1.4.1. Tiếp cận bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực
Tiếp cận BT theo định hướng NL là một phương pháp giáo dục tập trung vào việc phát triển các NL cơ bản của HS hơn là tập trung vào việc truyền đạt KT cụ thể. Thay vì đánh giá theo kết quả kiểm tra, phương pháp này nhấn mạnh vào sự phát triển của HS.
Các BT theo định hướng NL được thiết kế đế đánh giá các kỹ năng cơ bản như
tư duy phản biện, GỌVĐ, sáng tạo, giao tiếp và họp tác. Đe đạt được mục tiêu này, các BT thường đòi hỏi học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, khuyến khích
sự tư duy độc lập và phát triển các KN mềm.
Tiếp cận BT theo định hướng NL có nhiều lợi ích cho HS. Đầu tiên, phương pháp này giúp phát triển các KN cơ bản và KN mềm quan trọng, giúp HS tự tin và thành công hơn trong cuộc sống. Thứ hai, khuyến khích tư duy độc lập và giúp HS trở nên linh hoạt và đáp ứng tốt hơn với các thay đổi và thách thức trong cuộc sống. Thứ ba, tăng cường sự tự tin và giúp HS vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Thứ tư, tạo động lực học tập và giúp HS tìm thấy niềm dam
mê và hứng thú trong quá trình học tập, thay vì chỉ tập trung vào việc đạt điểm cao trong bài kiểm tra.
Vì vậy, tiếp cận BT theo định hướng NL là một phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp HS phát triển các KN cơ bản và KN mềm quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp HS trở thành những người tự tin, linh hoạt, đáp ứng tốt với thay đối và thách
18
thức trong cuộc sông và tìm thây niêm dam mê và hứng thú trong quá trình học tập. [40]
Một số biện pháp sử dụng BTHH để phát triển năng lực HS: [40]
- Cung cấp đa dạng BT: BT nên bao gồm các loại câu hỏi khác nhau, từ những
BT cơ bản cho đến những BT phức tạp, từ việc áp dụng KT vào các vấn đề thực tế cho đến việc phân tích và giải quyết các vấn đề HH phức tạp.
- Khuyến khích tư duy sáng tạo và phân tích: Thiết kể các BT khuyến khích
HS tư duy sáng tạo và phân tích. Thay vì chỉ đơn giản là đưa ra câu trả lời, hãy khuyến khích HS suy luận, phân tích và đưa ra các giả pháp sáng tạo.
- Tạo ra môi trường học tập tích cực: GV có thể tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận, khuyến khích HS chia sẻ ý kiến và giải pháp của mình.
- Đánh giá và phản hồi xây dựng: Quá trình sử dụng BTHH cần được đánh giá và phản hồi xây dựng cho HS. Điều này giúp HS hiểu được điểm mạnh và điểm
cần cải thiện của mình để phát triển NL bản thân.
1.4.2. Những đặc điềm của bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực
Theo [7], [40], BT định hướng phát triển NL có những đặc điểm sau:
- Yêu cầu của BT: Có các mức độ khó khác nhau, mô tả KT, KN rõ ràng, định hướng theo kết quả.
- Hỗ trợ học tích lũy: Liên kết các nội dung qua các năm học, nhận biết được sự gia tăng của NL, vận dụng thường xuyên các KT đã học.
- Hỗ trợ cá nhân hoá việc học tập: Chuẩn đoán và khuyến khích cá nhân, tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân, sử dụng sai lầm như là cơ hội học tập.
- Xây dựng BT trên cơ sở chuẩn: BT luyện tập để đảm bảo tri thức cơ sở, thay đổi BT đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh, thử các hình thức luyện tập khác nhau).
- Bao gồm cả BT cho hợp tác và giao tiếp: Tăng cường NL xã hội thông qua làm việc nhóm, lập luận, lí giải, phản ánh đế phát triến và củng cố KT.
- Tích cực hoá hoạt động nhận thức: BT GQVĐ và vận dụng, kết nối với kinh nghiệm đời sống, phát triển các chiến lược GQVĐ.
- Có những con đường và giải pháp khác nhau: Nuôi dưỡng sự đa dạng và giải pháp, đặt vấn đề mở, độc lập tìm hiểu, không gian cho các ý tưởng khác thường,
19
diễn biến mở cùa giờ học.
- Phân hoá nội tại: Các con đường tiếp cận khác nhau, phân hoá bên trong, gắn với các tình huống và bối cảnh.
Với các đặc điểm trên, BT định hướng phát triển NL được sử dụng trong dạy học không chi có tác dụng củng cố, phát triến, mở rộng KT, rèn KN cho HS mà còn tạo điều kiện để phát triển NL GQVĐ, NL sáng tạo, NL hoá học và các NL khác cho HS. Để phát triển NL NTHH HH thì cần chú trọng sử dụng đến dạng BT này.
1.4.3. Phân loại bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực
Khi xây dựng BT định hướng phát triển NL cần dựa trên các bậc trình độ nhận thức và chú ý đến đặc điếm của học tập định hướng phát triển NL.Về phương diện nhận thức, trình độ nhận thức được phân chia thành các bậc sau: [19, 27]
- Trình độ tái hiện: Nhận biết, tái tạo lại những điều đã học theo cách thức không thay đổi.
- Trình độ hiểu và vận dụng: Phản ánh về ý nghĩa của các điều đã học và vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự.
- Trình độ xử lí, GỌVĐ: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng những điều
đã học trong tình huống mới.
Trên cơ sở các bậc trình độ nhận thức trên, BT định hướng phát triển NL được xây dựng theo các dạng sau:
- BT tái hiện: Yêu cầu sự hiểu biết và tái hiện tri thức. Dạng BT này không phải
là trọng tâm của BT định hướng phát triền NL.
- BT vận dụng: Yêu cầu vận dụng KT trong tình huống thay đối nhằm củng cố
KT rèn KN cơ bản chưa đòi hỏi sự sáng tạo.
- BT giải thích, GQVĐ: Các BT đòi hỏi có sự phân tích, tổng họp, đánh giá, vận đụng những KT, KN đã có vào tình huống thay đồi, GỌVĐ và có sự sáng tạo của người học.
- BT gắn với tình huống, thực tiễn: Các BT đòi hỏi sự vận dụng nhừng KT, KN vào GQVĐ có gắn với bối cảnh và tình huống thực tiễn. Dạng BT này thường có tính mở, tạo cơ hội cho HS có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường GQVĐ khác nhau.
Đe phát triển NLNTHH, GV cần kết họp sử dụng một cách thích hợp các loại
BT theo định hướng phát triển NL.
20
1.5. Thực trạng • • ơ sử dụng• A bài tậpô húa họcA để phỏt triểnơ ♦năng •lực nhận thức húa
học cho học sinh trong dạy học hóa học ở một số trường trung học phố thông.
1.5.1. To chức điều tra khảo sát
1.5.1.1. Mục đích điều tra
- Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng BTHH trong dạy học của GV ở các trường THPT hiện nay.
- Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng BTHH nhàm phat triển NLNTHH cho
HS ở các trường THPT hiện nay.
- Điều tra thái độ HS khi học tập môn HH và thực trạng NLNTHH của HS phổ
thông hiện nay.
ỉ.5.1.2. Đối tượng điều tra
- 35 GV trực tiếp giảng dạy môn HH ở 4 trường THPT thuộc Thành phố Hà Nội.
- 500 HS đang học tại các trường THPT: trường THPT ủng Hòa A - Hà Nội,
trường THPT ứng Hòa B - Hà Nội, trường THPT Mỹ Đức B - Hà Nội.
1.5.1.3. Nội dung điều tra
rx Ạ •__F A • _ • / _ ___ • /V
* Đôi vói giáo viên
- Điều tra việc sử dụng BT trong dạy học môn HH.
- Điều tra việc sử dụng BT trong dạy học môn HH nhằm phát triển NLNTHH cho HS .
- Điều tra việc sử dụng công cụ đánh giá NLNTHH cho HS.
Các nội dung điều tra này được thể hiện qua các câu hỏi trong phiếu khảo sát
GV (phụ lục 1).
* Đối với học sinh
- Điều tra thái độ HS khi học tập môn HH.
- Điều tra thực trạng NLNTHH của HS phổ thông.
Các nội dung điều tra này được thế hiện qua các câu hỏi trong phiếu khảo sát
HS (phụ lục 2).
ỉ.5.1.4. Phươngphảp điều tra
- Xây dựng phiếu điều tra, phát phiếu điều tra, tạo biểu mẫu điều tra trên google form, tạo đường link bài điều tra và gửi link cho GV, HS. Thu thập kết quả điều tra
và xử lí thống kê.
- Nghiên cứu KHBD, dự giờ các giờ dạy có sừ dụng các biện pháp phát triền NLNTHH cho HS trong DHHH ở lớp 11.
21
- Gặp gỡ, phong vân HS, GV ở trường THPT.
1.5.2. Kết quả điều tra
ỉ.5.2.1. Kết quả phiếu điều tra giáo viên
a. về thực trạng sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học của GV
Câu 1. Thầy/cô hãy đánh giá tầm quan trọng của BTHH trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học môn HH?
Thôn g qua biểu đồ bên, có
thể thấy, rất ít GV (1/35 - chiếm
2,86%) nhận đinh BTHH rất
quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học HH.
Phần lớn GV đều cho rằn g
BTHH có vai trò bình thường
(57,14%) và quan trọng
(34,29%), chỉ có 2 GV (5,71%)
n hận địn h BTHH không quan
trọng.
2.86 5.71
■ Không quan trọng ■ Bình thường
■ Quan trọng ■ Rất quan trọng
Biêu đô ỉ. ỉ. Nhận định của giáo viên vê tâm quan trọng của bài tập hóa học trong việc năng cao châtr
lượng dạy và học môn Hóa học
Câu 2. Mức độ Thầy/Cô sừ dụng BTHH trong quá trình dạy học HH?
22
Thông qua biểu đồ bên, ta
nhận thấy, 100% GV đều sử
dụn g BTHH tron g quá trìn h
giản g dạy môn HH, tron g đó,
có 25,8 % GV rất thườn g xuyên
sừ dụn g, 60 % GV thườn g
xuyên dùn g và 14,2 % GV
thỉn h thoản g dùng. Như vậy, có
thể thấy tất cả GV đều cần
BTHH tron g dạy học, tuy
n hiên , mức độ áp dụn g của các
GV chưa đồng đều.
hóa học trong dạy học hóa học
Câu 3. Thầy/cô hãy cho biết nguồn sưu tầm BTHH của Thầy/Cô?
0.00%
■ Rất thường xuyên
■ Thường xuyên
■ Không thường xuyên
■ Không sử dụng
Biêu đồ 1.2. Mức độ giáo viên sử dụng bài tập
Biếu đồ 1.3. Nguồn sưu tầm bài tập hỏa học của giáo viên
Từ kết quả khảo sát GV về nguồn sưu tầm BTHH của GV, có thể thấy, rất ít GV ( 8,57 %) tự biên soạn BTHH để sử dụng, hầu hết GV đều lấy BTHH có sẵn để sử dụng. Trong đó, GV sử dụng BT lấy từ sách giáo khoa và sách bài tập là 100%, sách tham khảo và internet là 88,57 %.
Câu 4. Tiêu chí Thầy/Cô lựa chọn BTHH để giảng dạy cho HS?
23
Biếu đồ ỉ.4. Tiêu chí giáo viên lựa chọn hài tập hóa học đê giảng dạy cho học sinh
Biểu đồ trên cho thấy, GV đã lựa chọn BTHH đế giảng dạy dựa trên các tiêu chí khác nhau. 100% GV đều lấy tiêu chí thanh bậc nhận thức để lựa chọn BTHH giảng dạy cho HS. 89 % GV dựa vào tiêu chí nội dung và trình độ học lực của HS
để lựa chọn các BTHH.
Câu 5. Trong quá trình dạy học thầy/cô thuờng sử dụng BTHH trong các hoạt động nào?
Biêu đồ 1.5. Các hoạt đông dạy học giáo viên thường sử dụng bài tập hỏa học
Thôn g qua biểu đồ, có thể thấy, 100% GV sử dụng BTHH trong các hoạt động củng cố, luyện tập và kiểm tra, đánh giá, có 34 % GV sử dụng BTHH trong hoạt động khởi động và hình thành KT mới. Kết quả trên cho thấy, BTHH có thể sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học.
24
Câu 6. Mục đích sử dụng BTHH của thây/cô?
thú cho sinh ghi năng lực năng lực năng lực trí thông tư duy học sinh nhớ kiến giải quỵết giao tiếp nhận thức minh cho cho học
thức vấn đề cho học cho học học sinh sinh
cho học sinh sinh sinh
Biếu đồ 1.6. Mục đích sử dụng bài tập hóa học của giáo viên
Biểu đồ trên cho thấy, hầu hết GV sử dụn g BTHH với mục đích giúp HS ghi nhớ KT (86 %), rất ít GV sử dụng BTHH với mục đích phát triền NL cho HS, có 17,14 % với mục đích phát triển NLNTHH, 14,28 % với mục đích phát triển NL GQVĐ, đặc biệt chỉ có 2,72% với mục đích phát triển NL giao tiếp.
Qua kết quả điều tra về thực trạng sử dụng BTHH của GV chúng tôi kết luận như sau:
- Nhiều GV chưa đánh giá cao tầm quan trọng của BTHH đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học HH. Đã có nhiều GV sử dụng BTHH trong quá trình dạy học nhưng việc sử dụng chưa thường xuyên.
- Mục đích của GV khi sử dụng BTHH trong dạy học là giúp HS ghi nhớ KT, gây hứng thú học tập và phát triền tư duy cho HS. Hầu hết GV chưa sử dụng BTHH trong dạy học để phát triển NL cho HS đặc biệt là NLNTHH.
- Nguồn sưu tầm BTHH của GV rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, GV còn
sử dụng các BT có sẵn mà ít GV tự biên soạn BT ( có 3/35 GV tự biên soạn BTHH
- chiếm 8,57%).
25
■ Rất quan trọng
■ Quan trọng
■ Tương đối quan trọng
■ Không quan trọng
b. về thực trạng sử dụng bài tập Hóa học để phát triển năng lực nhận thức Hóa học cho học sinh
Câu 7: Thầy/Cô hãy đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển NLNTHH cho HS trong dạy học môn HH ở trường phổ thông?
Thôn g qua biểu đồ, có thể
thấy, khôn g có GV n ào phủ n hận
về tầm quan trọn g của NLNTHH
tron g dạy học môn HH. Phần lớn
GV đều cho rằn g NLNTHH vai trò
rất quan trọng (54,3 %) và quan
trọn g (39,9 %), chỉ có 2 GV (5,8 %)
n hận địn h về vai trò của
NLNTHH ở mức tươn g đối.
Biểu đồ 1.7. Nhận định của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực nhận
thức hỏa học cho học sinh
Câu 8: Thầy/Cô cho biết lí do cần thiết phải hìn h thàn h và phát triển NLNTHH
cho HS tron g dạy học HH?
Bảng 1.2. Nhận định của giáo viên về lí do cần thiết phải hình thành và phát triển
năng lực nhận thức hóa học cho học sinh trong dạy học Hóa học
Lí do Tỉ lệ chọn
Tương hỗ cho sự phát triển các phẩm chất của HS (yêu
thiên n hiên đất n ước, tnm g thực, trách n hiệm,...).
11/35-31,42 %
Góp phần giúp HS hìn h thàn h, phát triền các NL chun g
(NL tự chủ, tự học, NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề và
sán g tạo).
12/35 - 34,28 %
Tạo điều kiện phát triển các NL đặc thù hóa học khác (NL
tìm hiếu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học ; NL vận
dụn g kiến , thức kĩ n ăn g đã học).
23/35 - 65,71 %
Hình thành thế giới quan khoa học, NL nghiên cứu
khoa học.
10/35 - 28,57 %
Có n hữn g hiểu biết về thế giới tự n hiên , biết ứn g xử với 20/35 - 57,14 %
26
tự n hiên.
Tạo hứn g thú học tập, n ghiên cứu, yêu thích môn học. 15/35 - 42,86 %
Giúp HS hoàn thành mục tiêu theo chuẩn đầu ra môn
học.
32/35 - 91,42 %
Giúp HS đán h giá xu thế, yêu cầu của cuộc sốn g, địn h
hướn g
8/35 - 22,85 %
Kêt quả khảo sát cho thây, đa sô GV ( 91,2 % ) cho răng việc hình thành và phát triển NLNTHH cho HS là để HS hoàn thành mục tiêu theo chuẩn đầu ra môn học, nhiều GV chưa đánh giá cao vai trò của NLNTHH trong việc hỗ trợ sự phát triển NL ( bao gồm NL chung và NL đặc thù môn HH ) và tương hỗ cho sự phát triển phẩm chất HS.
Câu 9: Hãy cho biết mức độ quan tâm của Thầy/Cô đến việc hình thành và phát triển NLNTHH cho HS trong quá trình dạy học?
Biểu đồ khảo sát bên cho thấy 0%
100% GV đều quan tâm đển việc hình 28.57%
thành và phát triển NLNTHH cho HS. 71/ A /í/ .
Trong đó, 28,57 % GV rất quan tâm,
71,43 % GV quan tâm đến sự hình
thành và phát triển NLNTHH cho HS. , Không quan tâm . Quan tâin
■ Rất quan tâm
Biêu đồ 1.8. Mức độ quan tâm của GV
đến việc hình thành và phát triển
NLNTHH cho HS
Câu 10: Thầy/cô đã sử dụng những phương pháp dạy học nào để phát triển NLNTHH
cho HS và mức độ sử dụng các phương pháp đó?
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học
STT Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Thinh thoảng
Không
sử dụng
1 Phương pháp thuyết trình 85,71 % 14,29 % 0%
2 Phương pháp dạy học dự án 5,71 % 22,86 % 71,43 %
3 Phương pháp dạy học thực hành 28,57 % 34,28 % 37,15 %
27
4 Phương pháp dạy học giải quyết
F X
ỈX -X /\
vân đê
11,43 % 79,97 % 8,6%
5 Phương pháp dạy học hợp tác 45,71 % 45,69 % 8,6%
6 Phương pháp sử dụng bài tập hóa
học
25,71 % 71,43 % 2,86 %
7 Phương pháp dạy học theo góc 11,43 % 20,00 % 68,57 %
8 Phương pháp đàm thoại gợi mở 57,15 % 42,85 % 0%
Kêt quả của bảng sô liệu trên cho thây:
Đa số GV vẫn sử dụng phương pháp truyền thống như thuyết trình (thường xuyên chiếm 85,71%), hoặc cải tiến như đàm thoại gợi mở (thường xuyên chiếm 57,15 %). GV chưa thực sự quan tâm đến các PPDH hiện đại như PPDH dự án (71,43 % GV không sử dụng), phương pháp dạy học GQVĐ ( 79,97 % GV thỉnh thoảng sử dụng ), sử dụng BTHH ( 71,43 % GV thỉnh thoảng sử dụng )...
Câu 11: Theo Thầy/Cô việc sử dụng BTHH trong dạy học có phải là PPDH có hiệu quả cao trong việc phát triển NLNTHH cho HS không?
Kết quả trong biểu đồ 1.9 cho
thấy, đa số GV đồng ý với việc việc
sử dụng BTHH trong dạy học là
PPDH có hiệu quả cao trong việc phát
triển NLNTHH cho HS.
Biểu đồ 1.9. Nhận định của GV về hiệu quả việc sử dụng BTHH trong dạy học nhằm
phát triển NLNTHH cho HS.
Câu 12: Thầy/Cô đã sừ dụng loại BTHH nào để phát triển được NLNTHH cho HS
và mức độ sử dụng chúng?
28