Khảo sát tình hình sử dụng hoạt động trò chơi dạy học Toán ở trường

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chủ đề số nguyên cho học sinh lớp 6 thông qua trò chơi luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 37 - 43)

1.5. Thực trạng của việc sử dụng hoạt động trò choi trong dạy học Toán tại trường THCS Thành Công

1.5.2. Khảo sát tình hình sử dụng hoạt động trò chơi dạy học Toán ở trường

Mục đích khảo sát: Nắm được tình hình sử dụng trò chơi trong dạy học

Toán ở trường trung học cơ sở Thành Công từ đó xây dựng hệ thống trò chơi trong dạy học Toán cho phù hợp với đặc điếm của học sinh tại trường trung học cơ sớ nói chung và học sinh trường trung học cơ sở Thành Công nói riêng.

Phương pháp và đổi tượng khảo sát:

- Các phương pháp khảo sát sẽ dùng là sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát (thông qua việc dự giờ các tiết học Toán).

- Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh

Nội dung kháo sát:

- Đối với học sinh: Khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học, mức độ yêu thích, tác dụng mang lại khi đưa trò chơi vào dạy học.

- Đối với giáo viên: Khảo sát mức độ sử dụng, những thuận lợi và khó khăn khi đưa trò chơi vào trong dạy học Toán.

Phụ lục 1: Phiếu điều tra dành cho học sinh Phụ lục 2: Phiếu điều tra dành cho giáo viên

1.5.3. Ket quả khảo sát

1.5.3.1. Ket quả phiếu khảo sát từ học sinh

Thực hiện điều tra thông qua 100 phiếu khảo sát của học sinh:

- về mức độ hứng thú với môn Toán học có 55% học sinh lựa chọn không hứng thú và không muốn học 30% lựa chọn hứng thú và 15% lựa chọn rất hứng thú.

- Có 65% học sinh lựa chọn hiếm khi trong tần số sử dụng trò chơi trong dạy học, 30% lựa chọn bình thường, 5% lựa chọn thường xuyên.

27

- Lựa chọn của học sinh vê mức độ cân thiêt cùa việc sử dụng trò chơi trong dạy học có 42% lựa chọn rất cần thiết, 50% lựa chọn cần thiết, 8% lựa

chọn không cần thiết.

- Lựa chọn của học sinh về hình thức và phương pháp dạy học

Bảng 1.1. Đánh giá của học sinh về hình thức và phương pháp dạy học

Các hình thức và phương pháp Tỉ lệ

Thuyết trình (không đặt câu hởi) 4%

Đàm thoại (đặt câu hỏi để học sinh trà lời) 30%

Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả 65%

Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi 35%

Sử dụng trò chơi trong dạy học 60%

9 \ \

Biêu đô 1.1. Lựa chọn của học sinh vê hình thức và phương pháp dạy học

Lựa chọn của học sinh về hình thức và phương pháp

dạy học

■ Sử dụng trò chơi trong dạy học

- Lựa chọn vê mức độ hứng thú và tích cực khi tham gia trò chơi: 50% học sinh đánh giá ở mức độ bình thường, 38% học sinh đánh giá ở mức độ thích,

7% học sinh đánh giá ở mệt mỏi, chán nản, 5% học sinh lựa chọn không

quan tâm.

28

- Lựa chọn của học sinh về mức độ khó dễ của các trò chơi đã chơi: 50% lựa chọn quá dễ, 45% lựa chọn bình thường và 5% phải nỗ lực tối đa.

- Lựa chọn về kiểu trò chơi yêu thích:

Bảng 1.2. Lựa chọn về kiêu trò chơi yêu thích

Các kiều trò choi Tỉ lệ

Trò chơi phát triển nhận thức 40%

Trò chơi phát triển các giá trị 56%

Trò chơi vận động 43%

Ý kiến khác 15%

Từ kêt quả của các phiêu điêu tra và phỏng vân học sinh cho thây được các

vấn đề sau:

- Một số học sinh chưa yêu thích môn Toán.

- Số ít học sinh tìm được hứng thú và niềm vui trong học tập môn Toán.

- Nhiều học sinh vần quan niệm nặng về việc thi vào lớp 10 trung học phổ thông nên chỉ tập trung vào cách học thụ động.

- Nhiều học sinh cho rằng môn Toán học là khó và ít ứng dụng trong cuộc sống.

- Một số học sinh còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức Toán, không thích các hoạt động đòi hỏi phải hợp tác với các học sinh khác.

- Khả năng tự học của học sinh còn hạn chế. Trong các tiết học vẫn còn tình trạng học sinh mệt mỏi, không tham gia các hoạt động.

1.5.3.2. Ket quả phiếu khảo sát từ giáo viên

Dựa vào 20 phiếu khảo sát dành cho giáo viên kết hợp phỏng vấn cho thấy:

- Tất cả các giáo viên đều đánh giá việc sử dụng trò chơi trong dạy học Toán

là cần thiết đặc biệt đối với học sinh lớp.

- Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học của giáo viên:

29

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học của giáo viên

Mức độ Tỉ lệ

Rất thường xuyên 0%

Thường xuyên 5%

Thỉnh thoảng 60%

Hiếm khi 35%

Không bao giờ 0%

- Đánh giá tác dụng của trò chơi trong dạy học:

Bảng 1.4. Đảnh giả của giáo viên về tác dụng của trò chơi trong dạy học

Các tác dụng của việc tổ chức trò chơi

Tỉ lệ các mức độ (%)

1 2 4 5

Tập trung sự chú ý của học sinh 35 39 26

Hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong

học tập 20 80

Học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn 32 33 35

Hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập

đối với môn học và tạo môi trường thuận trong

học tập

50 50

Rèn luyện kỳ năng tương tác, phối hợp giải quyết

nhiệm vụ học tập giữa học sinh với học sinh 65 35

Nâng cao tương tác giữa giáo viên với học sinh

trong quá trình dạy học 30 55 15

Rèn luyện cho học sinh kỳ năng làm việc nhóm,

kỳ năng ứng xử trong học tập 35 40 25

Rèn luyện trí nhớ của học sinh 30 45 25

Phất triển tư duy sáng tạo, tìm tòi cái mới cùa

học sinh •

35 45 20

30

Từ các phiếu điều tra và phỏng vấn giáo viên, tác giả nhận thấy rằng đa

số các giáo viên tại trường đều đã được tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại. Đa số các giờ học đều được các giáo viên đầu tư về giáo án, phương tiện giảng dạy phù hợp với nội dung bài học. Phần lớn giáo viên chú động xây dựng bài nhằm giúp học sinh có thể chủ động tiếp cận, tìm tòi ra tri thức.

Tuy nhiên còn tùy thuộc vào độ tuồi, kinh nghiệm giăng dạy, khả năng công nghệ thông tin, số lượng và chất lượng học sinh trong mỗi lớp là khác nhau nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn còn gặp khó khăn. Ngoài

ra vẫn còn một số giáo viên giữ thói quen giảng dạy theo cách truyền thống

mà ít sữ dụng các phương tiện dạy học.

1.5.4. Đánh giá kết quả khảo sát

Từ các phiếu điều tra, phản hồi từ học sinh và giáo viên tôi nhận thấy những vấn đề sau đây:

Thuận •lọi:

- Các giáo viên trong tổ đều có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên họ có

9

<> 9

khả năng hiêu được đặc diêm, tâm sinh lý, nhận thức của học sinh đê việc xây dựng và sừ dụng các trò chơi trong dạy học cũng thuận lợi hơn.

- Sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong tố chuyên môn không ngừng diễn ra, thể hiện sự bàn bạc và phối họp chặt chẽ, nơi mà họ liên tục chia sẻ và học hởi từ những kinh nghiệm độc đáo của mồi thành viên. Tổ chuyên môn đồng thời duy trì sự đồng nhất trong các hoạt động chuyên môn của mình. Tổ chuyên môn luôn quan tâm đến việc dạy học tích cực, cũng như đưa ra các biện pháp, kỳ thuật dạy học tích cực cùng nhau thảo luận, thử nghiệm trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Các giáo viên cũng thế hiện sự quan tâm đặc biệt tới việc áp dụng các trò chơi trong quá trình dạy học Toán.

- Qua khảo sát tôi nhận thấy có nhiều học sinh có ý thức tốt, tích cực, tự giác, chú động trong việc lĩnh hội kiến thức và đa số học sinh có hứng thú với

31

các trò chơi trong dạy học Toán. Đây là cơ sở để giáo viên có thể xây dựng, thiết kế các trò chơi trong dạy học nhằm giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập môn toán, tạo bầu không khí vui vẻ, tăng sự tương tác giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh.

Khó khăn:

- Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng còn nhiều học sinh cảm thấy không hứng thú với môn học, cảm thấy áp lực trong học tập bộ môn Toán. Đa phần học sinh vần học theo hỡnh thức học tủ, học vẹt, học để thi. Một số học sinh 7 7 ô

không thích vận động, không thích bị giáo viên gọi đến ngay cả khi tham gia trò chơi.

- Việc thiết kế được một trò chơi đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức và đạt được hiệu quả dạy học đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức trong việc chuẩn bị bài dạy trước đó nên giáo viên không có nhiều thời gian để đầu

tư cho một bài dạy. Cũng vì vậy mà số lượng trò chơi được giáo viên đưa vào các buổi dạy học còn ít và chưa thực sự chất lượng nên chưa thu hút được hứng thú của học sinh với trò chơi và chưa đảm bảo được trò chơi thể hiện được nội dung của bài dạy. Ngoài ra việc tố chức trò chơi có đem lại hứng thú cho học sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào người tổ chức trò chơi là giáo viên.

- Các loại sách tham khảo về việc tổ chức các trò chơi trong dạy học toán cho học sinh trung học cơ sở còn ít nên nguồn tham khảo của giáo viên còn thiếu.

- Áp lực về kết quả học tập của học sinh có tác động đến cách tổ chức các hoạt động dạy học, khuyến khích hướng tiếp cận tích cực trong quá trình

giảng dạy. Giáo viên chú trọng việc học sinh làm được bài hơn là có hứng thú với bài học hay không. Đôi khi giáo viên phải “chạy đua” để đảm bảo nội dung chương trình, đảm bảo học sinh làm được bài kiểm tra. Học sinh cũng chỉ quan tâm đến điểm số lâu dần mục đích của việc học Toán chỉ là để làm bài kiểm tra, để thi cử các em không còn cảm thấy có sự yêu thích đối với

32

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chủ đề số nguyên cho học sinh lớp 6 thông qua trò chơi luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)