CHƯƠNG 1: Cơ SỜ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN CỦA VIỆC sử DỤNG sơ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC DẠY HỌC HÓA HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG Lực Tự HỌC CHO HỌC SINH
1.2. Tổng quan về tự học, năng lực, năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông
1.2.2. Tổng quan về năng lực
1.2.2. ỉ. Khái niệm năng lực
Thực tế trong quá trình giảng dạy, thuật ngừ “Năng lực” được sử dụng rất nhiều. Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau, năng lực đó cũng thay đối qua quá trình học tập và rèn luyện.
* Theo các tài liệu nước ngoài:
Trong tiếng Anh, từ “Nàng lực” được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trong những tình huống cụ thể, nhưng thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất vẫn là “Competence”
F.E.Weinert (2001) cho rằng: “Năng lực là những kì năng kĩ xảo học được
hoặc sẵn có của cá thê nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề mọt cách
có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [38].
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD): “Năng lực là
khả năng cá nhân đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” [40].
Như vậy, các quan điểm ở trên đều quy ’’Năng lực” vào phạm trù khả năng hoặc kỹ năng. Tuy nhiên, nếu hiểu ’’Năng lực” như hiểu kỹ năng hay khả năng thì
11
có phân chưa toàn diện
* Theo các tài liệu trong nước:
Theo Từ điến tiếng Việt: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn cỏ đế thực hiện một hành động nào đỏ. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [52].
Theo Trần Trọng Thưỷ và Nguyễn Quang Ưẩn (1998): “Năng lực là tông hợp những thuộc tính độc đảo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [31, tr. 11 ].
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2014): “Năng lực là một thuộc tỉnh tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu to như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [29].
Theo chương trình giáo dục phổ thông tồng thể 2018: “Năng lực là thuộc tính
cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện; cho phép con người huy động tổng họp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính khác như hứng thú, niềm tin, ỷ chỉ,...thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [6].
Từ định nghĩa này, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là:
+ Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học;
+ Năng lực là kết quả huy động tống hợp các KT, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
+ Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thế hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn.
Như vậy, dựa vào những quan điểm về Năng lực của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy “Năng lực” là một khái niệm rộng, với nhiều cách hiểu và được nhìn nhận trên nhiều lĩnh vực. Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào thì
“Năng lực” cũng đều có ba đặc trưng cơ bản là: được bộc lộ ở hoạt động; tính “hiệu quả” của “Năng lực”, nghĩa là “thành công” hoặc “chất lượng cao” của hoạt động;
“sự phối hợp (tổng hợp, huy động) nhiều nguồn lực”.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Năng lực” theo tài liệu [6]
và có thế hiểu Năng lực là sự thực hiện đạt hiệu quả cao một hoạt động (công việc)
cụ thê trong một lĩnh vực cụ thể, Năng lực được hình thành dựa vào tố chất sẵn có
12
của cả nhân và thông qua quả trình rèn luyện, học tập và thực hành thì Năng lực ngày càng phát triển, hoàn thiện đảm bảo cho cá nhân đạt được hiệu quả cao trong một lĩnh vực cụ thê tương ứng với Năng lực mà mình có.
1.2. ỉ.2. Đặc điềm và cấu trúc năng lực
Năng lực có những đặc điểm cơ bản sau:
Năng lực là tồ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân bao gồm những thuộc tính tâm lý và sinh lý tương ứng với những đòi hởi của một hoạt động nhất định nào đó và làm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Tố hợp các thuộc tính không phải là sự cộng gộp đơn thuần mà là sự tương tác lẫn nhau giữa chúng làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Khi chúng ta tiến hành một hoạt động cần có những thuộc tính A, B, c...cấu trúc này rất đa dạng và nếu thiếu một thuộc tính tâm lý thì thuộc tính khác sẽ bù trừ. [18]
Năng lực chi tồn tại trong một hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì nàng lực vẫn còn tiềm ấn. Năng lực chỉ thể hiện khi cá nhân hoạt động và phát triển trong chính hoạt động ấy.
Kết quả trong công việc thường là thước đo đế đánh giá năng lực cá nhân làm ra nó.
Tuy nhiên năng lực con người không phải sinh ra đã có, nó không có sẵn mà
nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp.
Cấu trúc của năng lực:
Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của Năng lực hành động là sự kết họp của 4 Năng lực thành phần [29]: Năng lực chuyên môn, Năng lực phương pháp, Năng lực xã hội, Năng lực cá thể, hay các thành phần Năng lực gặp nhau tạo thành Năng lực hành động.
Nánu I ưẻ phuư<l|f Ịihiip j
/Nỉng lục I diuyẾn I
|\ mòn
Hình 1.1. Mô hình các thành phân của năng lực hành động [29]
13
Tác giả Hoàng Hòa Bình xác định mối quan hệ giữa các nguồn lực hợp thành Năng lực là KT, KN và thái độ với sự thể hiện của chúng trong hoạt động là Năng lực
hiểu, Năng lực làm và Năng lực ứng xử. Đó là mối quan hệ giữa nguồn lực (đầu vào)
r . ______ r _ _ 'X _ _ < >
f. • 1 Ạ J 9 z -X /N __ X 7* • _ X 1 1 1 / 1 A • _ A J / 1 _ 4 A • _ /N J < _ “I _ Ạ -A _ 7 _ 'XT*'
với ket qua (đâu ra), nói cách khác la giữa cau true be mặt với cau true be sâu của Năng lực. Có thể hình dung cấu trúc của Nãng lực theo các nguồn lực hợp thành bằng sơ đồ sau [4]:
mặt (đầu
. 'vào) _
Kiến thức
Năng lực
hieu
Kĩ năng Năng lực
làm
Thái độ Năng ỉực úng xử
cấu
trúc bề sâu (đầu
ra)
Hình 1.2. Mô hình câu trúc Năng lực dựa theo đâu vào - đâu ra.
Từ cấu trúc của Năng lực cho thấy, giáo dục định hướng phát triển Năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển chuyên môn bao gồm KT, KN chuyên môn mà còn phát triến Nàng lực phương pháp, Năng lực xã hội và Năng lực cá thế. Những Năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ.
1.2.1.3. Những năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông
Theo định hướng phát triển năng lực người học, trong dạy học hóa học cần hình thành và phát triển cho HS THPT các năng lực chung sau: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực
sử dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT); năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp; năng lực tính toán; năng lực thể chất; năng lực thấm mĩ. [15]
Đồng thời trong dạy học hóa học còn hình thành và phát triển cho HS năng lực chuyên biệt như: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực thực hành hóa học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; năng lực tính toán và năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào
14
cuộc sông.
1.2. ỉ.4. Đánh giá năng lực
a. Khái niệm đánh giá năng lực
Theo tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển Năng lực của HS trong trường THPT - Môn Hóa học của Vụ Giáo dục trung học năm 2014 [20]:
Theo quan điểm phát triển Năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện KT đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo Năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo Năng lực là đánh giá KT, KN và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa, về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa hai cách đánh giá, đánh giá Năng lực và đánh giá KT, KN mà đánh giá Năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá KT, KN. Đe chứng minh HS có Năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội đế họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn (Vụ Giáo dục trung học, 2014). Theo Nguyễn Công Khanh (chủ biên) và Đào Thị Oanh (2017): “Đánh giá Năng lực là đánh giá các khả năng HS áp dụng các KT, KN đã học được vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống hằng ngày
Đánh giá theo năng lực
Kiém tra kỉén thửc Kiếm tra tórrg thế
Kiểm tra tinh hu ỏng
HÓ sơ cả nhân -
Đánh giầ qua thưc tiẻn -
Đánh giá ki náng
Kiến thức
Kiém tra thưc hiện Đảnh giá đáu vảo
Kĩ năng
V Suy ngâm Thải độ —1— Đánh giá đóng đảng
Cùng đành giã ' Tựđấnh giá
Hình 1.3. Mô hình đánh giá theo Năng lực
Chúng tôi nhận định răng đánh giá Năng lực là đo lường khả năng huy động những KT, KN, thái độ và vận dụng chúng để hoàn thành một nhiệm vụ học tập theo một chuẩn xác định. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá năng lực còn cho biết mức
15
độ phát triển Năng lực của người học trong một giai đoạn học tập cụ thề
b. Mục đích đánh giá năng lực
Theo chương giáo dục phổ thông tổng thể 2018 thi : “Mục đích của đánh giả năng lực là cung cấp thông tin chỉnh xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ cùa học sinh đê hướng dẫn học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục' [8].
Từ quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy rằng “Mục đích đánh giá năng lực là
đo lường các mức độ biêu hiện năng lực thông qua việc giải quyết các vấn đề, nhiệm
vụ, tình huống đặt ra trong quả trình học tập”.
c. Một số công cụ và phương pháp đánh giá nầng lực
Các công cụ và phương pháp (PP) chủ yếu để đánh giá HS phổ thông là :
* Đánh giá qua quan sát:
Quan sát là pp đề cập đến việc theo dõi HS thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do HS làm ra (quan sát sản phẩm), có thể được tiến hành chính thức và định trước hoặc không chính thức và không được định trước. Đe đánh giá qua quan sát, GV có thể sử dụng các công cụ cụ thể như: ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo, bảng kiềm, đặc biệt là phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) - một tập họp các mong đợi của GV để đánh giá mức độ hiểu biết của HS và tạo điều kiện cho HS biết được những mong đợi và những việc các
em cần thực hiện để học tập đạt kết quả cao [25].
* Tự đánh giá:
HS tự so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện các nhiệm vụ với mục tiêu của quá trình học tập, HS nhìn lại các việc đã thực hiện bằng các tiêu chí đánh giá qua đó
mà nhận ra sự tiến bộ của bản thân và nhừng điểm cần cải thiện, khuyến khích HS
học tập độc lập hơn và góp phần nâng cao hứng thú học tập [25].
* Đánh giá đồng đẳng:
Đánh giá đồng đẳng là HS tham gia vào việc đánh giá sàn phẩm công việc của những HS khác, khi đánh giá đòi hỏi HS cần nắm rõ những nội dung dự kiến
sẽ đánh giá trong sản phẩm công việc của bạn học [25].
“Đảnh giá hồ sơ học tập:
Hồ sơ học tập là tài liệu chứng minh cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá về bản thân (điểm mạnh, điểm yếu, sở thích...) ghi lại kết quả học tập, tự đánh giá, đối chiếu với mục tiêu nhận ra sự tiến bộ, tim nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới. Khi đánh giá cần có các tiêu chí phù họp và rõ ràng để đánh giá sản phấm trong hồ sơ học tập của HS. Tuy nhiên, GV có thể cho phép HS
16
cùng tham gia thảo luận các tiêu chí đê tạo cho HS cảm giác “làm chủ” công việc
và giúp HS hiểu bản chất nội dung của hồ sơ học tập mà mình tạo ra [25]
Bài kiềm tra:
GV đánh giá Năng lực của HS bằng cách xây dựng đề kiềm tra với các câu hỏi/bài tập tình huống. HS hoàn thành trong thời gian nhất định, sau đó GV đánh
giá kết quả. Có 2 loại bài kiểm tra lớn là kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết [27]
* Đánh giá sản phẩm học tập:
Đánh giá kết quả học tập khi kết quả đó được thể hiện bằng cách sản phẩm
cụ thể như báo cáo, bài trình bày, xemina, qua sản phẩm dự án... cua HS. Việc đánh
giá phải dựa trên các tiêu chí và mức độ cụ thế, rõ ràng trong bối cảnh cụ thế [27]
* Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí
Là một tập hợp các mong đợi của GV để đánh giá mức độ hiểu biết của người học và tạo điều kiện cho người học biết được những mong đợi và những việc các
em cần thực hiện để học tập đạt kết quả cao
Đe đánh giá Năng lực của HS hiệu quả, GV xác định rõ biếu hiện của Năng lực cần đánh giá, từ đó xác định các tiêu chí và mức độ đánh giá cụ thể, rõ ràng và cần kết hợp linh hoạt các công cụ ở trên trong quá trình đánh giá Nàng lực. Kết họp các pp đánh giá: tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; đánh giá tình huống; trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh;
đánh giá thông qua quan sát. [25]
1.2.2. Tồng quan về tự học
1.2.2.1. Khái niệm về tự học
Trong quá trình dạy học ở nước ta hiện nay, tự học của người học đang là vấn
đề đặc biệt được quan tâm. Đe học được suốt đời thì phải có khả năng tự học. Khả năng này cần được rèn luyện ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Có rất nhiều khái niệm• • khác nhau về tự học: • Theo từ điển Giáo dục học - NXB từ điển Bách khoa 2001: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành...” [29]
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đào tạo, GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn - một tấm gương lớn về tự học - cho ràng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tống họp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sừ dụng công cụ) cùng các phẩm chất của minh, rồi cả động
cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan,
có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khồ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học,
17
ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vục đó thành sở hừu cùa minh” [6]
Từ quan điểm về tự học nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Tự học là quá trình cá
nhãn người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đỏ trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định,
ĩ.2.2.2. Cảc hình thức tự• • học
Theo TS. Trịnh Văn Biều có 3 hình thức tự học:
- Tự học không cỏ hướng dẫn: Nguời học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bàng các phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. [30]
1.2.3. Tổng quan về năng lực tự học
1.2.3. ỉ. Khái niệm về năng lực tự học
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, NLTH là một trong ba Năng lực
cơ bản, cốt lõi, thiết yếu cần được hình thành và phát triển cho HS thông qua tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục. NLTH là nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động [6].
Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất cua học là tự học, nghĩa là chủ thể tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo đế đạt được mục tiêu học tập. Quá trình hình thành KT, KN, thái độ chủ yếu là do HS
tự thực hiện, còn môi trường học chi đóng vai trò trợ giúp. Học tập chỉ có hiệu quả khi người học ý thức được việc học (có nhu cầu học tập) từ đó có động cơ, ý chí và quyết tâm để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập.
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm về NL tự học đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập dưới nhiều góc độ và hình thức khác nhau:
- Theo từ điến Giáo dục học [15], NL tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện KN thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo.
- Theo Nguyễn Hiến Lê: “Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học
hỏi đê hiểu biết thêm. Có thầy hay không, ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúc nào cũng được: đó mới là điều kiện quan trọng” [33].
18