Định hướng phát triển đối với hoạt động gia công xuất khẩu sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực gia công xuất khẩu sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Trang 141 - 144)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIA CÔNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

3.1 BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

3.1.2 Định hướng phát triển đối với hoạt động gia công xuất khẩu sản phẩm

3.1.2.1 Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam

Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/20233 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dệt may, da giày Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã chỉ rõ:

Một là, phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; cải thiện cơ cấu sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao;

áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong dịch chuyển phương thức sản xuất kinh doanh: từ hình thức gia công từ khâu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các hình thức khác như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - sản xuất - bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM). Nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực trong quản lý doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại. Dịch chuyển sản xuất may mặc từ các thành phố lớn về các địa phương có nguồn lao động và thuận lợi giao thông.

Hai là, đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thiết kế và xây dựng thương hiệu trên cơ sở công nghệ phù hợp đến hiện đại gắn với hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động và bảo vệ môi trường theo chuẩn mực quốc tế.

Ba là, thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải

từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành dệt may, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa, cải thiện và giảm nhanh khoảng cách chênh lệch về trình độ và năng suất với các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn.

Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (năng lực nghiên cứu, thiết kế,

kỹ thuật, công nghệ, quản lý) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuối cùng, riêng đối với ngành may, lựa chọn phát triển những mặt hàng chiến lược có uy tín trên thị trường, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm chất lượng cao; dịch chuyển sản xuất về các huyện, thị xã và các khu vực có nguồn lao động và hệ thống

hạ tầng thuận lợi. Đồng thời tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ ở các khâu quyết định như khâu cắt vải tự động, thiết kế mẫu mới, hoàn thiện chu trình may để tăng năng suất lao động và đa dạng hóa sản phẩm.

3.1.2.2 Quan điểm nâng cao năng lực gia công xuất khẩu sản phẩm may mặc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Trong kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển Vinatex giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến 2030, Vinatex xác định mục tiêu chiến lược là trở thành một điểm đến cung cấp giải pháp trọn gói về dệt may thời trang cho khách hàng doanh nghiệp, từng bước vươn lên thứ bậc cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may, tập trung ở khâu thiết kế và thương hiệu. Cụ thể như sau:

(i) Tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng suất lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; xây dựng chiến lược tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ quản trị cấp cao, nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu.

(ii) Tiếp tục quá trình tái cơ cấu hệ thống sản xuất và mô hình quản trị tại các doanh nghiệp của Tập đoàn. Vinatex đã triển khai tái cấu trúc hệ thống sản xuất kinh doanh và quản trị theo hướng hình thành các khối kinh doanh theo ngành nghề hoạt động theo mô hình các Ban kinh doanh, chuyên môn hóa theo lĩnh vực nhằm tăng mức độ liên kết trong toàn hệ thống. Mô hình này sẽ tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn 2022- 2025, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, khối Kinh doanh tài chính chiến lược sẽ triển khai việc quản trị các khoản đầu tư tại các công ty liên kết, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tài chính để gia tăng giá trị cho các đơn vị thành viên dựa trên nền tảng của các khối sản xuất để tạo hiệu quả.

Hình 3.3. Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đến năm 2025

Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2021)

(iii) Thứ hai, xây dựng chiến lược tài chính dài hạn cho đầu tư chiều sâu, công nghệ. Tập đoàn hướng tới củng cố năng lực sản xuất, liên tục cập nhật các mô hình mới, hiện đại, đầu tư chiều sâu, tự động hóa để giảm lao động và đầu tư công nghệ theo hướng sản xuất xanh, sạch, hướng tới sự tăng trưởng bền vững của mỗi doanh nghiệp và Tập đoàn.

(iv) Giữ vững lực lượng lao động và vị trí trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội; Xây dựng Tập đoàn Dệt may Việt Nam ngày càng vững mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, xây dựng thành

công Tập đoàn cổ phần đa sở hữu phát triển nhanh, mạnh, bền vững phù hợp với

mô hình doanh nghiệp sau sắp xếp, cơ cấu lại theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tuy không được đề cập trực diện nhưng có thể thấy gia công xuất khẩu cũng

sẽ là lĩnh vực được hưởng lọi từ những chiến lược, quan điểm của Tập đoàn Dệt may Việt Nam trong chuyển đổi số, chuyên môn hóa, tự động hóa…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực gia công xuất khẩu sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)