CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
II. Đưa ra các chiến lược thay thế
1. Các chiến lược thay thế đối với các thách thức chiến lược
Sau khi đánh giá các thách thức và yêu cầu mà Mondelez Kinh Đô đang phải đối mặt, việc thiết lập các chiến lược phù hợp là cực kỳ quan trọng để công ty vượt qua những thách thức này và tiến xa hơn trên thị trường. Dưới đây là chiến lược ứng với cấp công ty do nhóm em đề xuất:
a. Chiến lược tăng trưởng tập trung
- Chiến lược thâm nhập thị trường:
Kinh Đô tập trung vào đa dạng sản phẩm, chất lượng và giá cả cạnh tranh để tăng thị phần.
Quảng cáo và tiếp thị được tăng cường qua triển lãm, quảng cáo trên báo và xe tải giao hàng.
Mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước, bao gồm các tỉnh và điểm bán lẻ.
64
- Chiến lược phát triển thị trường:
Củng cố thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế.
Tăng cường hiện diện ở các thị trường mới như Myanmar, Trung Đông và Trung Quốc.
Tiếp tục duy trì và phát triển thị trường truyền thống như Nhật Bản.
- Chiến lược phát triển sản phẩm:
Đầu tư vào máy móc, công nghệ tiên tiến và nghiên cứu sản phẩm mới.
Cải tiến sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm trong các dịp lễ lớn như Trung Thu và Tết Nguyên Đán.
Tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý, giảm chi phí và tăng cường nghiên cứu thị trường và nguyên liệu nội địa.
b. Chiến lược hội nhập/liên kết
Chiến lược kết hợp về phía trước:
- Đây là chiến lược chi phối hoặc kiểm soát đối với các nhà phân phối. Hiện nay, đối với các nhà phân phối trong nước, Mondelez Kinh Đô hoàn toàn có thể chi phối vì thương hiệu của mình nổi tiếng, chất lượng sản phẩm tốt, tài chính mạnh. Ngược lại, đối với các nhà phân phối nước ngoài thì Mondelez Kinh Đô chưa thể chi phối được tuy đã có thương hiệu mạnh từ công ty mẹ Mondelez International. Nhưng thương hiệu Kinh Đô vẫn chưa xây dựng được “một cú hích” nào quá lớn cho thị trường nước ngoài.
- Do đó, đối với các nhà phân phối trong nước, Mondelez Kinh Đô tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống phân phối, nhằm mở rộng thị phần nội địa. Mặt khác, chiến lược này cũng tăng cường quảng cáo cho cho Mondelez Kinh Đô thông qua những bảng hiệu tại các cửa hàng. Đối với các nhà phân phối ngoài nước, Mondelez Kinh Đô cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu ở nước ngoài, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng cường mối quan hệ, tìm kiếm nhiều nhà phân phối mới… để dần dần tăng uy tín của Mondelez Kinh
Đô trên thị trường quốc tế.
Chiến lược kết hợp về phía sau:
65
- Kết hợp về phía sau là chiến lược là chi phối và kiểm soát các nhà cung cấp. Mondelez Kinh Đô cần phải thiết lập được mối quan hệ khăng khít với nhà cung cấp để được nguồn cung ổn định và giá cạnh tranh bằng cách ký hợp đồng dài hạn, hỗ trợ tài chính…
- Tuy nhiên, để thực hiện được chiến lược này, Mondelez Kinh Đô phải có khả năng tài chính vững mạnh, doanh thu lớn và tăng trưởng ổn định…
- Sau khi thực hiện thương vụ mua đi bán lại với KIDO, Mondelez Kinh Đô vẫn tiếp tục hợp tác với các nhà cung ứng đã từng cung ứng cho KIDO, với việc rút kinh nghiệm đi trước từ KIDO, Mondelez sẽ có những biện pháp tăng cường sự kiểm soát đối với các nhà cung ứng nguyên liệu một cách chặt chẽ hơn.
Chiến lược kết hợp theo chiều ngang:
- Kinh Đô có thể mua lại, liên doanh các doanh nghiệp trong ngành. Phương án này giúp cho Kinh Đô giảm chi phí đầu tư ban đầu, chỉ tập trung cải tạo và khai thác theo chiến lược của Kinh Đô.
- Mặt khác, liên doanh sẽ tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn, khả năng đáp ứng được nhiều chủng loại sản phẩm hơn, điều hòa các nguồn lực, các thế mạnh của mỗi công ty, tiếp cận thị trường, nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Đặc biệt, liên doanh với các công ty nước ngoài giúp Kinh Đô học hỏi được trình độ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, chia sẻ công nghệ, thị trường của đối tác…
- Trong quá khứ đã có không ít lần Kinh Đô đã sử dụng những chiến lược mang tính chất M&A như mua lại Kem Wall của Unilever, đến năm 2014 Mondelez Kinh Đô mua lại 20% cổ phiếu còn lại của KIDO, trở thành doanh nghiệp Vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn 100%. Tới năm 2021 Mondelez Kinh Đô liên doanh cùng Vinamilk để cùng nhau sản xuất sữa ngô, đậu nành tươi. (Đã dừng hợp tác)
- Ngoài những thương vụ đình đám trên, Mondelez Kinh Đô còn hàng loạt các thương vụ khác như mua cổ phần Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex,
ua cổ phần công ty dầu thực vật Tường An, đầu tư vào Dabaco, mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát.
c. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
66
- Nguồn nguyên liệu hạt điều, hạt bắp, đậu phộng… ở Việt Nam rất dồi dào, nhu cầu thị trường cao. Hơn nữa, những mặt hàng này có cùng đặc điểm phân phối như bánh kẹo,
có thể tận dụng những máy móc thiết bị của ngành bánh kẹo để sản xuất.
- Hiện tại, phần lớn các sản phẩm này do các cơ sở nhỏ sản xuất, chất lượng không cao, Kinh Đô cần tập trung nghiên cứu công nghệ, quy trình sản xuất để chiếm lĩnh thị trường nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu.
d. Chiến lược cắt giảm và thay đổi
- Tối ưu hóa (cắt giảm) danh mục sản phẩm:
Đánh giá lại danh mục sản phẩm để tập trung vào các sản phẩm có hiệu suất cao nhất
và tiềm năng phát triển lớn nhất.
Loại bỏ hoặc giảm sản phẩm không hiệu quả hoặc không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Tăng cường nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng mới, từ
đó điều chỉnh danh mục sản phẩm một cách linh hoạt và phù hợp.
- Tối ưu hóa (cắt giảm) chi phí (nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế):
Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Đầu tư vào công nghệ và tự động hóa để giảm số lượng lao động cần thiết và tăng hiệu suất sản xuất.
Tối ưu hóa chuỗi cung: Đánh giá lại các nhà cung cấp và tìm kiếm cơ hội để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm chi phí vận chuyển và tối ưu hóa quản lý kho.
e. Chiến lược cấp kinh doanh
Chiến lược tập trung khác biệt hóa:
- Nhận thấy nhu cầu về thời trang của khách hàng ngày càng tăng. Mỗi sự lựa chọn của khách hàng đối với mẫu mã các sản phẩm cũng phần nào thể hiện phong cách cá nhân riêng của mỗi người. Chúng tôi mong muốn mang đến trải nghiệm mới lạ cho khách hàng. Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một thế giới mới lạ, nơi mà sự sáng tạo của thời trang gặp gỡ với vẻ đẹp ngọt ngào của bánh kẹo. Tại đây, không chỉ là nơi để thỏa mãn vị giác mà còn là nơi để khám phá và thể hiện phong cách cá nhân của bạn. Chúng
67
tôi muốn dẫn dắt bạn qua một hành trình sáng tạo, nơi mà mỗi chiếc bánh kẹo không chỉ
là một sản phẩm ẩm thực mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thời trang.
- Bước đầu tiên để thực hiện chiến lược này Mondelez Kinh Đô sẽ hợp tác với các nhà thiết kế thời trang để phát triển các sản phẩm đặc biệt.
- Tổ chức các sự kiện và triển lãm kết hợp giữa thời trang và bánh kẹo, nơi mà khách hàng
có thể thưởng thức và mua sắm các loại sản phẩm được tích hợp giữa bánh kẹo và thời trang.
- Phát triển các sản phẩm quà tặng và quà biếu đặc biệt kết hợp giữa bánh kẹo và các phụ kiện thời trang, như hộp quà bánh trung thu được thiết kế như các chiếc vali thời trang, hộp giày hoặc túi xách độc đáo…
- Tạo ra các các sản phẩm quà tặng đặc biệt kết hợp giữa bánh kẹo và trang sức như vòng
cổ, bông tai, hoặc dây chuyền.
- Thấu hiểu “xu hướng trải nghiệm sản phẩm độc quyền” hay “cá nhân hóa” kết hợp với mảng thời trang.
Nhóm chúng em đưa ra các chiến lược sau:
- Phát triển các loại bánh kẹo đặc biệt được thiết kế và đóng gói theo yêu cầu riêng của khách hàng cho các sự kiện thời trang cá nhân như tiệc sinh nhật, buổi ra mắt sản phẩm, hoặc kỷ niệm đặc biệt.
- Tùy chỉnh bao bì và sản phẩm bánh kẹo để phản ánh phong cách và sở thích của người nhận, tạo ra một trải nghiệm quà tặng cá nhân và độc đáo. Sẽ tuyệt vời hơn khi những bao bì được lấy cảm hứng từ túi xách của Uniqlo hay lấy cảm hứng từ hộp giày của Bitis chẳng hạn.
→ Bằng cách mang đến cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo kết hợp giữa hương vị tinh tế của bánh kẹo và phong cách thời trang đẳng cấp, Mondelez Kinh Đô mong muốn hướng tới việc tạo ra dấu ấn độc đáo và không giống ai trong lòng khách hàng.
68