bê tông cường độ cao (HSC) có nứt môi, dầm bê tông cốt thép cường độ cao, áp dụng lý thuyết cơ học rạn nứt tính toán các đặc trưng nứt của bê tông, xây dựng bộ
dữ liệu đặc trưng nứt cho bê tông cường độ cao, b6 sung vào bộ đặc trưng nứt bê tông có cường độ từ 20 MPa đến 85 MPa (Mác 200 đến Mác 1000), tính toán mô phỏng kiểm chứng theo phương pháp phần tử hữu hạn thông thường và phương pháp phan tư hữu hạn có tích hop lý thuyết phá hủy giòn không cục bộ Mazars —
Pijaudier Cabot.
Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Quy trình thí nghiệm bê tông cường độ cao (cường độ 66 Mpa và 85 Mpa)
được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các đề xuất, chỉ dẫn của RILEM và kinh nghiệm của các tác giả trên thế giới. Kết quả đã được so sánh với các kết quả của các tác giả trong nước và trên thế giới. Các kết quả này hoan toàn phù hop, là dữ
liệu tham khảo cho những ai quan tâm
2. Các đặc trưng nứt của bê tông cường độ cao được tính toán đầy đủ trên cơ
sở áp dụng lý thuyết cơ học rạn nứt tuyến tính LEFM (hệ số cường độ ứng suất Kc
và độ bền nứt hay năng lượng nứt Gc); áp dụng lý thuyết cơ học rạn nứt phi tuyến NFM, sử dụng mô hình ảnh hưởng kích thước SEM của Bazant dé tính toán các tham số đặc trưng hình học, xây dựng đường hồi quy tuyến tính dựa trên các kết quả thí nghiệm rời rac trên các bộ dầm bê tông cường độ cao có vết nứt mdi, xác định năng lượng phá hủy không toàn phần G; và năng lượng nứt toàn phần Gr. Đây cũng chính là bộ dữ liệu đặc trưng nứt bê tông cường độ cao đầu tiên ở Việt Nam được công bố năm 2014 [17].
3. Bên cạnh việc thực nghiệm dầm bê tông cường độ cao có nứt môi, tác giả cũng đã tiến hành thí nghiệm phá hủy dầm bê tông cốt thép cường độ cao với 2 trường hợp dầm có cốt dai và không cốt đai. Kết quả cho thay sự 6n định trong thi nghiệm, các kết quả hoàn toan đáng tin cậy.
4. Trong nghiên cứu này, tác giả đã giới thiệu một phương pháp mô phỏng
mới trong phân tích ứng xử dầm bê tông cốt thép sử dụng lý thuyết phá hủy giòn bê tông không cục bộ (Mazars và Pijaudier-Cabot), kết quả cũng được so sánh với kết
quả mô phỏng băng phần mềm cực mạnh ANSYS và kiểm chứng với thực nghiệm cho thấy hoàn toàn phù hợp.
5. Việc mô phỏng theo phương pháp phần tử hữu hạn thông thường (ANSYS) với phương pháp phan tử hữu hạn tích hop code Mazars cũng đã cho thay một số khác biệt ở từng phương pháp. Ở cả hai phương pháp, đều sử dụng mô hình cốt thép dan-déo tuyệt đối; với mô hình bê tông, ở mỗi phương pháp sử dụng cách tiếp cận khác nhau, thông số đầu vào của hai phương pháp có sự khác biệt rõ ràng. Một bên
là sử dụng mô hình đường cong uốn dam theo thực nghiệm có hiệu chỉnh đường mềm hóa theo kết quả cơ học rạn nứt, một bên là sử dụng đường cong nén bê tông giả định (lý thuyết). Do sử dụng thông số bê tông đầu vào khác nhau nên kết quả có
sự khác biệt (phương pháp Mazars cho kết quả cao hơn thực nghiệm, phương pháp PTHH thông thường thấp hon); mặc dù vay, xét tong thé thi ở cả hai phương pháp đều cho kết quả biểu đồ có hình dạng và giá trị gần giống với thực nghiệm. Tuy nhiên, về hình thái vết nứt, phương pháp phá hủy giòn không cục bộ cho kết quả giống thực tế hơn.
6. Kết quả mô phỏng theo tiếp cận phá hủy giòn không cục bộ có thể ứng dụng cho việc thiết kế bố trí các cốt thép trong dầm hợp lý hơn và chính xác hơn dựa trên cơ sở kiểm soát nguy cơ phá huỷ của các dầm bê tông cốt thép trong các công trình thực tế.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, tác giả cũng nhận thấy rằng :
e Phần thực nghiệm và tính toán các đặc trưng nut của bê tông cường độ cao cũng mới chỉ cơ sở dau tiên đặt nền móng cho của các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc sử dụng lí thuyết rạn nứt trong tính toán thiết kế và chan đoán phá hoại của các công trình (môi trường không liên tục hoặc liên tục yếu). Cần thiết phải có các nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu này trong thực tế tính toán thiết kế các công trình xây dựng bằng bê tông cường độ cao đồng thời tăng cường nâng cao các thiết bị thu thập dữ liệu, đặc biệt là các thiết bị tự động hóa nhằm giảm thiểu sai sót do con người, yếu tố này rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến số liệu đầu vào.
e Phần phân tích phá hủy dầm bê tông cốt thép cường độ cao dựa trên mô hình dầm ba điểm uốn đơn giản, các đặc trưng vật liệu của bê tông kế thừa từ thí nghiệm
trước; tuy nhiên lại đi theo hướng sử dụng lý thuyết phá huỷ giòn bê tông (concrete damage mechanics). Tuy nhiên, để có kết quả day đủ và chính xác hơn nữa, mô
hình tính toán phải có các nghiên cứu sử dụng các mồ hình phức tạp hơn cho bê
tông như các mô hình giòn - dẻo kết hợp, mô hình giòn - dẻo - nứt để có thể mô phỏng hợp lý hơn ứng xử dẻo của bê tông vùng chịu nén cũng như cơ chế lan truyền
các đường nứt trong bê tông.