt vừa có thể học trực tuyến vừa có thể học • • • • • e/ • giáp mặt.

c. Mô hình A La Carte Model(Mô hình tự chọn):

Một khóa học mà HS có thể hoàn toàn trực tuyến để đạt được những

trải nghiệm khác mà HS đang học tại một trường học hoặc trung tâm học tập. GV ghi âm cho khóa học và tích hợp lên hệ thống LMS hoặc DH trực tuyến đồng bộ thông qua những thiết bị và phần mềm hồ trợ. HS có thể

16

tham gia khóa học A La Carte ở trong lớp học giáp mặt của trường học hoặc bên ngoài lớp học. Điều này khác với học tập trực tuyến toàn thời gian bởi

vì nó có một phần HS có thời gian đến lớp giáp mặt. HS tham gia một số khóa học A La Carte và các khóa học khác trực tiếp trên lớp học giáp mặt.

d. Enriched Virtual model (Mô hình ảo chủ đạo):

Là khóa học hoặc môn học trong đó HS tập trung chủ yếu là học trực tuyến hoàn toàn và học trực tuyến thời gian thực, họ đối mặt với GV qua không gian ảo. Họ có thể tự do hoàn thành khóa học còn lại phụ thuộc vào thời gian mà họ lên lớp giáp mặt và trực tuyến. Học trực tuyến là xương sống của họ và họ được gặp GV mỗi ngày trong tuần. Khác với lớp học đảo ngược và khác với trực tuyến toàn phần bởi vì các buổi giáp mặt trực tuyến

nhiều hơn và tùy thuộc lịch trình của họ.

Tóm lại, sử dụng mô hình DH kết hợp đòi hỏi HSphải có NLTH đê có thể TH trực tuyến dưới sự hướng dẫn của GV, HSphải thực hiện các yêu cầu học tập đẻ hình thành và chiếm lĩnh kiến thức qua đó phát triển NLTH. Tiếp theo là giai đoạn học giáp mặt HS sẽ được giải đáp những thắc mắc trong quá trình TH trực tuyến, đồng thời HS được củng cố, khắc sâu và vận dụng

KT khi học trực tiếp trên lóp. Do vậy, chúng tôi cho rằng đây là mô hình DH nhằm hình thành và phát triển tốt NLTH cho HS.

17

1.3.2.3. Mô hình lớp học đảo ngược

Mô hình Lớp học đảo ngược (LHĐN - Flipped-classroom) là một trong những dạng của học tập kết hợp: LHĐN là “đảo ngược” tất cả các hoạt động dạy học so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là “sự thay đối với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu DH và các hoạt động DH khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học”

Mô hình hình LHĐN có thể hiểu là nơi HS có sự tiếp cận đầu tiên với các tài liệu mới bên ngoài lớp học, thường là các bài đọc, video bài giảng; thời gian trên lớp sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề khó hơn thông qua các chiến lược như: giải quyết vấn đề, thào luận hoặc tranh luận. Giờ học trên LHĐN tập trung giải quyết các Vấn đề mà trước đây được coi là bài tập về nhà và dành nhiều thời gian hơn cho việc thảo luận, đào sâu kiến

thức

The

lassroom

OUT CLASS

IN CLASS

18

Lectures are video recorded and watched outside of class

Class primarily consists of

tcachcr-dircctcd lecture

Students mainly Most student practice occurs Class primarily consists of student-centered

listen and take notes

outside of class and individually

Most group work, if any, occurs outside the classroom

instructional practices

Students actively complete practice during class

Students often work with partners or in small groups during class

Ở lớp học cổ điển, HS đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là Low thinking. Sau đó các em

về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu HS không hiểu bài. Với LHĐN, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy, nhiệm vụ của HS là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được GV tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của GV và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi

HS phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “High thinking”. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò (Lớp học đảo ngược, 2017). Mô hình LHĐN tạo ra môi trường học tập linh hoạt và uyển chuyển, người học được rèn luyện các kì năng, tư duy phản biện. So với lớp học truyền thống, sự tham gia của người học với bài giảng được nhiều hơn ở mô hình LHĐN.

19

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường trong dạy học nội dung acid base ph oxide muối môn khoa học tự nhiên 8 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)