Một số biện pháp chung nhằm rèn luyện kĩ năng tự học Toán

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh lớp 6 trong dạy học chủ đề một số hình phẳng trong thực tiễn luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 42 - 46)

2.1.1. Gợi động cơ học tập cho học sinh

Trong giáo trình Tâm lí học giáo dục có viết: “Động cơ học tập của học sinh là “hợp kim” giữa sự thúc đẩy bởi động lực học, trong đó nhu cầu học là cốt lõi với sự hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng học mà học sinh thấy cần chiếm lĩnh

để thỏa mãn nhu cầu học của mình”. Vì vậy, có thể nói xây dựng động cơ học tập đúng đắn là động lực đế hình thành hoạt động tự học ở học sinh.

Mọi hoạt động nói chung và hoạt động học tập của học sinh nói riêng được xây dựng và hình thành từ hai loại động cơ: động cơ bên ngoài và động

cơ bên trong.

• Động cơ bên ngoài là động cơ do kết quả học tập đem lại và ít liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập, ví dụ như lời khen, sự động viên, sự trừng phạt,phần thưởng,...Như vậy động cơ bên ngoài bao gồm các phẩm

chất, trạng thái tâm lý bên ngoài của cá nhân; yêu cầu, áp lực từ bên ngoài khi tiến hành các hoạt động học tập.

• Động cơ bên trong là động cơ có liên quan trực tiếp đến hoạt động học, được xuất phát từ nhu cầu học, sự thích thú, ham tìm tòi, học hỏi và thử

thách bản thân, thỏa mãn do thành thành tựu học tập đem lại,....Ví dụ: Một học sinh rất tích cực trong giờ học Toán vì em đó thấy thích thú với những kiến thức của bài học. Như vậy, có thể nói động cơ bên trong là động cơ cốt lõi quyết định đến sự rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh.

Trong quá trình dạy học tại nhà trường nói chung và dạy học môn toán nói riêng, cả động cơ bên trong và động cơ bên ngoài cần được quan tâm và đẩy mạnh. Người dạy có thể tạo động lực hình thành động cơ bên trong cho

34

học sinh băng cách kích thích tính ham tìm tòi, học hỏi và chinh phục kiên thức mới của học sinh, từ đó giúp học sinh cảm thấy chính mình đã phát hiện

và tiếp thu được kiến thức. Tuy nhiên, người giáo viên cũng cần chuẩn bị tâm

lí sẵn sàng vì không phải học sinh lúc nào cũng tích cực, hứng thú với những định hướng của giáo viên. Do đó, với học sinh, đặc biệt là với học sinh khối 6, bên cạnh việc nuôi dưỡng những động cơ học tập bên trong cho học sinh, người giáo viên cần không ngừng khuyến khích, động viên và tìm ra các hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh mà mình tiếp cận.

2.1.2. Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy Toán học trong dạy học chủ đề Một so hình phẳng trong thực tiễn lớp 6

Luật Giáo dục đã từng khẳng định rằng thành phần không thể thiếu, có ảnh hưởng đến mức độ truyền đạt, nhận thức và tiếp thu kiến thức Toán chính

là tư duy Toán học.

Phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa được coi là sáu thao tác tư duy Toán học quan trọng và chủ yếu.

2.1.2.1. Rèn luyện thao tác phân tích, tông hợp:

Phân tích và tổng hợp là hai thao tác đối lập nhưng lại thống nhất với nhau. Trong khi phân tích là từ một vấn đề, người học dùng các thao tác tư duy để cắt nhỏ thành các bộ phận để dễ dàng nghiên cứu thì tổng họp lại là thao tác tư duy bao quát toàn bộ vấn đề từ những mối liên hệ giữa các bộ phận của vấn đề đó. Nếu có cả hai loại thao tác tư duy này, người học có thế nắm kiến thức một cách vững vàng và vận dụng được kiến thức một cách sáng tạo.

Khi tiếp nhận một bài toán, người học cần phân tích đề bài, phân tích các mối liên hệ của các dừ kiện đã cho, phân tích yêu cầu của đề,... từ đó tống hợp lại các yếu tố, hướng tư duy cho phù hợp với yêu cầu của bài toán.

Ví dụ 2.1. Sau khi học xong bài 18 - Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều và bài 19 - Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình hình hành. Hình thang cân, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:

35

1) Hình chữ nhật cần bổ sung thêm điều kiện gì đế trở thành hình vuông?

2) Hình thoi cần bổ sung thêm điều kiện gì để trớ thành hình vuông?

3) Hình vuông mang tính chất của các hình học nào?

Để làm được bài này, học sinh cần nhận biết được bài toán thuộc phần nhận diện hình học, so sánh giữa các hình. Từ đó học sinh phân tích muốn biết được hình vuông mang tính chất của các loại hình nào cần nhớ được các đặc điểm về cạnh, góc, đường chéo của các hình. Sau khi phân tích được như vậy, học sinh cần tổng hợp lại để tiến hành trả lời câu hỏi.

2.1.2.2. Rèn luyện thao tác tương tự:

Theo G.Polya: “Tương tự là một kiểu giống nhau nào đó. Những đối tượng giống nhau phù họp với nhau trong một quan hệ nào đó” [12], Tương

tự là thao tác tư duy dựa trên sự giống nhau về tính chất và quan hệ của những đối tượng toán học khác nhau. Tương tự là thao tác phổ biến mà giáo viên thường dùng để hướng dẫn học sinh giải các dạng toán có sự tương đồng về cách giải. Giáo viên yêu cầu học sinh giải các bài toán có cách giải tương tự,

từ đó học sinh phát hiện sự tương tự giữa chúng, trên cơ sờ đó rút ra cách giải chung cho cùng một dạng toán. Nhờ vào thao tác tương tự học sinh có thế

“quy lạ về quen” các bài toán mới, biến đối bài toán phức tạp về bài toán đơn giản đã học. Đe phát hiện được sự tương tự, học sinh cần có sự phân tích, từ

đó hình thành khả năng tư duy cho các em.

dụ 2.2, Đối với việc rút ra các nhận xét về một số yếu tố cơ bản của các hình hình học cơ bản trong bài 18, bài 19, giáo viên có thế đưa ra phiếu học tập gồm các mục được thiết kế theo hoạt động 4 khi nghiên cứu hình vuông:

36

PHIÊU HỌC TẬP

?1. Gọi tên các đỉnh, các cạnh, đường chéo của hình vuông ABCD?

Hình vuông ABCD có Các đinh Các cạnh Các đường chéo

Tên

?2. Dùng thước thăng đo và so sánh độ dài của các cạnh hình vuông, hai

đường chéo cùa hình vuông

Hình vuông ABCD có Các đỉnh Các đường chéo

Độ dài

Nhậna xét:

?3. Dùng thước đo góc đê đo và so sánh các góc của hình vuông?

Hình vuông ABCD có Các góc

Số đo

Nhqn xét:

Từ phiêu học tập trên, học sinh có thê định hướng cách tìm hiêu, tự học và dự đoán được một số các yếu tố cơ bản của hình chừ nhật, hình thoi, hình thang cân,...

2.1.2.3. Rèn luyện thao tác so sánh:

G.Polya cho răng so sánh là sự đôi chiêu đê tìm ra diêm giông và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó làm tiền đề giúp phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau và giuos học sinh nhìn nhận vấn đề hay bài toán một cách toàn diện hơn.

Ví dụ 2.3. So sánh một sô yêu tô cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình vuông và hình chữ nhật?

37

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh lớp 6 trong dạy học chủ đề một số hình phẳng trong thực tiễn luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)