GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kỹ năng làm việc là vấn đề vô cùng quan trọng khi sinh viên đi xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng luôn chú trọng đến kỹ năng làm việc của sinh viên khi tuyển dụng.
Sinh viên học xong ra trường sẽ tiến hành đi xin việc làm, bên cạnh các kiến thức chuyên môn cần có được trang bị trong trường đại học, các sinh viên mới tốt nghiệp thường khó kiếm việc làm vì thiếu đi các kỹ năng trong công việc (Dũng, 2005). Theo điều tra của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, có tới 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng làm việc. Thực trạng đó đã khiến không ít sinh viên đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp.
Về phía các nhà tuyển dụng (các doanh nghiệp), Để duy trì cạnh tranh, các doanh nghiệp cần những nhân viên có khả năng sáng tạo cho công việc bằng cách tạo ra sự mới lạ và những ý tưởng phù hợp sản phẩm, quy trình sản xuất (Shalley and Gilson, 2004). Sử dụng và phát triển những ý tưởng sáng tạo giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội và vì thế có thể thích ứng, phát triển và cạnh tranh trong thế giới luôn thay đổi nhuw hiện nay (Amabile, 1997; Oldham, 2002).
Và điều này đòi hỏi những nhân viên phải được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng thông qua việc học tập tại các cơ sở giáo dục. Những kiến thức được đào tạo sẽ kích thích họ ứng dụng nó vào công việc của, khi họ thu nhận được nhiều tri thức từ nhà trường, họ luôn mong muốn ứng dụng nó vào công việc vì đó là mục tiêu chính yếu thúc đẩy những học viên tham gia học tập khi đang làm việc tại doanh nghiệp (Nguyen Dinh Tho & Nguyen Thi Mai Trang, 2011).
Tuy nhiên thực trạng chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang còn tồn tại nhiều vấn đề phổ biến như chương trình đào tạo lỗi thời, kém hiệu quả;
phương pháp dạy và học thụ động. Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng
2
chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, đặc biệt là các giáo viên trẻ mới ra trường; vẫn có khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn khiến cho nhiều sinh viên ra trường chưa đủ kiến thức và kỹ năng để tìm được một công việc phù hợp
Tuy nhiên, không chỉ nỗ lực từ một phía nhà trường là đủ trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên mà tính cách cá nhân và động lực của sinh viên cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới kỹ năng làm việc của khi họ ra trường. Kỹ năng làm việc giúp cho sinh viên có đủ tự tin và bản lĩnh khi đi xin việc và làm việc một cách hiệu quả. Đào tạo ra những sinh viên có kiến thức và kỹ năng làm việc tốt sẽ được các doanh nghiệp tuyển dụng ngay. Từ những thành công đó, mọi người sẽ truyền miệng cho nhau về hình ảnh, tiếng tăm của trường đại học đã đào tạo ra những con người này. Uy tín, hình ảnh, thương hiệu của trường được xây dựng nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Việc nắm bắt được những ảnh hưởng của kiến thức được đào tạo, tính cách cá nhân và Động lực của sinh viên lên kỹ năng làm việc của họ khi ra trường, từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng kiến thức đào tạo và năng lực của sinh viên để nâng cao kỹ năng làm việc sau khi tốt nghiệp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thấy nghiên cứu nào được thực hiện tại các trường Đại Học ở TP. Đà Lạt nhằm đánh giá ảnh hưởng của kiến thức đào tạo, tính cách cá nhân và động lực của sinh viên lên kỹ năng làm việc sau khi ra trường. vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc của
sinh viên vừa tốt nghiệp - Đánh giá theo quan điểm của cựu sinh viên”. Là đề
tài có tính thời sự và cần thiết cho các trường Đại học cũng như các sinh viên đang theo học.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Đo lường ảnh hưởng của các yếu tố kiến thức đào tạo, tính cách cá nhân, nỗ lực của sinh viên lên kỹ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quản lý và kỹ thuật tại các trường Đại học thuộc TP. Đà Lạt. Các yếu tố kỹ năng được
3
xét đến gồm Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp.
- So sánh sự khác biệt giữa hai ngành kinh tế quản lý và kỹ thuật để có những ứng dụng cụ thể cho từng ngành.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cựu sinh viên vừa tốt nghiệp từ 1 – 3 năm, ngành kinh tế quản lý và kỹ thuật.
Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện khảo sát đối với các cựu sinh viên hệ đại học chính qui ngành kinh tế quản lý và kỹ thuật trong vòng ba năm trở lại tại các trường Đại học thuộc TP. Đà Lạt.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình thực hiện nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính:
nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực diện được sử dụng để thu thập thông tin từ sinh viên đã tốt nghiệp đại học chính quy ngành kinh tế quản lý và kỹ thuật tại các trường đại học ở Đà Lạt đã được chọn trong nghiên cứu này.
Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội kiểm định mô hình nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp cho nhà quản lý của các trường Đại học tại TP. Đà Lạt nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng kiến thức đào tạo đại học và năng lực của sinh viên lên kỹ năng
4
làm việc sau khi ra trường của sinh viên ngành Kinh tế quản lý và kỹ thuật của các trường Đại học tại TP. Đà Lạt. Qua đó phân bổ nguồn lực hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Giúp Ban giám hiệu các trường Đại học tại TP.Đà Lạt và Ban chủ nhiệm khoa kinh tế quản lý có những cơ sở khách quan để nhìn nhận và đánh giá về sự ảnh hưởng của kiến thức đào tạo đại học, tính cách cá nhân và động lực của sinh viên lên kỹ năng làm việc sau khi ra trường của sinh viên ngành Kinh tế quản lý và kỹ thuật tại các trường Đại học thuộc TP. Đà Lạt. Qua đó đưa ra chiến lược hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Cuối cùng, nghiên cứu này kỳ vọng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực kiến thức đào tạo đại học, tính cách cá nhân và động lực của sinh viên lên kỹ năng làm việc sau khi ra trường của sinh viên ngành Kinh tế quản lý và kỹ thuật tại các trường Đại học thuộc TP. Đà Lạt cũng như các trường Đại học khác.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Luận văn được chia thành năm chương. Trong đó, chương một là chương mở đầu, giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục luận văn. Chương hai bao gồm các nội dung: giới thiệu về các trường Đại học tại TP. Đà Lạt, Giới thiệu về sinh viên hệ chính quy, hệ thống cơ sở lý thuyết về kiến thức đào tạo, tính cách cá nhân, động lực của sinh viên, các kỹ năng làm việc, mối liên hệ giữa các khái niệm.
Từ những cơ sở lý thuyết nêu ở chương 2 xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương ba trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và các phương pháp phân tích để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu. Chương bốn phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định thang đo, mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết. Chương năm nêu kết luận từ kết quả thu nhận được trong chương bốn, hàm ý quản trị, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5