CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIA CÔNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
3.1 BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
3.1.3 Cơ hội và thách thức nâng cao năng lực gia công xuất khẩu sản phẩm
3.1.3.1 Cơ hội
Thứ nhất, công nghệ mới thay đổi phương thức sản xuất của doanh nghiệp dệt, may. Việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các doanh nghiệp dệt may trên thế giới, như robots, các máy in 3D, IoT, đã hình thành nên các nhà máy thông minh, có năng lực thực hiện cùng một lúc nhiều mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu với quy mô sản xuất "tinh gọn". Tiết kiệm sức lao động và gia tăng hàm lượng tri thức trong mỗi đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng do việc ứng dụng Robot, ứng dụng các máy móc tự động hoá. Người lao động thay vì tham gia trực tiếp vào từng công đoạn, sẽ là người điều hành/vận hành các máy móc mới được ứng dụng trong công đoạn đó. Người lao động, vì thế sẽ tránh được, hoặc hạn chế mắc phải bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Tự động hoá đã giúp ngành dệt may tiết kiệm chi phí lao động trong khi duy trì hoặc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm đồng thời giúp các doanh nghiệp hạn chế sử dụng hoá chất, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường.
Thứ hai, thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống. Mô hình kinh doanh truyền thống dựa trên nền tảng tư duy của việc giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất quy mô lớn, tổ chức sản xuất thành những công đoạn, "mắt xích",
và phân bố các công đoạn sản xuất ở nhiều địa điểm trên thế giới, xét về nguyên lý
là tận dụng lợi thế so sánh để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Với
mô hình này, các doanh nghiệp có quy mô lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ
có lợi thế. Từ lợi thế về quy mô, dẫn tới lợi thế trong việc chiếm lĩnh thị trường và lợi thế trong việc tổ chức sản xuất và phân công lao động quốc tế. Nhiều doanh
nghiệp lớn đã từ bỏ phần lớn các công đoạn sản xuất, chuyển giao cho các đối tác
để hình thành nên chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm. Họ - các doanh nghiệp lớn - chỉ giữ lại "trái tim" của chuỗi là công đoạn thiết kế sản phẩm. Bản thân công đoạn "thiết kế" sản phẩm cũng đang được "thuê ngoài", hay "gia công" thiết kế. Thứ ba, cơ hội từ việc tham gia các hiệp định song phương và đa phương. Việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã và sẽ mang lại cho ngành dệt may Việt Nam nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến đó là lợi ích về cắt giảm thuế quan. Các Hiệp định như VKFTA, EVFTA, CPTPP sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm (nhờ ưu đãi thuế quan) sang các nước thành viên tham gia hiệp định. Đồng thời, đây cũng là
cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, không phụ thuộc vào một thị trường nhất định. Ví dụ, trong số các thành viên tham gia Hiệp định CPTPP, chỉ
có Nhật Bản là thị trường truyền thống của Việt Nam, các nước còn lại, thị phần dệt may Việt Nam còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường, kết nối khách hàng, phát triển bán hàng với những thị trường tiềm năng này.
3.1.3.2 Thách thức
Thứ nhất, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Trong quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt để tiếp tục duy trì sự tồn tại trong các chuỗi giá trị truyền thống. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu đang tham gia ở khâu may gia công cho nước ngoài. Mặc dù tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng thu được lại rất thấp. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang bị kẹt trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước như Campuchia, Bangladesh, Myanmar... và bên kia là các nước phát triển và Trung Quốc đang sử dụng ngày càng nhiều robot thay cho con người. Doanh nghiệp dệt, may không chỉ đối mặt với cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế mà còn phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà khi nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết bắt đầu có hiệu lực. Các sản phẩm dệt may chất lượng cao, thân thiện với môi trường và hỗ trợ sức
khỏe với giá cả hợp lý (nhờ tự động hóa và sản xuất quy mô lớn) lại may vừa với từng khách hàng (nhờ công nghệ chụp thân thể co thể tự thực hiện trong đo và khâu đặt hàng) bán rộng rãi ở Việt Nam để phục vụ những đối tượng có thu nhập khá có thể là kịch bản hiện hữu trong tương lai trung hạn.
Thứ hai, thách thức bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Công nghệ của thế giới trong lĩnh vực dệt may đang thay đổi nhanh chóng với tốc độ nhanh hơn trước. Trong quá khứ, trung bình 5 năm ngành may mới giới thiệu công nghệ mới, có khác biệt thực sự về năng suất, chất lượng so với công nghệ cũ; ngành sợi cần khoảng 10 năm; ngành dệt nhuộm cần khoảng 15 năm. Với ảnh hưởng từ CMCN 4.0, khoảng thời gian sẽ ngắn lại. Các đời công nghệ mới
sẽ liên tục xuất hiện với ứng dụng của xử lý thông tin dữ liệu lớn (Big data), mạng toàn cầu (Internet) và rô bốt hóa trong các công đoạn của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp dệt may đứng trước yêu cầu cập nhật liên tục trong quá trình đầu tư mới để có thể tiếp cận các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực về vốn, nhân lực để đổi mới công nghệ cũng như đủ năng lực để vận hành các công nghệ mới cũng sẽ là thách thức lớn. Thay đổi công nghệ dẫn đến nhu cầu sử lao động tay nghề cao tăng nhanh, trong khi năng lực đáp ứng của hệ thống đào tạo và dạy nghề còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, thách thức trước ngã rẽ tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thế hệ mới. Trong bối cảnh CMCN 4.0, phương thức sản xuất và phương thức giao dịch của các doanh nghiệp dệt may thay đổi sẽ kéo theo những thay đổi về dịch chuyển vốn đầu tư, quy mô của ngành dệt may do sự thay đổi những “cấu phần” không còn thích hợp trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Với ngành dệt may toàn cầu có
xu hướng co lại với ít doanh nghiệp, ít quốc gia tham gia hơn cũng như xu hướng chuyển dịch của sản xuất trong phân khúc có giá trị cao hơn trở lại các nước phát triển và trở lại Trung Quốc để gần hơn với thị trường tiêu thụ, các trung tâm R&D
và các trung tâm cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu thay vì tận dụng chi phí lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển như hiện nay. Việt Nam đang đứng trước ngã
rẽ. Hoặc là tiếp tiếp tục làm cứ điểm xuất khẩu cho các chuỗi giá trị toàn cầu và tập trung vào các công đoạn gia công, lắp ráp đem lại giá trị gia tăng thấp hoặc có thể tận dụng làn sóng tăng trưởng để đa dạng hóa và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu để tham gia vào các công đoạn giá trị gia tăng cao hơn. Đối với ngành dệt may, các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với thách thức trong ngắn hạn là làm thế nào để
có thể đáp ứng được các quy định từ các hiệp định thương mại để có thể hưởng lợi
từ các ưu đãi thuế quan nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu. Thứ hai, để duy trì cạnh tranh trong dài hạn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải nâng cấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như hình thành cà phát triển những chuỗi sản xuất riêng của các doanh nghiệp dệt may.