CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
3.1 Môi trường bên ngoài
3.1.1 Môi trường vĩ mô
3.1.1.1 Các yếu tố chính trị và pháp lý
Việt nam là nước được đánh giá là có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới, tuy nhiên lại không ổn định về chính sách và chưa được phần lớn các nước trên thế giới công nhận có nền kinh tế thị trường, môi trường pháp lý các quy định chưa đầy đủ tạo ra một môi trường kinh doanh tuy dễ mà khó cho các doanh nghiệp.
Phòng cháy chữa cháy là một nhu cầu có từ rất lâu đời cùng với sự phát triển của xã hội, ở các nước công nghiệp phát triển các quy chuẩn về PCCC đã được xây dựng và phát triển ở mức rất cao, ở nước ta quy định về PCCC cũng đã có từ lâu nhưng chỉ
phát triển thành luật ở thời gian gần đây. Ngày 29/06/2001 luật PCCC được ban hành, các cơ quan nhà nước về PCCC cũng được tăng cường cụ thể là việc thành lập các sở cảnh sát tại các trung tâm kinh tế lớn.
Các tiêu chuẩn cho việc thiết kế, trang bị, lắp đặt hệ thống PCCC được ban hành tuy nhiên một số tiêu chuẩn đã rất cũ, rập khuôn theo nước ngoài, nội dung chung chung không chi tiết, không theo kịp sự phát triển của công trình xây dựng ngày nay.
Việc trang bị hệ thống PCCC là việc làm bắt buộc đối với các công trình xây dựng, đồng hành với nó ý thức trang bị thiết bị PCCC trong dân cư và doanh nghiệp cũng đang tăng lên, mọi người đang hiểu rằng trang bị PCCC là bảo vệ cho chính mình và tài sản của mình.
Cơ hội:
Có nền chính trị ổn định
Yêu cầu về quản lý PCCC đang tăng cao.
Nguy cơ:
Các chính sách về quản lý còn lỏng lẻo không nhất quán, có khả năng diễn giải khác nhau tùy vào người thi hành công vụ.
3.1.1.2. Các yếu tố kinh tế
Hiện nay khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi các tác động đó, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong giai đoạn suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút. Tuy nhiên vẫn có dấu hiệu lạc quan khi GDP năm 2010 đạt 102,1 tỷ USD, năm 2011tăng trưởng GDP đạt 5.89% (theo thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2011 của tổng cục thông kê ngày 29/12/2011). Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng công, nông nghiệp và dân sinh vẫn là rất lớn: giá trị xây dựng theo thực tế ước tính cả nước đạt 676,4 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy nhu cầu cho các thiết bị
PCCC trang bị cho các công trình xây dựng này là rất lớn và sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Tuy nhiên khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải là rất lớn khi tỷ lệ lạm phát quá cao (nằm trong nhóm nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới), tỷ lệ lạm phát năm 2011 xấp xỉ 18,58%.
Hình 3.1: Diễn biến lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 (nguồn: ADB)
Mức lạm phát cao đã kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay của ngân
hàng từ 20% tới 25% tăng lên cao nhất trong các năm qua. Tỷ giá VND/USD luôn có xung hướng tăng cao, đồng tiền Việt Nam là đồng tiền giảm giá mạnh nhất Châu Á, dẫn đến rủi ro khi phải nhập khẩu bằng ngoại tệ và bán lại hàng bằng đồng Việt nam.
Hình 3.2: Mức độ thay đổi tỷ giá so với USD của VNĐ (nguồn: ADB)
3.1.1.3. Các yếu tố tự nhiên - xã hội
Điều kiện tự nhiên: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trong năm luôn ở mức cao. Đây là điều kiện cho việc xảy ra cháy nổ ở mọi nơi trên cả nước, theo VTC news cả nước năm 2011 có hàng ngàn vụ cháy lớn nhỏ, các vụ cháy lớn điển hình là:
tòa nhà EVN, kho hàng dệt Hà Nam, chợ Vinh, chợ Quảng Ngãi, tòa nhà Keangnam…Theo thống kê của sở cảnh sát PCCC TpHCM, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong năm 2011 đã xảy ra 123 vụ cháy.
Dân số: Việt Nam là nước có dân số đông và dân số trẻ đây là lực lượng lao động chủ yếu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tận dụng nguồn nhân công
giá rẻ và thị trường tiêu thụ nội địa lớn, các công trình nhà máy công nghiệp vì thế cũng sẽ phát triển cao theo nhịp độ đầu tư. Ngoài ra dân số đông cũng tạo động lực cho ngành đầu tư xây dựng bất động sản đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Do đó các sản phẩm PCCC sẽ luôn cần thiết ở mọi thời điểm.
Giáo dục: Việt Nam là nước được đánh giá cao so với các nước trong Châu Á về
các chỉ số giáo dục bậc trung học và đại học, tỷ lệ truy cập internet… Sinh viên Việt Nam cũng rất năng động trong việc nắm bắt cơ hội du học tại các đại học nước ngoài, Việt Nam là nước có tỷ lệ du học sinh cao tại Mỹ - theo www.opendoors.iienetwork.org Việt Nam đứng thứ 9 trong các quốc gia có sinh viên theo học tại Mỹ. Tại các nước khác như Úc, Singapore, Anh, Nga… sinh viên Việt Nam cũng rất đông. Việc tập trung lao động trẻ có tri thức tại hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam cũng tạo ra một lợi thế lớn trong việc thu hút đầu tư FDI và đẩy nhanh nhu cầu về chỗ ở.
Do còn nghèo nên yếu tố giá cả đang được đề cao trong đại đa số khách hàng Việt nam, chất lượng chưa được chú trọng và còn mang yếu tố đối phó khi trang bị thiết bị PCCC.
Cơ hội:
Phải trang bị thiết bị PCCC do nguy cơ cao từ môi trường.
Lực lượng lao động trẻ có kiến thức là điểm thu hút đầu tư xây dựng.
Nguy cơ:
Tâm lý trang bị đối phó với cơ quan chức năng và quá coi trọng yếu tố giá rẻ.
3.1.2. Môi trường vi mô ngành công nghiệp 3.1.2.1. Ngành công nghiệp thiết bị PCCC
Như đã giới thiệu ở phần trước hệ thống PCCC là tổng hợp của rất nhiều thiết bị cấu thành, các thiết bị dùng chung với các hệ thống cơ điện khác như dây điện, ống, van, máy bơm… đã sản xuất được trong nước. Các thiết bị chuyên dùng trong phòng PCCC ngoài một số thiết bị đơn giản được sản xuất tại Việt nam còn lại các thiết bị khác đều nhập khẩu từ nước ngoài. Chiếm phần lớn trong số đó là các sản phẩm đến từ
Trung quốc, một phần nhỏ đến từ các nước Đông á như Malaysia, Singapore, Taiwan… các thiết bị khác có kỹ thuật cao và đạt được các chứng chỉ quốc tế đến từ Mỹ, Châu âu.
Lấy một ví dụ nhỏ về việc sử dụng bình chữa cháy hiện nay tại một số công trình tại TpHCM và các tỉnh lân cận theo nghiên cứu thực tế của tác giả (xem thêm phụ lục 4), ta thấy phần lớn bình chữa cháy đang dùng trên thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc và hoàn toàn không có sản phẩm Việt Nam.
Bảng 3.1: Tỷ lệ xuất xứ bình chữa cháy đang sử dụng tại TpHCMvà lân cận
Xuất xứ/ nhãn hiệu Trung Quốc SRI/ Malaysia COMBAT/
Singapore
Tỷ lệ sử dụng 80,6% 11,7% 7,7%
Theo thống kê của sở cảnh sát PCCC TpHCM thì mức độ đầu tư cho hệ thống
PCCC chiếm khoảng 6% tổng vốn đầu tư cho một công trình xây dựng. Với tổng vốn đầu tư cho xây dựng năm 2011 ước tính là 676 nghìn tỷ thì vốn đầu tư cho hệ thống PCCC là không nhỏ.
3.1.2.2. Mô hình năm tác lực của Michael Porter
Theo Michael Porter sức cạnh tranh trong một ngành bất kỳ chịu sự tác động của năm tác lực cạnh tranh bao gồm: vị thế nhà cung cấp, vị thế khách hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn và áp lực cạnh tranh từ các công ty trong ngành.
Hình 3.3: Mô hình năm tác lực của Michael Porter
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ trong ngành
Theo kết quả từ trang vàng Việt Nam tại TpHCM hiện tại có 315 công ty hoạt động trong lĩnh vực PCCC, có thể là nhà thầu thi công, nhà thầu thiết kế hoặc công ty chuyên cung cấp thiết bị PCCC. Tuy nhiên chúng ta chỉ xem xét tới các đối thủ đang cung cấp dịch vụ tương tự như DDC đó là bán hàng cho các dự án xây dựng và công nghiệp.
Bảng 3.2: Các đối thủ cạnh tranh chính với DDC trên thị trường TP. HCM
Đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh Điểm yếu
Công ty Dakao - Là một thương hiệu lớn về
bán hàng thiết bị PCCC.
- Là công ty tiên phong trong lĩnh vực PCCC tại Việt nam, đã xây dựng được nền tảng vững chắc về khách hàng, thương hiệu, thị phần.
- Nguồn sản phẩm đa dạng với nhiều nhãn hiệu trên thế giới.
- Mạng lưới phân phối phủ rộng.
- Đội ngũ nhân viên đông.
- Không hoặc rất ít có hoạt động marketing, giá cao không thương lượng.
- Không thanh toán chậm điều
mà loại hình bán hàng dự án đang áp dụng phổ biến.
- Sản phẩm với nhiều nguồn
gốc khác nhau nên khó quản lý được chất lượng.
- Công tác hỗ trợ về kỹ thuật sau bán hàng không tốt.
Công ty VNTech - Bán hàng thiết bị PCCC cho
các dự án công nghiệp.
- Marketing dự án mạnh.
- Kinh doanh các sản phẩm cao cấp, yêu cầu kỹ thuật cao, giá trị cao.
- Có đội ngũ kỹ thuật mạnh tham gia vào dự án không chỉ với tư cách bán hàng mà còn với tư cách là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật.
- Có mối liên hệ tốt với các nhà thầu công nghiệp lớn, các công ty tư vấn.
- Giá thành cao do quá chú trọng vào các sản phẩm kỹ thuật cao.
- Chủ yếu tập trung vào dự án công nghiệp, dự án lớn.
Công ty Nhật Nam - Là thương hiệu lớn về bán - Chủ yếu tập trung vào thiết
hàng thiết bị PCCC - Có chứng nhận đại lý phân
phối cho nhiều nhãn hiệu nổi tiếng
- Đội ngũ nhân viên đông, có kinh nghiệm
- Thời gian giao hàng nhanh
bị báo cháy - Thiết bị chữa cháy chỉ phân
phối duy nhất nhãn hiệu Tyco.
Công ty Hồng Thuyên
- Sản phẩm chính SRI dù không độc quyền phân phối.
- Các sản phẩm SRI có chủng loại đa dạng đáp ứng nhu cầu.
- Giá cả tương đối hợp lý - Đội ngũ nhân viên đông - Thời gian giao hàng nhanh
- Chỉ một loại sản phẩm từ SRI không đáp ứng được cho gói sản phẩm cho dự án.
- Chỉ bán hàng đơn thuần không có dịch vụ hỗ trợ về kỹ thuật.
Bảng này có được thông qua việc quan sát hành vi của đối thủ, tìm hiểu thông qua internet, các giới thiệu và báo giá của đối thủ, các thông tin khác về đối thủ mà bản thân tác giả cũng như các nhân viên kinh doanh trong công ty có được.
Bảng 3.3: Phân tích sản phẩm cạnh tranh nhóm hàng bình chữa cháy
Yếu tố xem
xét COMBAT China SRI EVERSAFE
Đặc điểm
- Thành lập năm 1972 tại Singaporre là công ty sản xuất thiết bị chữa cháy lớn nhất Singapore
- Nhóm các sản phẩm bình chữa cháy từ Trung Quốc có chung mã hiệu MFZx, MTx do rất nhiều công ty sản xuất.
- Thành lập năm 1974 tại Malaysia
- Thành lập năm 1979 tại Malaysia
Đai lý phân phối
- Phía Nam công ty TNHH TM-KT Đức Dương
- Phía Bắc Công ty TNHH TAZ
- Không có nhà phân phối độc quyền, có rất nhiều công ty tự nhập về phân phối.
- Không có nhà phân phối độc quyền, một số nhà phân
phối chính: Hồng Thuyên, Đakao
- Công ty kỹ nghệ Việt Nam Vntech
Xuất xứ sản phẩm
- Singapore - China - Malaysia - Malaysia
Giá bán T2/2012
- 34USD/ABC6kg - 65USD/CO2-4kg
- 13USD/ABC6kg - 25USD/CO2-4kg
- 55USD/ABC6kg - 75USD/CO2-4kg
- 60USD/ABC6kg - 147USD/CO2-4kg
Ƣu điểm - Sản phẩm chất lượng tốt,
đạt các chứng chỉ quốc tế
- Giá bán thấp - Dễ tìm mua do đã rất phổ
- Sản phẩm chất lượng tốt, chủng loại đa dạng.
- Sản phẩm chất lượng tốt, có các chứng chỉ về
về PCCC như: LPCB, PSB, Setsco
biến trên thị trường - Phù hợp với nhu cầu trang
bị đối phó với cơ quan phòng cháy của người dân.
- Có sản xuất các sản phẩm có chứng chỉ và không có chứng chỉ để linh hoạt về giá
- Đã được khách hàng biết đến nhiều tại Việt nam
PCCC
Nhƣợc điểm
- Chưa được biết đến nhiều do công tác marketing chưa tốt
- Chất lượng không đồng đều nhưng do chỉ dùng trong điều kiện khẩn cấp nên người sử dụng ít có cơ hội kiểm chứng.
- Không có nhà phân phối chính thức nên không có chiến lược marketing
- Các đơn vị phân phối tự cạnh tranh lẫn nhau.
- Giá cao - Chỉ chào bán cho các
công trình công nghiệp, không xuất hiện tại các công trình dân dụng
Bảng này có được thông qua việc quan sát hành vi của đối thủ, tìm hiểu thông qua internet, các giới thiệu và báo giá của đối thủ, các thông tin khác về đối thủ mà bản thân tác giả cũng như các nhân viên kinh doanh trong công ty có được.
Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp
Hiện tại Đức Dương là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm COMBAT của nhà
cung cấp Lingjack tại phía Nam, ngoài ra các sản phẩm khác như TYCO, LPG công ty cũng mua thông qua nhà cung cấp này. Hiện nay công ty đang chịu áp lực từ nhà cung cấp này về việc tăng doanh thu để đáp ứng tiêu chuẩn độc quyền phân phối. Nhà cung
cấp cũng thường xuyên gây áp lực phải nhường lại các dự án quan trọng liên quan đến ngân sách nhà nước cho nhà phân phối phía Bắc do mối quan hệ của họ và mối quan hệ với các cá nhân có quyết định về ngân sách của dự án nhà nước. Vì vậy công ty phải cố gắng hơn nữa để tăng doanh thu và khẳng định vị thế của mình đối với nhà cung cấp.
Sản phẩm thay thế
Đối với các thiết bị PCCC hiện nay hầu như không có sản phẩm thay thế, một hệ thống PCCC được thiết kế căn bản phải dựa trên nguy cơ cháy của công trình, chất dẫn
cháy là gì, sẽ có chất chữa cháy tương ứng, và còn phải căn cứ vào tiêu chuẩn PCCC được áp dụng đối với quốc gia đó. Hiện nay Việt Nam chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết cho các loại sản phẩm, thiết bị PCCC nên các sản phẩm có chất lượng thấp từ Trung Quốc hay các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn PCCC quốc tế đều được chấp nhận sử dụng như nhau bởi cơ quan quản lý.
Quyền lực đàm phán của khách hàng
Từ danh sách khách hàng của công ty ta nhận thấy rằng hầu hết khách hàng là các nhà thầu thi công hệ thống PCCC, lợi thế của họ là rất am hiểu về kỹ thuật của hệ thống, biết được nhiều nhà cung cấp các sản phẩm có tính năng tương đương. Vì vậy ưu thế trong đàm phán của họ là rất cao, tuy nhiên cơ hội xuất hiện hành vi mua lại là cao một khi họ đã tin tưởng vào dịch vụ và thương lượng được giá hợp lý.
Cơ hội: công ty hiện nay có một số khách hàng thường xuyên như Công ty TNHH thiết bị PCCC Thăng Long, Công ty Quý Hải Hậu Giang, Công ty cơ điện lanh REE, Công ty xi-măng Holcim, Công ty tư vấn thiết kế dầu khí. Đây là các nhà thầu thi công chuyên nghiệp thường xuyên có các dự án được triển khai. Công ty cũng có