1.3. Hoạt động trò chơi
1.3.2. Hoạt động trò chơi trong dạy học
Trò chơi là một hình thức hoạt động con người, chủ yếu nhằm mục đích mang lại niềm vui, giải trí, và thư giãn sau những thời kỳ học tập hay làm việc căng thẳng. Thông qua trò chơi trong giờ học toán người học có thể rèn luyện trí lực, thề lực, rèn luyện các giác quan, tăng khả năng hoạt động nhóm, làm việc nhóm, gắn kết tình đoàn kết trong tập thể học sinh.
Trong hoạt động trò chơi, giáo viên là người tổ chức, hướng dần, trọng tài. Tùy vào tình hình thực tế, yêu cầu của môn học, nội dung của bài học mà giáo viên đưa ra các hoạt động trò chơi phù hợp nhằm phát huy được tính sáng tạo, tích cực của học sinh. Giáo viên có thề tổ chức trò chơi để kiểm tra bài cũ, để luyện tập sau khi dạy lý thuyết hoặc kiểm tra kiến thức mới vừa mới học. Trò chơi có thể tố chức trong lớp học hoặc ngoài trời.
Các trò chơi không chỉ tạo ra hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học mà còn giúp học sinh khắc sâu được kiến thức. Giờ học trở bói căng thắng, nặng
nề vì học sinh phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà các em vừa vui chơi vừa học tập.
1.3.3. Đặc điểm của hoạt động trò choi trong dạy học • • • o O • •
Khi đưa trò chơi vào trong dạy học giáo viên cần chú ý một số đặc điểm sau:
Hoạt động trò chơi phải đảm bảo hướng tới người học, lấy người học làm trung tâm.
Hoạt động trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, không quá khó cũng không quá dễ.
Đảm bảo phối kết hợp nhiều hình thức chơi đa dạng giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng.
17
Hoạt động trò chơi phải đáp ứng được mục tiêu dạy học: Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.
Phải tạo ra được hứng thú trong học tập cho học sinh, thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động trò chơi đề từ đó nắm vững kiến thức, dần hình thành sự yêu thích đối với môn học.
Khi thiết kế trò chơi phải đảm bảo tính phù hợp với mọi đối tượng học sinh, tất cả các học sinh đều có thể tham gia và giải quyết được các yêu cầu của trò chơi nhưng vẫn phải tạo ra được tính thử thách.
Giáo viên phải có sự chuẩn bị về phương tiện, cách thức và nội dung của trò chơi.
1.3.4. Đặc điểm tổ chức trò chơi trong dạy học chủ đề so nguyên
Khi tổ chức trò chơi trong dạy học chủ đề số nguyên, có một số đặc điểm cần lưu ý để đảm bão tính hiệu quà và tính giáo dục của trò chơi:
Liên kết với nội dung học tập: Trò chơi cần phản ánh chủ đề số nguyên một cách chặt chẽ, giúp học sinh áp dụng và củng cố kiến thức đã học.
Mức độ phù hợp: Trò chơi phải phù hợp với trình độ và sự hiểu biết của học sinh lớp 6. Đảm bảo rằng trò chơi không quá dễ dàng hoặc quá khó khăn.
Thú vị và hấp dẫn: Trò chơi cần có yếu tố thú vị để thu hút sự chú ý của học sinh và giữ họ quan tâm đến việc học.
Khuyến khích hoạt động nhóm: Tổ chức trò chơi nhóm có thể giúp học sinh học hỏi lẫn nhau và phát triển kỹ năng giao tiếp và họp tác.
Khuyến khích suy luận và tư duy logic: Trò chơi cần thúc đẩy sự suy luận
và tư duy logic của học sinh thông qua việc giải quyết các vấn đề liên quan đến số nguyên.
Tạo cơ hội cho sự thử nghiệm và sáng tạo: Trò chơi nên khuyến khích học
sinh thử nghiệm và tim kiếm các cách tiếp cận sáng tạo trong việc giải quyết
r .
/V -4- /V
vân đê.
18
Cung cấp phản hồi tích cực: Phản hồi sau mỗi trò chơi giúp học sinh hiểu
rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó cải thiện và phát triển.
Đàm bào an toàn và sự giám sát: Tổ chức trò chơi trong một môi trường an toàn và có sự giám sát của giáo viên đề đảm bảo an toàn và trách nhiệm của tất cả học sinh.
Sự linh hoạt và thay đổi: Cân nhắc việc thay đồi và điều chỉnh trò chơi để phù hợp với sự tiến triến và nhu cầu học tập của học sinh.
Kích thích sự tham gia và tích cực: Tạo điều kiện để tất cả học sinh có cơ hội tham gia và góp ý trong trò chơi, khuyến khích sự tích cực và tự tin.
1.3.5. Các mức độ của hoạt động trò chơi trong dạy học
Theo quan điểm cùa tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng trong “Phương pháp
sử dụng trò chơi trong dạy học” được đăng trong tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh đã phân chia trò chơi thành 3 mức độ sau:
Mức độ 1: Trò chơi được áp dụng trước khi bắt đầu bài học, nhằm thúc đấy động lực cho lớp học và khơi gợi sự hứng khởi trong học sinh. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi để kích thích ghi nhớ kiến thức cũ trước giờ học hoặc khi chuyển đổi giữa các nội dung học mới. Trò chơi giúp thay đổi tâm trạng của học sinh và đưa họ vào tinh thần tích cực. • e •
Mức độ 2: Trò chơi được sử dụng như một công cụ học tập, giúp giáo viên truyền đạt kiến thức mới một cách hấp dẫn và dễ hiếu đối với học sinh.
Mức độ 3: Trò chơi được sử dụng như một phần quan trọng của nội dung học tập. Giáo viên tố chức trò chơi để học sinh trải nghiệm tình huống thực
tế, từ đó tự tìm hiểu và rút ra những kiến thức cần học.
Dựa trên các mức độ của hoạt động trò chơi của tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng, tác giả luận văn chia trò chơi thành các trò chơi khởi động bài học, trò chơi để thực hành - luyện tập và trò chơi để hình thành tri thức để thực hiện thiết kế các trò chơi trong dạy học chủ đề số nguyên.
19
1.3.6. Cách phân biệt các loại trò chơi trong dạy học
Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng được viết trong tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh để lựa chọn được các loại trò chơi phục vụ cho quá trình dạy học một cách phù hợp nhất ta sẽ dựa vào các tiêu chí sau: Mục tiêu, tác dụng, đặc điểm và yêu cầu.
Sau đây chúng ta có thề phân biệt các loại trò chơi như sau:
Trò chơi để khởi động
bài học
*) Mục tiêu: Tạo động
lực cho học sinh trước
giờ học và kích thích sự
chú ý, gợi mở để khới
động suy nghĩ.
*) Tác dụng: Giúp học
sinh vui vẻ, tập trung
bắt đầu buổi học.
*) Đặc điểm: Chơi và
học rõ ràng
*) Yêu câu: Các trò
chơi thực hiện đa dạng.
Thời gian thực hiện
ngắn.
Trò choi để thực hành
- luyện tập
*) Mục tiêu: Kích thích tính tích cực trong học tập.
*) Tác dụng: Giúp học sinh hào hứng, sôi nối, tích cực học tập.
*) Đặc điểm: Thao tác chơi là một hình thức học tập.
*) Yêu câu: Các trò chơi đa dạng, sử dụng công nghệ. Thời gian có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc vào mục đích của bài học. Có thể chỉ diễn
ra trong 5-7 phút. Có thể
Trò chơi đê hình thành tri thức
*) Mục tiêu: Hình thành tri thức.
* ) Tác dụng: Giúp học sinh trải nghiệm và tạo
ra tình huống có vấn đề.
* ) Đặc điểm: Thao tác chơi của học sinh giúp hình thành kiến thức bài học.
* ) Yêu cầu: Sáng tạo trò chơi mới. Thời gian thực hiện có thể ngắn hoặc dài phụ thuộc yêu nội dung sử dụng.
20
dài cả tiêt học.
1.3.7. Các bước tiến hành của hoạt động trò chơi trong dạy học
Đe tiến hành dạy học thông qua hoạt động trò chơi Giáo viên cần tiến hành đầy đú theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này được thực hiện với những việc sau:
- Tổ chức người tham gia: chơi cá nhân hay chơi theo nhóm, số lượng người tham gia, số đội tham gia, số lượng người của mồi đội, đặt tên đội, cử
quản trò, trọng tài.
- Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ tham gia trò chơi.
- Thông báo luật chơi: Yêu cầu cụ thể người chơi phải làm gì, thời gian.
- Cách xác nhận kết quà, cách tính điểm và cách giải của trò chơi (nếu có).
Bước 3: Tiến hành chơi Bước 4: Nhận xét sau khi chơi gồm các việc sau:
- Giáo viên hoặc học sinh là trọng tài sẽ đưa ra nhận xét về hoạt động trò chơi gồm thái độ tham gia trò chơi của từng đội, kết quả các đội đạt được,
những việc các đội chưa làm được đế rút kinh nghiệm.
- Trao phần thưởng cho đội thắng và hình phạt cho đội thua (nếu có).
- Cho học sinh rút ra nhận xét về nội dung kiến thức thu được thông qua trò chơi.
1.3.8. Hiệu quả của việc sử dụng hoạt động trò chơi trong dạy học
Giáo viên sử dụng một cách hợp lý trò chơi trong dạy học giúp thúc đẩy tính năng động và sáng tạo của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập.
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong môn Toán nói riêng sẽ tạo ra không khí học tập vui nhộn, học sinh sẽ không còn cảm thấy
học toán khô khan, tẻ nhạt mà cũng có nhiều điều thú vị. Học sinh không còn
cảm thấy áp lực khi vào các tiết học toán mà sẽ hào hứng, mong chờ để được
21
học. Không khí lớp học sẽ trở nên sôi nổi hơn, học sinh sẽ có sự trao đổi, thảo luận, tranh luận với nhau giữa các thành viên trong cùng nhóm hay trong các nhóm khác nhau để tìm ra kiến thức cuối cùng.
Quá trình học tập của học sinh không còn chỉ là quá trình tiếp nhận kiến thức mà còn tăng cường thực hành, họp tác, tăng khả năng hoạt động nhóm, tinh thần đoàn kết tập thể. Ví dụ như khi tham gia trò chơi “Tiếp sức” các em rèn luyện được tính đồng đội, tinh thần tập thể, cách làm việc của mỗi thành viên quyết định đến sự thắng thua của cả nhóm; Khi tham gia trò chơi “giải
đố theo chặng” các em sẽ học được cách cần chia các công việc cho các thành viên trong nhóm từ đó sau đó kết hợp kết quả của tất cả các thành viên từ đó giúp các em học được cách hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời cũng giúp các em rèn luyện khả năng giao tiếp với các bạn trong lớp, các thành viên trong nhóm sẽ gắn kết với nhau hơn.
Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng, sử dụng các kiến thức, kỳ năng mà các
em được lĩnh hội và rèn luyện. Như để tham gia trò chơi ô chữ học sinh phải
có được kiến thức về nội dung các câu hỏi trong phần ô chừ và phải biết vận dụng nó để có thể giải được ô chừ.
Giúp học sinh mạnh dạn hơn, rèn khả năng diễn đạt, khả năng giao tiếp.
Khi tham gia các trò chơi với các phần thưởng sẽ khích lệ được tinh thần của các em từ động lực nhận được phần thướng mình thích mà các em sẽ mạnh dạn trả lời câu hỏi, hay tự phát biểu các kết quả, quan điểm của các nhân từ
đó các em rèn được khả năng diễn đạt, phát biểu trước đám đông và hơn nữa
có the tăng khả năng hùng biện.
Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tự nhiên, được mày mò, khám phá ra tri thức. Từ đó giúp học sinh nhớ kiến thức được lâu hơn, khắc sâu hơn những kiến thức đó cũng như tăng khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống. Như để giải trò chơi ghép hình khi giáo viên đưa ra bài các mảnh ghép là các kiến thức trong bài đế ghép được các mảnh ghép đó
22
bắt buộc học sinh phải tự tìm hiểu kiến thức của bài học từ đó học sinh sẽ nhớ được kiến thức lâu hơn, học sinh tự khám phá tri thức một cách chủ động, tự nhiên.
Thông qua hoạt động trò chơi, giáo viên cũng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, phương pháp dạy học mới mẻ đế làm phong phú thêm bài dạy và cũng có những điều chỉnh thích hợp cho hoạt động dạy học được hay hơn. Không những vậy thông qua hoạt động trò chơi, học sinh có thể phát huy tối
đa khả năng vốn có của bản thân và phát triến thêm các khả năng khác. Giáo viên có thể phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của học sinh mà chỉ khi các
em tham gia vào hoạt động trò chơi nó mới được thể hiện.
1.3.9. Những khó khăn khi sử dụng hoạt động trò chơi trong dạy học
Ngoài những tác động tích cực mà dạy học thông qua trò chơi mang lại như đã đưa ra ở trên thi việc thực hiện dạy học thông qua trò chơi cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện
Đối với Giảo viên:
Để có một tiết dạy học thông qua trò chơi đòi hởi Giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian, chuẩn bị cẩn thận từ việc thiết kế giáo án, các công cụ và phương tiên. Như vậy, giáo viên phải có tâm huyết, yêu nghề, luôn tìm tòi, đổi mới trong quá trình dạy học.
Việc xây dựng được một tiết học thông qua trò chơi không đơn gian. Trò chơi cần đảm bảo phù họp với nội dung, mục tiêu của tiết học, đảm bảo về mặt thời gian, không gian, phù họp với lứa tuối và năng lực của học sinh.. Giáo viên phải đảm bảo ồn định được học sinh, thu hút được học sinh tham gia trò chơi, phải dự đoán được các tình huống có thể xảy ra: câu hỏi quá dễ hoặc quá khó với học sinh, học sinh hoạt động chậm làm tốn thời gian, học
sinh tham gia quá nhiệt tình làm lóp học khó ổn định lại để chuyển nội dung tiếp theo,... Bới vậy đòi hỏi giáo viên phải có khả năng xử lý tình huống, năm vững chuyên môn, có kinh nghiệm chuyên môn, am hiểu nhiều lĩnh vựng
23
liên quan đên môn học. Giáo viên phải năng động, sáng tạo, liên tục cập nhật thông tin, kiến thức, kĩ năng để giải quyết được các tình huống.
Đối với học sinh:
Đẻ phương pháp dạy học thông qua trò chơi đạt hiệu quả tối đa cần có sự
tự giác, chủ động, tích cực của học sinh nhưng không phải học sinh nào cũng
tự giác. Như vậy, vấn đề tạo ra được động lực cho học sinh là vô cùng quan trọng đối với người giáo viên.
Học sinh phải có tinh thần hợp tác nhưng điều này không phải có ở toàn
bộ học sinh. 9 9
Học sinh phải có kiến thức nhất định để tham gia trò chơi và từ đó tìm được, khắc sâu những kiến thức mà giáo viên đang gửi gắm thông qua trò chơi mà không mất quá nhiều thời gian.
Học sinh có the bị cuốn vào trò chơi mà quên mất mục đích chính là tìm
ra kiến thức của môn học.
Một số trò chơi đòi hòi học sinh phải có tinh thần hoạt động nhóm, đoàn kết nhóm nhưng một số học sinh lại không đảm bảo được điều đó dẫn đến sự tranh cãi trong giờ học gây mất thời gian và đoàn kết.
Điều kiện khách quan:
Một số lớp học có sĩ số đông khó để tổ chức hoạt động trò chơi đảm bảo tất cả các học sinh cùng có thể tham gia.
Không gian lớp học hẹp nên hạn chế một số trò chơi đòi hỏi sự vận động. Một số trường học ờ nông thông, vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất và phương tiện dạy học còn hạn chế.
1.4. Đặc điểm học Toán cùa học sinh lớp 6
Đặc điểm học toán của học sinh lớp 6 thường phản ánh sự phát triến toán
học ở độ tuổi này và bao gồm các đặc điểm sau:
24
- Khả năng tư duy logic phát triên: Học sinh lớp 6 thường đã có khả năng tư duy logic phát triển đáng kể. Họ có khả năng suy luận và giải quyết vấn đề
một cách logic hơn, giúp họ tiếp cận các khái niệm toán học phức tạp hơn.
- Sự quan tâm và tò mò: Trong độ tuổi này, học sinh thường có sự quan tâm
và tò mò về các khái niệm toán học mới. Họ có thế muốn khám phá các bài
toán thú vị và thách thức bản thân trong việc giải quyết chúng.
- Tính kiên nhẫn và sự tự chủ: Học sinh lớp 6 thường có khả năng kiên nhẫn hơn trong việc giải quyết các bài toán và thực hiện các phép tính phức tạp.
Họ cũng phát triển sự tự chủ trong việc học toán, có khả năng làm việc độc
lập và tự giải quyết các vấn đề.
- Kỳ năng tính toán cơ bản: Học sinh lớp 6 thường đã cơ bản vững về các
phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia. Họ có thể áp dụng những kỳ năng này vào các bài toán phức tạp hơn và làm việc với các số nguyên cũng như
phân số.
- Khả năng sử dụng công cụ toán học: Học sinh lóp 6 có thế sử dụng các
công cụ toán học như bảng số, thước kẻ, và máy tính để hỗ trợ việc tính toán
và giải quyết các bài toán.
- Tính linh hoạt và sáng tạo: Học sinh lóp 6 thường có khả năng linh hoạt và sáng tạo trong cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề toán học, có khả năng
đề xuất nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết cùng một bài toán.
Tóm lại, đặc điếm học toán của học sinh lớp 6 thường phản ánh sự phát
triến toán học và khả năng tư duy logic ở độ tuổi này, và họ đã có khả năng
làm việc với các khái niệm toán học cơ bản một cách linh hoạt và tự tin.
1.5. Thực trạng của việc sử dụng hoạt động trò choi trong dạy học Toán
tại trường THCS Thành Công
1.5.1. Vài nét về trường THCS Thành Công
Trường trung học cơ sở Thành Công - Quận Ba Đình nằm tại đối đối diện khu CIO tập thể phố Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
25