CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Biến độc lập
ROE
Giả thuyết Kết quả nghiên cứu
Kỳ vọng dấu Kỳ vọng dấu P-value Mức ý nghĩa
TDTA - - 0,019 Có ý nghĩa thống kê
Biến độc lập
ROE
Giả thuyết Kết quả nghiên cứu
Kỳ vọng dấu Kỳ vọng dấu P-value Mức ý nghĩa
TDTC - - 0,028 Có ý nghĩa thống kê
TCTA + - 0,001 Có ý nghĩa thống kê
TDeDA + + 0,030 Có ý nghĩa thống kê
SIZE + + 0,000 Có ý nghĩa thống kê
GDP + + 0,973 Không có ý nghĩa thống kê
CPI - - 0,001 Có ý nghĩa thống kê
R2 0,3269
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
ROEi,t = – 0,1408 – 0,6012*TDTAit – 0,0171*TDTCit - 0,1851*TCTAit + 0,08995*TDeTAit + 0,0451*SIZEit – 2,0123*CPIt
Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy cả ba phương pháp ước lượng thông thường cho dữ liệu bảng bao gồm: Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM đều không phù hợp đối với mô hình nghiên cứu của luận văn do vi phạm giả thuyết hồi quy phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục các vi phạm này tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS, kết quả của mô hình hồi FGLS sẽ được sử dụng để thảo luận và phân tích các tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam:
- Hệ số R-Square là 0,3269 có nghĩa là các biến độc lập của mô hình giải thích được 32,69% sự biến thiên của biến phụ thuộc ROE.
- Các biến TDTA; TDTC; TCTA; TdeDA; SIZE; CPI có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% và 10%. Biến GDP không có ý nghĩa thống kê do P-value lớn hơn 5%.
- Bảng 4.9 cho thấy các kết quả đa số thống nhất với giả thuyết ban đầu. Sau đây
là những phân tích về kết quả tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020.
Hệ số tương quan tác động của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TDTA) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTC) với hiệu quả hoạt động kinh doanh là -0,6012 và -0,0171
có nghĩa là TDTA và TDTC có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điều này luận giải cho việc trong giai đoạn 2016 – 2020 các ngân hàng tích cực huy động các khoản vay
từ các TCTD, quỹ đầu tư hay từ NHNN ngoài nền kinh tế để thực hiện hoạt động cho mở rộng tín dụng tại ngân hàng và các khoản mục đầu tư khác nhằm đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Thực tế cho thấy tốc độ tiền gửi tại các ngân hàng mỗi năm tăng 15 – 22% tại các ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì ngân hàng Việt Nam phải chịu sức ép lớn từ cuộc suy thoái kinh tế 2018 và đại dịch Covid – 19 diễn ra do đó mặc dù dư nợ tín dụng tăng như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn khó thu hồi cũng tăng cao, trong đó, lãi vay nợ của mình vẫn phải chi trả do đó, ngân hàng nằm vào tình huống khó khăn và lợi nhuận suy giảm do đó, việc huy động các khoản nợ phải trả này đem lại tác động tiêu cực cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Goyal (2013); Trujillo và Ponce (2013); Quayyum và Noreen (2019). Do đó, giả thuyết H1, H2 được chấp nhận.
Hệ số tương quan tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TCTA) và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là -0,1851 có nghĩa là TCTA tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Điều này luận giải cho việc trong giai đoạn 2016 – 2020 các ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam gia tăng vốn chủ sở hữu để mở rộng quy mô ngân hàng và gia tăng cho vay cũng như đầu tư vào các hạng mục. Nhưng như đã phân tích ở trên thì trong giai đoạn này tình hình kinh tế không tăng trưởng tốt và các sự suy thoái kéo theo, nên việc huy động vốn chủ sở hữu tạo ra cơ hội đầu tư cho ngân hàng nhưng với các chính
sách hay chiến lược thiếu hợp lý hay tín hiệu thị trường không ổn định làm cho thu nhập của ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn cũng suy giảm. Do đó, giả thuyết H3 không được chấp nhận.
Hệ số tương quan tác động của tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (TDeTA) và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là 0,0899 có nghĩa là TdeTA tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Điều này luận giải cho việc trong giai đoạn
2016 – 2019, Vũ Phòng (2022) thì số liệu của số liệu của Tổng cục Thống kê, tới thời điểm trên, huy động vốn của các tổ chức tín dụng mới chỉ tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 3,13%) trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế cao hơn gấp 2,1 lần tốc độ huy động vốn (8,51%). Do đó, khi hoạt động tăng trưởng tiền gửi gia tăng tạo ra môi trường thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam hay nói cách khác các hoạt động đầu tư cũng được mở rộng và tạo điều kiện cho lợi nhuận thu về được gia tăng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Theo Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014). Vì vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.
Hệ số tương quan tác động của quy mô ngân hàng (SIZE) và hiệu quả hoạt động kinh doanh là 0,0451 điều này có nghĩa là SIZE có tương quan dương với hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong hoạt động của NHTM Việt Nam thì quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố khẳng định được vị thế của ngân hàng trong thị trường, nó còn thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, khi quy mô càng lớn thì các ngân hàng càng tham vọng muốn kiếm được lợi nhuận nhiều hơn vì thế sẽ tích cực gia tăng hoạt động tín dụng. Mặt khác, lợi nhuận thu được sẽ làm cơ sở để gia tăng quy mô ngân hàng. Dựa trên thực tế của các NHTM Việt Nam từ 6/2019 – 6/2020 vào thời điểm cuối năm 2019 thì tổng tài sản của các NHTM Việt Nam tăng 12,5%
so với năm 2018 và tăng trưởng tín dụng là 17,09% so với năm 2018. Tương tự 6/2020 theo thống kê thì quy mô các NHTM Việt Nam tăng 13,05% so với cùng kỳ năm 2021 và tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chậm hơn 2019 nhưng vẫn ở mức
8,5% (Vũ Phong, 2022). Điều này cho thấy, các NHTM Việt Nam đang có tham vọng mở rộng quy mô ngân hàng thông qua lợi nhuận của hoạt động tín dụng, hàng loạt các hoạt động giảm nhiệt với lãi suất cho vay và điều chỉnh tăng tỷ lệ lãi suất huy động nhằm thu hút khách hàng gửi cũng như vay tiền. Vì vậy, quy mô ngân hàng và thu nhập có mối quan hệ mật thiết tại thị trường ngân hàng Việt Nam. Kết quả này tương đồng với kết quả của nhóm tác giả Quayyum và Noreen (2019); Jadah và cộng sự (2020). Vì vậy chấp nhận giả thuyết H5.
Hệ số tương quan tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là 0,0096 điều này
có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế có tương quan dương với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, yếu tố này không có ý nghĩa thống kê tác động với hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, giả thuyết H6 không được chấp nhận.
Hệ số tương quan tác động của tỷ lệ lạm phát (CPI) và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là -2,2013 điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát có tương quan âm với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này luận giải cho việc nếu
tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao ảnh hưởng đến giá cả, sức mua của đồng tiền,... đối với ngân hàng thì nó tác động đến lãi suất mà lãi suất là công cụ mà khách hàng làm việc với ngân hàng, tuy nhiên nếu lãi suất cho vay tăng thì hoạt động của ngân hàng sẽ trở nên khó khăn, từ đó khả năng sinh lời của ngân hàng cũng giảm xuống và hiệu quả hoạt động cũng giảm. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Kayed và cộng sự (2014); Jadah và cộng sự (2020); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014). Vì vậy, giả thuyết H7 được chấp nhận.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu một cách cụ thể
về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 và kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đó là: Tỷ lệ
nợ trên vốn tổng tài sản; Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ lạm phát.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương này tác giả đã tiến hành xử lý số liệu thu thập được của 16 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2016 – 2020. Thông qua việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu , tác giả nắm được tình hình chung của mẫu và xem xét hiện tượng tương quan của các biến độc lập.
Tiếp đó, tác giả tiến hành chạy hồi quy mô hình POOLED OLS, mô hình tác động
cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tác giả đã tiến hành đo lường
sự phù hợp của 3 mô hình này thì mô hình tác động cố định FEM là phù hợp nhất
vì vậy tác giả tiến hành kiểm định các khuyết tật và khắc khục các khuyết tật này
để ra được kết quả mô hình cuối cùng. Từ kết quả này tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận giả thuyết thống kê đồng thời định hướng các hàm ý chính sách và giải pháp cho chương 5.