Phân tích thị trường giúp cho doanh nghiệp thấy được độ lớn, sự hấp dẫn của thị trường thông qua các chỉ tiêu:
Quy mô của thị trường được đánh giá bằng các chỉ số như tổng doanh thu, tổng sản phẩm tiêu thụ, tổng nhu cầu… giúp doanh nghiệp thấy được thị trường lớn hay nhỏ.
Tốc độ phát triển là tỉ lệ phần trăm phát triển của năm sau so với năm trước, giúp doanh nghiệp thấy được tốc độ phát triển của thị trường là cao hay thấp.
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp đang tìm cách cùng thỏa mãn những khách hàng với những nhu cầu giống nhau và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự như nhau, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các sản phẩm cạnh tranh hiện có trên thị trường nhằm tìm ra ưu khuyết điểm của mỗi loại từ đó đánh giá được mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với mỗi loại sản phẩm, dịch vụ.
“Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.” (Luật cạnh tranh, điều 3, khoản 5)
Việc phân tích thị trường giúp doanh nghiệp thấy được hiện nay doanh nghiệp nào đang thống lãnh thị trường và yếu tố nào là yếu tố quyết định, ngoài ra doanh nghiệp còn biết được vị thế hiện tại của mình trên thị trường.
2.3.2. Phân tích SWOT
Ma trận SWOT là phương pháp phân tích phổ biến được áp dụng để phân tích tình hình và đưa ra các đối sách cho một vấn đề, phân tích SWOT dựa vào 04 yếu tố:
S (Strength – Điểm mạnh, ưu thế): những điểm mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh là gì?
W (Weakness – Điểm yếu, khuyết điểm): những điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh là gì?
O (Opportunity – Cơ hội, thời cơ): những cơ hội mà doanh nghiệp đang có để khai
thác thị trường.
T (Threat –Đe dọa, nguy hiểm): những mối nguy hiểm mà doanh nghiệp phải đề phòng.
O (opportunity) T (threat)
S (strength) S/O S/T
W (weakness) W/O W/T
Ứng dụng ma trận SWOT để định tính:
S/O: sử dụng điểm mạnh nào để khai thác cơ hội nào.
S/T: sử dụng điểm mạnh nào để khắc chế nguy cơ nào.
W/O: duy trì cơ hội bằng cách nào.
W/T: chấp nhận rủi ro và hạn chế thiệt hại như thế nào.
2.3.3. Lập kế hoạch Marketing 2.3.3.1. Khái niệm
Kế hoạch marketing là một bản chỉ dẫn chi tiết các nội dung và phạm vi hoạt động marketing. Nội dung chủ yếu của một bản kế hoạch marketing bao gồm: nhiệm vụ, mục tiêu, phân tích tình huống phát triển của các cơ hội, thị trường mục tiêu, các chương trình marketing, ngân sách và thời gian thực hiện.
2.3.3.2. Nội dung của một kế hoạch marketing
Một kế hoạch marketing phải bao gồm các điểm sau:
Tóm tắt hoạt động
Trình bày khái quát, ngắn gọn mục tiêu và các đề nghị của bản kế hoạch để nhà quản trị có thể nắm bắt những vấn đề nổi trội.
Tình hình marketing hiện tại
Trình bày những dữ liệu cơ bản về thị trường, sản phẩm, sản phẩm cạnh tranh, kênh phân phối và môi trường vĩ mô.
Phân tích cơ hội và xác định vấn đề
Phân tích điểm mạnh / điểm yếu: các nhà quản trị cần phải nhận ra điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và của sản phẩm.
Phân tích cơ hội / nguy cơ: các nhà quản trị cần phải nhận ra các cơ hội, nguy cơ đối với doanh nghiệp và với sản phẩm.
Xác định vấn đề cần giải quyết: sử dụng các phân tích trên để xác định vấn đề cần giải quyết.
Đƣa ra các mục tiêu
Phải xác định được mục tiêu về thị trường và mục tiêu về tài chính của kế hoạch:
Mục tiêu tài chính: doanh thu, lợi nhuận …
Mục tiêu về thị trường: thị phần, kênh phân phối …
Chiến lƣợc marketing
Trình bày những định hướng marketing cần phải thực hiện để đạt được các mục
tiêu trên, nội dung của chiến lược marketing bao gồm các điểm sau: thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm, giá, kênh phân phối và truyền thông marketing.
Chương trình hành động
Là những nội dung chi tiết để trả lời cho các câu hỏi:
Những công việc gì sẽ phải làm?
Làm khi nào?
Ai làm?
Chi phí bao nhiêu?
Ngân sách dự kiến
Dự tính ngân sách cho hoạt động marketing và các chi phí khác, đây là cơ sở cho việc phát triển kế hoạch sản xuất, tuyển chọn nhân viên và thực hiện các hoạt động marketing.
Kiểm soát
Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch, đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp.
(Nguồn tham khảo: Lê Thành Long – Bài giảng môn học quản lý chiến lược, Dương Thị Ngọc Liên – Bài giảng môn học Marketing căn bản).
Qua chương này chúng ta đã giới thiệu tổng quát về ngành thiết bị PCCC, giới thiệu về công ty TNHH TM-KT Đức Dương, các lĩnh vực kinh doanh và hoạt động của công ty, khảo sát về tình trạng marketing hiện tại ở công ty thông qua việc phỏng vấn một số nhân viên, chương này cũng nêu vài nét sơ bộ về cơ sở lý thuyết ứng dụng để thực hiện khóa luận.