Thương hiệu lớn, có uy tín và độ tín nhiệm cao
VietinBank là một trong bốn ngân hàng lớn của Việt Nam và là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước. Sau hơn 30 năm hoạt động, VietinBank có mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành với 155 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch. Ngoài ra VietinBank còn có trụ sở ở Cộng hòa Liên Bang Đức và Lào, điều đó đã ghi dấu ấn đậm sâu trên đất nước Việt Nam và toàn cầu. Chi nhánh 6 là một trong 155 chi nhánh
từ lâu đã được xem là chi nhánh có hoạt động lớn mạnh tại TPHCM. Nhờ bao năm gầy dựng niềm tin và thương hiệu lớn mạnh của mình, giờ đây người dân đều biết tới VietinBank là một trong “tứ đại gia” trong lĩnh vực ngành ngân hàng. Gần đây nhất vào năm 2021, VietinBank được vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2021”, điều đó càng chứng tỏ khách hàng tin tưởng ngân hàng và an tâm khi đến giao dịch vay tiêu dùng tại ngân hàng.
Địa bàn hoạt động
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 6 được xây ở vị trí rất thuận lợi nằm giữa quận 5 sầm uất. Chi nhánh nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Trãi, xung quanh là khu vực dân cư sinh sống và kinh doanh nên rất dễ thu
hút khách hàng. Ví dụ điển hình của VietinBank – Chi nhánh 6 trong quý III năm
2022 với địa bàn gần chợ, bệnh viện, trường học,… đã có khoản 80 KH trong 1 tháng
có nhu cầu vay tiêu dùng thuộc nhiều phân khúc.
Ban lãnh đạo quản lý, điều hành
Với sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như vị trí thuận lợi thì không thể thiếu người dẫn lối, chỉ đạo từng phòng để có được kết quả tốt sau quá trình làm việc đầy gian nan. Vì thế, các vị trí quan trọng như Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng đều được trụ sở chính của VietinBank chọn lựa và bổ nhiệm nắm giữ từng vị trí để kết hợp với các nhân viên tạo lập nên một chi nhánh 6 như hiện nay. Tất cả những cán bộ được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo ấy luôn là những con người đầy kinh nghiệm trong thương trường ngân hàng, đầy lòng nhiệt huyết và quyết tâm cùng nhau đưa chi nhánh 6 ngày càng vững mạnh hơn nữa trong tương lai.
Nhân sự
Cán bộ công nhân viên của chi nhánh cũng được xem là “bộ mặt” của chi nhánh, là người tiếp xúc và làm việc gần nhất với khách hàng nên cán bộ công nhân viên là chìa khóa quyết định sự thành công của ngân hàng. Các nhân viên phải trải qua một kì thi tuyển hết sức nghiêm ngặt để vào được các vị trí của ngân hàng, đầu vào của nhân sự được tuyển dụng cẩn thận đảm bảo hiệu quả trong công tác làm việc tại chi nhánh. Bên cạnh đó, công tác đào tạo được đẩy mạnh nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên cùng với cơ chế lương được xây dựng mới, gắn chế độ đãi ngộ với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, tạo động lực cho cán bộ cống hiến. Chi nhánh luôn mở thêm các khóa học kĩ năng, tín dụng để nâng cao chất lượng nhân viên, ngoài ra mở thêm các lớp sinh hoạt, vận động như yoga, gym giúp nhân viên giảm căng thẳng sau ngày làm việc.
2.3.2 Những khó khăn
Thứ nhất, chất lượng thông tin khách hàng cung cấp còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của khách hàng: thông tin của các KHCN đưa ra không đầy đủ, chính xác về tình hình thu nhập...Nguyên nhân là do khi CBTD đi thẩm định thực tế đều thông báo trước cho
khách hàng vay vốn, nên có số ít trường hợp khách hàng có chủ ý kê khai không đúng
sự thật trong hợp đồng tín dụng, nên đã có thời gian chuẩn bị dựng lên một hoạt động không có thật để CBTD thẩm định, điều này đã làm cho ngân hàng gặp phải rủi ro về khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
Thứ hai, thẩm định có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, có ảnh hưởng đến cả giai đoạn trước và sau cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, một số CBTD đã coi nhẹ khâu này: sao chép nguyên thông tin do khách hàng cung cấp mà thiếu sự đối chiếu, phân tích xác nhận từ các nguồn thông tin khác. Tất cả điều này làm giảm độ chính xác trong công tác thẩm định. Kết quả là, xuất hiện một số món vay có nợ quá hạn tuy là không đáng kể nhưng mà cũng có một phần nguyên nhân do thẩm định rủi
ro không chính xác và không tách bạch giữa khâu cán bộ quan hệ khách hàng và cán
bộ thẩm định.
Thứ ba, vay tiêu dùng thường có lãi suất cao hơn so với loại hình vay vay kinh doanh, điều này có thể khiến việc trả nợ trở nên nặng nề cho KH. Ví dụ thực tiễn tại VietinBank – Chi nhánh 6 thì nếu KH A vay 1 tỷ tiêu dùng gốc trả điều hàng tháng thì KH sẽ phải áp lực tài chính trả lãi và gốc.
Thứ tư, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm tình kinh tế đi xuống dẫn đến giảm nguồn thu các chủ doanh nghiệp, tiểu thương,… Ví dụ minh họa của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh 6 đã phát sinh 3 món nợ quá hạn với khoản 1.6 tỷ đồng sau 4 tháng kể từ dịch Covid-19 bùng phát 07/2021.
Thứ năm, năng suất lao động còn thấp ở việc cho vay tiêu dùng, chất lượng thẩm định chưa tốt.
Cuối cùng, việc kiểm tra TSBĐ chưa được làm thường xuyên mà chỉ định giá hoặc đánh giá lại tài sản ở mức độ trên giấy tờ, không kiểm tra tài sản thực tế và đối với những tài sản nhỏ, CBTD trực tiếp thẩm định mà không thông qua các công ty định giá chuyên nghiệp. Đồng thời, chính việc không kiểm tra TSBĐ và khả năng trả
nợ của khách hàng trong quá trình vay vốn, do đó có một số khách hàng suy giảm tài chính dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng không đảm bảo theo thời gian quy định.
2.3.3 Nguyên nhân
Nhiều bài nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng đã phân tích mối quan hệ giữa tình hình kinh tế vĩ mô và chất lượng tín dụng. Trong lĩnh vực nghiên cứu này, người
ta đưa ra giả thuyết rằng giai đoạn kinh tế mở rộng thường có tỷ lệ NPL (các khoản
nợ xấu) tương đối thấp, vì cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều có dòng thu nhập
và doanh thu đủ để trả nợ. Tuy nhiên, khi giai đoạn bùng nổ kéo dài, tín dụng được
mở rộng cho các con nợ có chất lượng tín dụng thấp hơn và sau đó, khi suy thoái kinh
tế xảy ra, NPL tăng lên. Carey (1998) cho rằng “Tình trạng của nền kinh tế là yếu tố
hệ thống quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ tổn thất của danh mục nợ xấu”.
Các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng có xu hướng xác nhận mối liên hệ đã
đề cập giữa giai đoạn của chu kỳ kinh tế và vỡ nợ tín dụng. Quagliarello (2007) phát hiện ra rằng “Chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến NPL đối với một nhóm lớn các ngân hàng Ý trong giai đoạn 1985-2002”. Hơn nữa, Cifter et al. (2009) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về “Tác động của sản xuất công nghiệp đối với số lượng NPL trong hệ thống tài chính Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2001-2007”.
Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương VN nói chung và Chi nhánh 6 nói riêng thì nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng được xác qua 2 yếu
tố sau:
Yếu tố khách quan:
Suy thoái kinh tế: Khó khăn kinh tế hiện tại đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành, bao gồm sản xuất và dịch vụ, dẫn đến giảm lợi nhuận và doanh thu. Do
đó, khả năng trả nợ của người vay bị ảnh hưởng đáng kể.
Dịch bệnh đang diễn ra và những hậu quả kinh tế đi kèm dự kiến sẽ làm trầm trọng thêm tình hình, tiềm ẩn nguy cơ khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn nữa.
Yếu tố chủ quan:
Chính sách cho vay chưa phù hợp: Việc áp dụng các chính sách cho vay thiếu linh hoạt và không phân tán rủi ro hiệu quả đã dẫn đến khả năng gia tăng
nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao chủ yếu do các khoản nợ quá hạn tích tụ từ những năm trước.
Tình hình địa bàn của chi nhánh 6 nằm ở Quận 5, 6 gần khu chợ, tiểu thương nên việc cho vay sản xuất kính doanh là chủ yếu.
Năng suất hoạt động của cán tín dụng thấp về việc tiếp thị khách hàng cho vay tiêu dùng.
So với các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài và ngân hàng cổ phần, quy trình vay vốn tại đây còn nhiều bước phức tạp và tốn thời gian.
Thiếu ý thức của khách hàng: Một số khách hàng thiếu ý thức trong việc trả nợ cho ngân hàng, thể hiện qua việc chây ì, trốn tránh nghĩa vụ thanh toán và
sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến tình trạng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng