Tổng quan thị trường đá của Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu đá của việt nam sang thị trường trung quốc của công ty tnhh công nghệ cao cb quốc tế (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG

2.1. Tổng quan thị trường đá của Trung Quốc

2.1.1. Đặc điểm thị trường Trung Quốc

Thị trường 1,3 tỷ dân là một thị trường vô cùng rộng lớn, sẽ có rất nhiều phân khúc khác nhau. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp muốn xâm nhập vào lựa chọn được phân khúc thích hợp nhất. Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong nhiều năm liền (đạt 5.2% năm 2023). Thu nhập của dân chúng ở đây cũng tăng rất nhanh. Vì vậy tiềm năng của thị trường này trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là rất lớn. Nhu cầu của thị trường vì vậy khá đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa đến mức giá cả hàng hóa thực tế chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước ngoài với các hình thức kinh doanh khác nhau nhưng cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài.

Về vị trí địa lý

Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Mô hình phát triển kinh

tế đều hướng ra xuất khẩu. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều nét giống nhau. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hoá giữa cư dân biên giới hai nước).

Về đặc điểm kinh tế

Đặc điểm của thị trường Trung Quốc hiện nay có những đặc trưng đáng chú ý. Trong quý IV năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 5,2%, vượt qua mục tiêu mà chính phủ đã đề ra và ghi nhận mức GDP kỷ lục đạt 126,06 nghìn tỷ CNY. Mặc dù vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, nhưng tốc độ này giảm so với các giai đoạn trước đó, đặt ra nhiều thách thức cho việc duy trì đà tăng trưởng trong tương lai.

Ngoài ra, tình hình thất nghiệp tăng cao trong lao động trẻ trong tháng 6/2023 là một dấu hiệu đáng chú ý. Việc này có thể đưa ra những thách thức lớn đối với chính sách nhân

sự và góp phần ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và kinh tế của Trung Quốc.

17 Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2023 đạt 132,38 tỷ USD, chiếm trên 23,7%, cao hơn khá xa

so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 96,32 tỷ USD, Hàn Quốc 66,8 tỷ USD, Nhật Bản 35,69 tỷ USD).

So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc, tuy tăng thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nước (10,2% so với 15%), nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng mức chung của cả nước (16,8%), cao hơn tỷ trọng của nhiều nước (chỉ thấp thua Mỹ 16,3 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng số. Ước

cả năm đạt 177,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất nhập của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn

2019-2022

Đơn vị: Tỷ USD

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn từ 2019 đến 2022, kim ngạch xuất nhập của Việt Nam với Trung Quốc

đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, nhưng cũng mở ra những thách thức và cơ hội cho nền kinh tế nước ta. Giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã liên tục tăng từ 41.462,5 triệu USD năm 2019 lên đến 57.702,6 triệu USD năm 2022. Sự gia tăng này có thể là kết quả của chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu và sự cải thiện trong cấu trúc sản phẩm xuất khẩu.

Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu cũng đồng đều tăng lên từ 75.508,2 triệu USD năm 2019 lên 117.866,6 triệu USD năm 2022. Sự gia tăng đáng kể trong giá trị nhập khẩu có thể phản

41462,5

48906,1 55925,7 57702,6

75508,2

84195,7

110075,4

117866,6

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

2019 2020 2021 2022

Thư viện ĐH Thăng Long

18 ánh nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước. Sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu

và nhập khẩu ngày càng lớn, đặt ra những thách thức về mặt cân đối thương mại.

Các quy định, thông lệ về hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc

Thứ nhất, theo quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ có một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc.

Phía doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua các doanh nghiệp này và phải trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra cụ thể. Chi tiết cụ thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh.

Đối với các đối tác giao dịch gián tiếp qua mạng, những đối tác được giới thiệu qua trung gian hoặc đối tác lớn cần kiểm tra kỹ lí lịch thương nhân để quyết định hợp tác lâu dài hay trước khi ký kết những hợp đồng giao dịch lớn, đề nghị doanh nghiệp nên dành một khoản chi phí uỷ thác doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực trên trợ giúp. Thứ hai, trong trường hợp là đối tác thông thường lần đầu tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo, diễn đàn, giao thương... thì cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục Quản lý hành chính công thương tại Tỉnh, thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở. Giấy phép kinh doanh nếu là bản sao phải có công chứng.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp Trung Quốc dù là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu, trước khi ký kết hợp đồng thương mại đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động dành kinh phí cử đoàn khoảng 2-3 người sang trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối..

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng sản phẩm nhập ngoại, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp. Mặc dù, người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng sản xuất trong nước nhưng hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu có khả năng. Nhìn chung những sản phẩm nước ngoài được người Trung Quốc ưa chuộng và

sử dụng nhiều nhất là xe hơi, máy vi tính, tivi và điện thoại. Tuy nhiên, theo ước tính của Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc, vào năm 2020, số lượng người trẻ tuổi

từ 0-34 chiếm khoảng 40% dân số Trung Quốc, tương đương khoảng 570 triệu người. Đây

là nhóm dân số năng động nhất của Trung Quốc và ước tính mỗi năm được bổ sung thêm

20 triệu. Vào những năm đầu thế kỷ 21, thế hệ 8x này của Trung Quốc được đánh giá là thế

hệ mang tính cá nhân, tinh thần tự do, cạnh tranh, không theo khuôn khổ cũ, theo đuổi

19 phong cách sống hiện đại “Tây hóa”.Tóm lại, là một quốc gia gần đông dân nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 10%, Trung Quốc quả thật là một môi trường kinh tế năng động đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, người tiêu dùng Trung Quốc lại có xu hướng thích đồ ngoại và theo đuổi phong cách sống “Tây hóa” nên đây chính là những thuận lợi giúp Công Ty TNHH Công Nghệ Cao CB Quốc Tế thâm nhập vào thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này.

2.1.2. Đặc điểm và xu hướng tiêu thụ mặt hàng đá của thị trường Trung Quốc

Thị trường đá Trung Quốc không chỉ là nơi tập trung của các loại đá thông thường như granite hay marble, mà còn là nơi mà sự đa dạng về loại đá và sản phẩm từ đá được biến ảo thành những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Sự đa dạng này không chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng mà còn tạo ra không gian nghệ thuật và trải nghiệm thị giác độc đáo cho người sử dụng.

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng đá trong kiến trúc và trang trí nội thất tại Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng đá trong xây dựng các công trình lớn, mà xu hướng này đã lan tỏa vào cả các dự án nhỏ và thiết kế nội thất cá nhân. Đá không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và phong cách, tạo nên những không gian sống và làm việc hiện đại, đồng thời làm tăng giá trị thẩm mỹ và tinh tế của các công trình.

Ngoài ra, một điểm đặc biệt quan trọng của thị trường đá Trung Quốc là sự chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng trở nên kỹ thuật và đòi hỏi chất lượng cao cho những sản phẩm xây dựng. Đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng như đá, chất lượng không chỉ được xem xét trong khía cạnh thẩm mỹ mà còn trong khả năng chịu lực, độ bền và tính ổn định mà đá mang lại cho công trình.

Tóm lại, đặc điểm và xu hướng tiêu thụ mặt hàng đá tại thị trường Trung Quốc không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp. Sự đa dạng, tăng cường sử dụng trong kiến trúc và sự chú trọng đến chất lượng đều đánh dấu bước phát triển tích cực của ngành công nghiệp đá trong ngữ cảnh thị trường lớn nhất thế giới này.

2.1.3. Các quy định quản lý nhập khẩu mặt hàng đá của thị trường Trung Quốc:

Quy định về chất lượng:

Trung Quốc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nghiêm ngặt đối với mặt hàng đá nhập khẩu. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đòi hỏi họ phải tuân thủ các quy định về chất lượng và thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ trước khi xuất khẩu. Việc này không chỉ giúp đảm bảo sự an toàn và đáp

Thư viện ĐH Thăng Long

20 ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn đánh giá cao hơn hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Quy trình hải quan:

Thủ tục nhập khẩu và quản lý hải quan tại Trung Quốc đòi hỏi sự chính xác và đồng

bộ từ phía doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nắm vững quy trình này để đảm bảo rằng quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Hiểu rõ về các biểu mẫu, thủ tục cần thiết và quy định hải quan giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro và trở ngại pháp lý có thể phát sinh trong quá trình nhập khẩu.

Chính sách thuế:

Chính sách thuế nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến giá thành của mặt hàng đá. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về các mức thuế, các chiến lược giảm thuế và các chính sách khuyến khích để đưa ra chiến lược giá cả cạnh tranh và đồng thời giữ vững lợi nhuận. Hiểu rõ về các chính sách này giúp doanh nghiệp tính toán chi phí liên quan và đưa ra quyết định kinh doanh một cách chín chắn và linh hoạt.

Tóm lại, quản lý nhập khẩu mặt hàng đá của thị trường Trung Quốc đòi hỏi sự chú ý

và thích nghi của các doanh nghiệp xuất khẩu. Không chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, mà còn cần nắm vững quy trình hải quan và chiến lược về thuế để thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh..

21

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu đá của việt nam sang thị trường trung quốc của công ty tnhh công nghệ cao cb quốc tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)