CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU ĐƯỢC GIAO
2.4. Đánh giá chung công việc
Về tiềm năng dịch vụ
Thương mại điện tử hiện nay ngày càng được mở rộng và trở thành hình thức kinh doanh phổ biến. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho biết, trong làn sóng COVID-19 đầu tiên năm 2020, lĩnh vực TMĐT Việt Nam đạt 14 tỷ USD. Năm 2021, Việt Nam có 61 triệu người dùng smartphone với tỷ lệ bao phủ là 71%, dự kiến đến
năm 2025 sẽ đạt 82 triệu người dùng. Tỷ lệ này đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT. Việt Nam dự kiến sẽ là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026 với giá trị khoảng 56 tỷ USD. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT kéo theo nhu cầu về dịch vụ giao nhận tăng lên để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng B2C và B2B năm 2021:
Hình 2.1: Chỉ số giao dịch B2C
Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021
Các chỉ số trên cho thấy thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số giao dịch điện tử, đứng thứ hai là Hà Nội. Các thành phố này có khoảng cách rất lớn với các tỉnh thành khác. Chỉ số giao dịch B2C của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lược là: 76,32 và 60,92.
Nhận thấy nhu cầu về giao - nhận hàng nhanh ngày càng tăng, GHTK đã bước đầu áp dụng chương trình giao hàng XFAST cho 2 thành phố với chỉ số TMĐT cao là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đây được xem là thị trường triển vọng cho các doanh nghiệp vận tải trong thời gian tới.
Về tiềm lực dịch vụ
GHTK có lợi thế về cơ sở hạ tầng, trong những năm gần đây luôn là đơn vị vận chuyển nhanh, uy tín. Tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có 154 bưu cục: Hà Nội có 75 bưu cục, HCM có 79 bưu cục. Cùng với đội ngũ xe tải và shipper sẵn có GHTK có đầy đủ tiềm lực mạnh mẽ để có thể tham gia vào dịch vụ giao hàng nhanh nội thành cạnh tranh với những doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực giao nhận hỏa tốc như Ahamove, Grap, Bee,...
Toàn bộ công nghệ (phần mềm và phần cứng) đều được GHTK tự mình xây dựng và phát triển. GHTK liên tục phát triển tính năng dựa trên trải nghiệm của chính các nhà bán lẻ online. Nổi bật là tính năng đối soát nhanh, được phát triển để nhà bán lẻ dễ dàng rút COD linh hoạt ngay khi cần tiền. App sẽ thông báo "realtime" theo thời gian thực ngay khi shipper giao hàng và thu hộ tiền thành công giúp nhà bán lẻ kiểm soát dòng tiền, đơn hàng theo thời gian thực. GHTK còn nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ chia chọn hàng hóa trên cả phần cứng và phần mềm, hỗ trợ phân tích vị trí đơn hàng đề gán shipper đi giao phù hợp.
Thực tế vận hành dịch vụ
GHTK đã có khoảng thời gian gián đoạn trong quá trình vận hành dịch vụ XFAST vào năm 2020. Khi mới tham gia vào dịch vụ giao nhận mới, GHTK đã vấp phải những thách thức về vận hành nhân viên giao hàng và niềm tin từ người tiêu dùng. Bên cạnh đó thời điểm năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam làm đóng băng quá trình vận chuyển đã khiến cho dịch vụ XFAST thời điểm đó không thể tiếp tục.
Sau hơn 1 năm nghiên cứu phương pháp vận hành và đầu tư thêm vào đội ngũ giao hàng cuối cùng dịch vụ XFAST của GHTK đã dần lấy được vị thế trong mảng giao hàng nhanh 2h đối với người bán.
Biểu đồ 2.1: Lượng đơn dịch vụ Xfast trong bình theo tuần
Nguồn: CTCP Giao Hàng Tiết Kiệm
Trung bình lượng đơn là 50.000 đơn hàng, lượng đơn hàng được tiếp nhận và xử lý thành công đạt trên 50%. Thị trường kinh doanh dịch vụ là tiềm năng. Tuy nhiên GHTK gặp rào cản lớn bởi là doanh nghiệp tham gia dịch vụ sau, ít các liên kết với các đối tác. Người bán có xu hướng lựa chọn chi phí thấp, vận chuyển nhanh, ổn định.
Điều này là thách thức đối với XFAST GHTK khi không có những ưu đãi giảm giá khi giao hàng và việc đào tạo nhân sự bộ phận giao hàng. Cách thức đặt đơn XFAST chưa được tối ưu dẫn đến hạn chế một lượng lớn đơn từ người bán B2C. GHTK cũng mất hợp đồng đối tác từ Shopee - đây là một sàn TMĐT lớn, mất đi nhiều cơ hội của dịch vụ.