CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh 6
Theo Thomas (2000) “Việc đánh giá các khoản vay tiêu dùng đối với các tổ chức tài chính trở nên quan trọng hơn do các yêu cầu của Basel II. Khi nhận được hồ
sơ vay, các nhà phân tích của tổ chức sẽ đánh giá và phân loại chúng thành các khoản vay không vỡ nợ và các khoản vay vỡ nợ dựa trên 5 yếu tố C: phẩm chất của người vay (character), vốn (capital), tài sản đảm bảo (collateral), khả năng trả nợ (capacity)
và tình hình kinh tế (economic condition)”. Lee, Chiu, Lu, và Chen (2002) cho rằng
“Các hồ sơ vay không có khả năng vỡ nợ được chấp thuận để thực hiện nghĩa vụ cho vay nhằm gia tăng lợi nhuận, trong khi các hồ sơ vay có khả năng vỡ nợ sẽ bị từ chối
để giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp này việc xếp hạng tín dụng là một cách để phân loại”.
Để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng phải thực thi các quy định pháp luật
về bảo vệ khoản vay được bảo đảm bằng QSDĐ trong các giao dịch cho vay đối với
KH của tổ chức tín dụng, giải pháp toàn diện là nâng cao nhận thức pháp luật từ cấp quản lý đến cán bộ tín dụng tham gia nghiệp vụ. Cụ thể, người quản lý và điều hành
tổ chức tín dụng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cần nâng cao năng lực ban hành văn bản quản lý và điều hành để quản lý hiệu quả quy trình xác lập và thực hiện giao dịch cho vay được bảo đảm bằng QSDĐ đối với KH. Quy định này sẽ tạo lập cơ sở pháp lý để ngân hàng có thể kiểm tra, giám sát việc nhận TSBĐ và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn. Khi thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và quyết định nhận TSBĐ, cần tuân thủ các quy định pháp luật và quy định riêng của TCTD.
Do thiếu sự đào tạo thường xuyên về kiến thức và pháp luật, CBTD đôi khi dựa vào kinh nghiệm và thói quen khi thẩm định TSBĐ trước khi nhận. Tuy nhiên, trong thực tế, khi giải quyết các vấn đề về xác lập giao dịch, hầu hết CBTD tham gia vào quá trình thẩm định đều tham khảo ý kiến của bộ phận pháp chế.
Thực tiễn xác lập một giao dịch tiền vay bảo đảm bằng QSDĐ cho thấy cần phải thẩm định kỹ lưỡng và cẩn trọng, vì TSBĐ, đặc biệt là BĐS nói chung và QSDĐ nói riêng, thường có giá trị cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có nguồn gốc phức tạp. Việc thẩm định hiệu quả đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn cao mà còn phải hiểu biết đầy đủ về các quy định pháp luật và thủ tục hành chính liên quan.
Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro hiệu quả khi nhận QSDĐ làm TSBĐ, CBTD cần chủ động tìm hiểu và cập nhật kiến thức về luật liên quan đến giao dịch bảo đảm bằng
QSDĐ của KH. Khi nhận TSBĐ là căn hộ hoặc nhà dự án gắn liền với QSDĐ, cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng pháp lý và tiến độ triển khai dự án. Điều này bao gồm việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn như thua lỗ, chậm trễ dự án hoặc thậm chí chủ đầu tư
bỏ dở công trình, dẫn đến KH không thể bán tài sản để trả nợ, ngân hàng khó thu hồi khoản vay.
Trong một số trường hợp, cá nhân có thể sở hữu BĐS, chẳng hạn như QSDĐ, nhưng không có HĐMB mà chỉ có HĐGV. Ngoài ra, có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác thông qua xác nhận có dấu của chủ đầu tư. Mặc dù KH vẫn giữ quyền sở hữu đối với tài sản, nhưng việc sử dụng tài sản này làm tài sản thế chấp sẽ đặt ra thách thức đáng kể cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ do có nhiều bên liên quan khác.
3.2.1 Lập kế hoạch kinh doanh cho vay tiêu dùng
Thực tế các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho vay tiêu dùng phải được triển khai đầy đủ, đồng bộ: bám sát chỉ tiêu kế hoạch được Ban điều hành giao, xây dựng kế hoạch việc giao chỉ tiêu kinh doanh đến các khối khách hàng, các Phòng, cán bộ trực tiếp kinh doanh; Tổ chức truyền thông, thảo luận thống nhất thực hiện đúng định hướng, thực thi công tác kinh doanh của NHCT VN, CN với những giải pháp đổi mới sáng tạo.
Phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ chủ chốt, Next gen, cán bộ quy hoạch trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh, các giải pháp hành động nhằm bổ sung mục tiêu đã đặt ra và đạt kết quả đảm bảo đúng về chất lượng và thời gian tại đơn vị các khối, các Phòng và cán bộ. Nâng cao năng lực thực thi toàn đơn vị trong đó vai trò Lãnh đạo phòng và các Phó Giám đốc trong việc thực hiện chỉ tiêu kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.
Sự quyết liệt việc tổ chức thực hiện đặc biệt là các chương trình thi đua, chiến dịch đạt kết quả cao để hoàn thành được các nhiệm vụ được giao. Nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.
3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với nhu cầu vay vốn
Trước khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng thường có sự hỏi
thăm, tìm hiểu rồi so sánh mới đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ nào phù hợp và chất lượng nhất. Đối với sản phẩm, dịch vụ của VietinBank- CN 6 cũng vậy, muốn khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình thì phải phát triển toàn vẹn và có lẽ là hơn cả đối thủ cạnh tranh. Vì thế, sản phẩm CVTD phải tiếp tục được phát huy những thế mạnh của nó và phát triển thêm những gì mà sản phẩm CVTD chưa có so với mặt bằng chung trong lĩnh vực ngân hàng. Điểm yếu của ngân hàng trong sản phẩm vay vốn là ngân hàng chỉ chú trọng vào các sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn như mua nhà, đất ở, mua ô tô và “quên” đi các sản phẩm vay tiêu dùng khác như vay thấu chi, thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm. Chi nhánh cần đặt ra câu hỏi vì sao khách hàng không sử dụng các sản phẩm này và từ đó tìm ra hướng đi hợp lí. Chi nhánh có thể mở một chiến dịch quảng bá các sản phẩm vay du học gần các trường học, đưa ra các ưu đãi và lợi ích của việc du học mở rộng tương lai, tương tự với các sản phẩm khác. Hãy đưa ra các ưu điểm của các sản phẩm nhiều hơn các khuyết điểm để kích thích khách hàng có niềm tin vào sản phẩm và quyết định chọn vay vốn tại VietinBank - Chi nhánh 6.
3.2.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho cán bộ chi nhánh.
Một trong những yếu tố hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh đó chính là đội ngũ cán bộ nhân viên. Để tối ưu hóa lợi nhuận thì việc đem lại sự hài lòng cho khách hàng là điều không thể thiếu, để đạt được điều đó: - Cần chú trọng vào việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán
bộ chi nhánh, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng chăm sóc, nhận biết khách hàng cũng như các khóa học chuyên sâu về nghiệp vụ nhằm giúp cán
bộ có thể nắm bắt tâm lý khách hàng, xử lý tốt tình huống và đem lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
- Song song các buổi học, các khóa đào tạo cần tổ chức thêm các bài kiểm tra nghiệp vụ sau mỗi khóa học nhằm giúp đội ngũ cán bộ có thể nắm vững kiến thức bổ sung kịp thời nhằm tạo ra sự đồng đều trong chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên.
- Nên đặt ra các chương trình thúc đẩy, khen thưởng cán bộ nhằm tạo động lực tinh thần làm việc cho cán bộ đồng thời tối đa hóa lợi nhuận cho chi nhánh.
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn
Khi khách hàng muốn vay tiêu dùng hay kinh doanh thì đều cần qua được yếu
tố quan trọng nhất của ngân hàng đó là thẩm định cho vay. Chi nhánh thẩm định càng cẩn thận thì rủi ro về nợ xấu càng giảm đi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định đến qui mô CVTD, chất lượng khoản vay và lợi nhuận của CVTD mang lại. Có nhiều ngân hàng hay làm tắt các bước trong công tác thẩm định vay vốn để đạt chỉ tiêu, để thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà quên mất rủi ro về sau. Vì thế, chi nhánh cần kỹ càng, thận trọng trong quá trình thẩm định CVTD vì khoản cho vay này khách hàng dùng để chi tiêu, không phải đầu tư nên rủi ro cao. Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, ngân hàng cần phân tích, đánh giá khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về nhu cầu sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng. Mục đích của việc thẩm định hồ sơ vay vốn không chỉ đánh giá về sự trung thực của khách hàng, mà còn dự trù khả năng rủi ro cho ngân hàng khi quyết định giao một số tiền lớn cho ai. Điều quan trọng là không được bỏ qua bước nào vì cán bộ tín dụng là người nắm bắt hết các thông tin của khách hàng, nên họ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo ngân hàng và pháp luật.
Tuy nhiên, nếu công đoạn thẩm định quá lâu và thủ tục quá rườm rà, phức tạp thì sẽ làm sự kiên nhẫn, chờ đợi của khách hàng bị lung lay và dễ thay đổi nhu cầu vay vốn tại chi nhánh. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên và việc tăng cường công tác thẩm định luôn tồn tại song song với nhau. Một cán
bộ có đầy đủ kỹ năng chăm sóc khách hàng và nắm vững nghiệp vụ chuyên môn sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí góp phần đẩy nhanh tiến độ thẩm định, ra quyết định nhanh chóng mà vẫn nhận được sự hài lòng khách hàng.
Thế nên, chi nhánh cần phải có những biện pháp cân bằng vừa đảm bảo được độ an toàn trong thẩm định mà còn giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu nhanh hơn có thể.
3.2.5. Năng cao năng suất hoạt động, chất lượng thẩm định.
Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng được đi tiếp thị khách hàng cho vay tiêu dùng tại các địa bàn khác
Mở các lớp đào tạo thực tế về việc thẩm định cho từng cán bộ tín dụng.
3.2.6. Nâng cao hoạt động Marketing các sản phẩm vay tiêu dùng
Nhằm khắc phục tình trạng khách hàng ít biết đến các sản phẩm vay tiêu dùng của ngân hàng, chi nhánh 6 nên đẩy mạnh bộ phận chuyên trách về xây dựng và thực thi chiến lược Marketing ngân hàng. Bộ phận chuyên trách Marketing sẽ kết hợp với các bộ phận khác để sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo các công cụ kĩ thuật của Marketing ứng dụng trong hoạt động ngân hàng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhằm đưa ra các chính sách về sản phẩm, giá cả,… có tác dụng giúp chi nhánh giới thiệu, cung ứng các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nói chung
và dịch vụ CVTD nói riêng đến đông đảo công chúng. Điều này là hết sức cần thiết, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM trên thị trường có xu hướng nóng lên như hiện nay và cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới.
Nhiệm vụ của chi nhánh là phải đi trước các ngân hàng trước một bước trong việc thực hiện chương trình Marketing sản phẩm, dịch vụ của mình. Đảm bảo người dân luôn nghĩ đến hình ảnh VietinBank với chất lượng tốt, phục vụ tận tình trong quá trình cung ứng sản phẩm CVTD. Hơn nữa, chi nhánh cũng có thể thực hiện tiếp thị theo cách truyền thống bằng cách chăm sóc khách hàng chu đáo, tạo được độ tin cậy, tất yếu làm giá trị của ngân hàng sẽ được phát triển một cách vững chắc hơn.
3.2.7. Nâng cao chất lượng công nghệ 4.0
Với mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu, mang đến cho KH trải nghiệm vượt trội Ngân hàng TMCP Công thương VN đã triển khai các dự án chuyển đổi số trong những năm tới và tin rằng VietinBank cùng sức sáng tạo không giới hạn của công nghệ, qua đó đem lại trải nghiệm hoàn hảo cho KH và cán bộ nhân viên.
Là ngân hàng tiên phong trong công nghệ 4.0, VietinBank - Chi nhánh 6 nhờ đó đã đạt nhiều thành tựu trong kỹ thuật số, công nghệ hiện đại vượt trên các ngân hàng. Tuy nhiên, máy móc thiết bị cũng sẽ dần bị mai một khiến máy tính của cán bộ công nhân viên bị chậm, tắt nguồn hoặc mất tài liệu. Chi nhánh cần có biện pháp xử
lý kịp thời, nâng cấp máy móc và bảo trì thường xuyên để cán bộ công nhân viên có thể xử lý công việc kịp thời, tối đa năng suất. Vì khi máy móc bị hư hại dẫn đến công
bị đình trệ, khách hàng phải chờ đợi quá lâu sinh ra nản chí và không muốn quay lại với VietinBank nữa.