Tổng quan về bài tập hóa học

Một phần của tài liệu tuyển chọn hệ thống bài tập chương cân bằng hóa học hóa học 11 nhằm phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học (Trang 25 - 28)

1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học

Theo từ điển Tiếng Việt BT là bài ra cho HS làm để vận dụng KT đà học. [291 Theo các nhà lí luận dạy học Liên Xô cũ: BT là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi mà trong khi hoàn thành chúng HS nắm được một tri thức. [24]

Hiện nay, trong các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thuật ngữ: BT bao gồm cả những câu hởi và bài toán mà khi hoàn thành chúng HS hoàn thiện được tri thức hay một KN nào đó, bằng cách vẩn đáp, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra thực hành. [37]

Vì vậy, BTHH là những BT được lựa chọn một cách phù họp với nội dung rõ ràng, cụ thế. Muốn giải được những bài tập này HS phải biết suy luận logic dựa vào những KT đã học, phải sử dụng những hiện tượng HH, nhừng khái niệm, những định luật, học thuyết, những phép toán... người học phải biết phân loại BT để tìm

ra hướng giải có hiệu quả. [49]

1.3.2. Ỷ nghĩa của bài tập hóa học trong việc phát triển năng lực nhận thức hóa học

Trong quá trình dạy học HH ở trường phồ thông, không thể thiếu BTHH. BTHH là một biện pháp hết sức quan trọng đế nâng cao chất lượng dạy học, nó giữ một vai trò lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo: BT vừa là mục đích, vừa

là nội dung, lại vừa là PPDH hiệu quả. BTHH là một trong những phương tiện cơ bản nhất để dạy HS vận dụng các KT đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những KT đà thu được qua bài giảng thành KT của chính mình. BTHH là phương tiện giúp GV hoàn thành các chức năng: Giáo dường, giáo dục và phát triển dạy học.Cụ thể là: [49]

- Đào sâu, mở rộng KT đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có vận dụng những KT đã học vào giải BT. HS mới nắm vững KT một cách sâu sắc. GV càng đưa nhiều ví dụ, BTHH để minh họa HS càng hiểu được sâu sắc bản chất của khái niệm. Có nhiều khái niệm HS nhớ được nội dung của nó qua các BTHH vận dụng.

- Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa KT một cách tốt nhất. Khi giải BTHH, HS phải tái hiện lại những KT có liên quan, đó là những công thức, phương trình HH, phương pháp giải, tính chất lý, tính chất HH,... BT thường là sự

15

tổng hợp KT của nhiều nội dung trong bài, trong chuơng. Dạng bài tổng họp buộc

HS phải huy động vốn hiểu biết trong nhiều chương, nhiều bài. Do vậy, KT của bài

học luôn được nhắc lại trong các BT.

- BTHH thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các KN, kĩ xảo cần thiết về HH như: KN viết và cân bàng phương trình phản ứng, KN tính toán theo công thức và

phương trình HH, KN thực hành như cân, đo, đun nóng, tách chất, chưng cất, lọc,

nhận biết hóa chất,...

- BTHH tạo điều kiện để tư duy phát triển: khi giải một BT, HS bắt buộc phải suy luận hoặc quy nạp hoặc diễn dịch hoặc loại suy. Trong quá trình giải BTHH,

các thao tác tư duy như: phân tích, tống hợp, khái quát, trừu tượng... được rèn

luyện. Một số BT có định hướng đặc biệt, ngoài cách giải thông thường còn có

cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc sảo. Thông thường nên yêu cầu HS giải

bằng nhiều cách, có thể tìm cách giải ngắn nhất, hay nhất, đó là cách rèn tư duy

thông minh cho HS.

- BTHH còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới hình thành khái niệm, định luật khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, tự lực, lĩnh

hội KT một cách sâu sắc và bền vững.

- BTHH phát huy tính tích cực, tự lực cùa HS và hình thành phương pháp học tập họp lý.

- BTHH có tác dụng giáo dục cho HS đạo đức, tác phong, rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học.

- BTHH còn là phương tiện để kiểm tra KT, KN của HS một cách chính xác.

HS có thể kiểm tra sự hiểu biết của mình qua việc làm các bài tập vận dụng nội

dung khái niệm, từ đó có thế điều chỉnh kịp thời những sai lệch.

Ví dụ : Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm:

Bông vã C11SO4

khan C11H22O11 vá CuO

a) Hãy nêu mục đích của thí nghiệm?

16

b) Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm?

c) Trong thí nghiệm, tại sao đáy ống nghiệm phải để cao hơn so với miệng ống nghiệm?

Để giải được bài tập này HS cần phải

+ Tìm hiếu giả thiết và yêu cầu cùa đề bài. (phát huy tính tích cực, tự lực của HS)

+ Quan sát cách lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, hóa chất trong thí nghiệm và biết phải bắt đầu từ đâu? ( từ thông tin hóa chất trong thí nghiệm HS viết các phương trình HH, nêu các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm - rèn luyện KN viết PTHH, tái hiện kiến thức có liên quan. Quan sát cách lắp ráp dụng cụ thí nghiệm-rèn KN quan sát)

+ Giải thích cách láp ráp dụng cụ thí nghiệm. ( HS phải tư duy, phân tích: sản phẩm của phản ứng có khí CƠ2 nặng hơn không khí và hơi H2O nên phải để đáy ống nghiệm cao hơn so với miệng ống nghiệm để co2 và hơi nước thoát ra dễ hơn)

BT trong ví dụ nêu trên có thể sử dụng với mục đích để ôn tập KT, rèn luyện các KN, phát triển NL tự học - sáng tạo cho HS, rèn luyện tư duy phân tích - tông họp hoặc có thể sử dụng với mục đích kiểm tra KT, KN của HS.

1,3.3. Phân loại bài tập hóa học

BTHH được phân làm nhiều loại và trên nhừng cơ sở khác nhau. Hiện nay được phân loại theo những loại cơ bản sau đây: [18, 19]

- Dựa vào nội dung toán học của BT: BT định tính và BT định lượng.

- Dựa vào hoạt động của HS khi giải BT: BT lý thuyết và BT thực nghiệm.

- Dựa vào nội dung HH của BT: BT hóa đại cương ( BT về chất khí, BT về dung dịch, BT về điện phân...), BT hóa vô cơ ( BT về các kim loại, BT về các phi kim,

BT về các loại hợp chất oxide, acid, base, muối...), BT hóa hữu cơ ( BT về hydrocarbon, BT về alcohol, BT về carboxylic acid, BT về amine, BT về ester...).

- Dựa vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của BT: BT lập PTHH của phản ứng; BT viết chuỗi phản ứng; BT điều chế; BT nhận biết; BT tách các chất ra khởi hỗn hợp;

BT xác định thành phần hỗn hợp; BT lập công thức phân tử; BT tìm nguyên tố chưa biết...

- Dựa vào khối lượng KT, mức độ đơn giản hay phức tạp của BT: BT cơ bản, BT tổng hợp.

17

- Dựa vào thang bậc nhận thức: BT mức độ biết, BT mức độ hiểu, BT mức độ vận dụng, BT mức độ vận dụng sáng tạo.

- Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: BT trắc nghiệm (là loại BT khi làm bài

HS chỉ phái chơn câu trả lời trong số cấc câu trả lời đã cung cấp ), BT tự luận ( là loại BT mà HS phải tự viết câu trả lời, HS phải tự trình bày, lí giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình ).

- Dựa vào phương pháp giải BT: Bài tập tính theo công thức và phương trình; Bài tập biện luận;...

Trong luận văn, hệ thống BTHH chương CBHH được chúng tôi biên soạn theo

từng nội dung KT HH.

Một phần của tài liệu tuyển chọn hệ thống bài tập chương cân bằng hóa học hóa học 11 nhằm phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)