PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Khảo sát các yếu tố văn hóa của tổ chức ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người sử dụng ERP tại Việt Nam (Trang 26 - 29)

3.1 Các phương pháp nghiên cứu

Kết hợp 2 phương pháp định tính và định lượng

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Tiến hành phỏng vấn sâu các cấp quản lý, người sử dụng, các chuyên gia tư vấn, triển khai ERP ở một số công ty. Các thông tin cần thu thập trong phỏng vấn là:

+ Xác định người sử dụng ERP mong đợi gì trong việc sử dụng ERP. Họ cần hỗ trợ gì từ tổ chức, người quản lý dé họ chấp nhận sử dung ERP

+ Xác định nhà quản lý hiểu gì về nhân viên và mong muốn của nhân viên khi thực hiện ERP. Theo họ, yếu tố nào của tổ chức, người quản lý làm cho nhân viên chấp nhận sử dụng ERP. Và họ làm gì để cải thiện mức độ chấp nhận của nhân viên khi sử

dụng ERP

+ Chuyên gia tư vấn, triển khai đã có cơ hội làm việc với nhiều công ty, nhiều dạng văn hóa tô chức, họ biết đối với loại văn hóa tổ chức nào thi mức độ chấp nhận ERP cao hơn, các yếu tố của tô chức, người quan lý nào ảnh hưởng đến sự chấp nhận

của người sử dụng ERP.

Từ những ý kiến thu thập được, so sánh với mô hình lý thuyết nghiên cứu, lọc bỏ hoặc thêm vào các yếu tố phù hợp. Dàn bài thảo luận, phỏng van được trình bày chỉ tiết

ở Phụ lục 1. Danh sách những người tham gia thảo luận và vi trí công tác của họ được

trình bay chi tiết ở Phụ lục 2.

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Gởi bảng câu hỏi khảo sát đến người sử dụng ERP. Thu thập số liệu, phân tích kết quả, so sánh kết quả so với giả thiết ban đầu đưa ra.

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, quy trình bao gồm:

+ Thống kê mô tả + Đánh giá thang đo khái niệm: độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach

Alpha

15

+ Kiểm định sự phù hợp của mô hình băng phân tích tương quan hồi quy + Kiểm định các giả thiết

+ Kiến nghị cải thiện sự chấp nhận của người sử dụng 3.2 Phương pháp lấy số liệu

Dựa vào các tạp chí chuyên ngành như PC World, Supply chain, ... tìm hiểu tình hình thị trường ERP, các công ty đã ứng dụng, sắp ứng dụng ERP.

Phỏng van trực tiếp chuyên gia, nhà tư vấn, triển khai và người sử dung ERP dé lay thông tin, so sánh với các giả thiết đưa ra, bồ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp

Có 24 biến quan sát, kích thước mẫu tối thiểu là 24*5=120. Bảng câu hỏi sẽ được gởi đến khoảng 300 người sử dụng ERP ở các công ty khác nhau, băng email hoặc trực tiếp, tuy nhiên không giới hạn số lượng số người tham gia trả lời bảng câu hỏi.

3.3 Quy trình nghiên cứu

Phỏng van trực tiếp chuyên gia, nhà tư vấn, triển khai và người sử dung ERP dé lay thông tin, so sánh với các giả thiết đưa ra, bố sung hoặc loại bỏ cho phù hợp. Sau đó gởi bảng câu hỏi khảo sát đến người sử dụng ERP. Thu thập số liệu; phân tích kết quả; kiếm định thang đo dựa trên kết quả Cronbach Alpha, EFA, phân tích hồi quy đa biến. Cuối cùng là báo cáo kết quả, đưa ra kiến nghị

Bang 3. 1- Quy trình nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu

A

M6 hinh nghién cttu

Vv

Chon cac thang do

Vv

Nghiên cứu định tính

Vv

M6 hinh va thang do higu chinh

(Bảng câu hỏi)

Vv

Phan tích dt liệu (Thong kê mô ta)

Đánh gái thang do (Độ tin cay, độ giá tri)

Điều chỉnh mô hình Kiểm định giả thiết

Vv

Báo cáo kết quả

Kiên nghị 3.4 Thang đo

Các giả thiết đo nghiên cứu được đo bang thang do Likert, dé kiém tra mirc d6 đồng ý hoặc không đồng ý với lời phát biéu của đối tượng, gồm 5 cấp độ.

Khái niệm Thang đo Ghi chú

Khoảng cách quyên lực Thang đo của Hofstede Likert 5 thái độ Tính né tránh không chắc chắn | Thang đo của Hofstede Likert 5 thái độ

Tính cá nhân Thang đo của Hofstede Likert 5 thái độ Tính định hướng dài hạn Thang đo của Hofstede Likert 5 thai độ Nam tinh (Masculinity Index) | Thang do cua Hofstede Likert 5 thái độ

Chap nhận sử dung Thang do cua Inseong Lee | Likert 5 thai độ

17

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Khảo sát các yếu tố văn hóa của tổ chức ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người sử dụng ERP tại Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)