Tổng quan các trường Đại học tại Đà Lạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc của sinh viên vừa tốt nghiệp-đánh giá theo quan điểm của cựu sinh viên (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan các trường Đại học tại Đà Lạt

Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng. Khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái. Chính vì những điều kiện thuận lợi này, Đà Lạt đã được xây dựng trở thành trung tâm du lịch, văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, Đà Lạt là một trong những trung tâm giáo dục của Việt Nam cho khu vực Tây Nguyên và Miền Trung. Đà Lạt hiện có hai trường đại học đó là trường Đại Học Đà Lạt và Trường Đại học Yersin Đà lạt.

2.1.1. Tổng quan về trường Đại học Đà Lạt

Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) là một trường công lập được thành lập theo quyết định số 426/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1976 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ sở tiền thân của trường là Viện đại học Đà Lạt, một trường học tư thục thành lập thời kỳ chính quyền miền Nam trước 30 tháng 4 năm 1975, được bắt đầu đào tạo đại học từ niên khóa 1958 – 1959. Tính từ thời điểm này, đến nay trường ĐHĐL đã trải qua chặng đường hơn 50 năm hình thành và phát triển với sự đồng hành của hơn 600 công nhân viên chức và hang ngàn sinh viên qua các thế hệ. Hoạt động đào tạo của nhà trường cũng đã tạo được những uy tín nhất định đối với sinh viên khắp mọi miền tổ quốc, đã góp phần đáp

   

ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và miền Trung. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây trước sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng của các trường đại học trên cả nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút sinh viên đến với trường Đại học Đà Lạt. Số lượng sinh viên chính quy nhập học và ra trường theo số liệu được cung cấp từ phòng công tác sinh viên tính đến học kỳ 1 – Năm học 2011-2012 thể hiện trong bảng 2.1. Phòng khảo thí của trường Đại học Đà Lạt cũng đã tiến hành khảo sát số lượng sinh viên ra trường có việc làm hay chưa bằng phương pháp thu thập dữ liệu qua mail nhưng tỷ lệ trả lời quá thấp nên không đủ cơ sở để xác định tỷ lệ sinh viên của trường tốt nghiệp có việc làm cụ thể là bao nhiêu.

Bảng 2.1: Số lượng sinh viên đại học chính qui nhập học và tốt nghiệp tại Đại học Đà Lạt

Năm Số lượng sinh viên đại

học chính qui nhập học

Số lượng sinh viên đại học chính qui tốt nghiệp

Tỷ lệ(%) tốt nghiệp

2008 3.076 sinh viên 1.987 sinh viên 64.6

2009 2.837 sinh viên 2.192 sinh viên 77.26 2010 2.501 sinh viên 2.024 sinh viên 80.93 2011 2.861 sinh viên 1.784 sinh viên 62,35

2012 3244 sinh viên 2.302 sinh viên 70,96

(phòng công tác sinh viên Đại học Đà Lạt)

Tỷ lệ ra trường năm 2010 cao đột biến, lý do chủ yếu là các sinh viên của các năm trước không ra trường đúng hạn. Họ trả nợ môn học và ra trường khá đông vào năm này.

   

Bảng 2.2: Ngành đào tạo tại trường Đại học Đà Lạt

TT Ngành đào tạo Mã ngành

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

01 Toán học 102

02 Sư phạm Toán học 102

03 Tin học 103

04 Sư phạm Tin học 104

05 Vật lý 105

06 Sư phạm Vật lý 106

07 Công nghệ Thông tin 107

08 Công nghệ kỹ thuật Điện tử - viễn thông 108

09 Hoá học 201

10 Sư phạm Hoá học 202

11 Sinh học 301

12 Sư phạm Sinh học 302

13 Môi trường 303

14 Nông học 304

15 Công nghệ Sinh học 305

16 Công nghệ Sau thu hoạch 306

17 Quản trị Kinh doanh 401

18 Kinh tế Nông nghiệp 402

19 Kế toán 403

20 Luật học 501

21 Xã hội học 502

22 Văn hoá học 503

23 Văn học 601

24 Sư phạm Ngữ văn 602

25 Lịch sử 603

26 Sư phạm Lịch sử 604

27 Việt Nam học 605

28 Du lịch 606

29 Công tác XH – PT cộng đồng 607

30 Đông phương học 608

31 Quốc tế học 609

32 Tiếng Anh 701

33 Sư phạm Tiếng Anh 751

Hiện nay trường Đại học Đà Lạt đang đào tạo 33 ngành cho trên 20.000 sinh viên.

   

2.1.2. Tổng quan về trường Đại hoc Yersin Đà Lạt

Trường Đại học Yersin Đà Lạt được thành lập theo Quyết định số 175/004/QĐ – Ttg ngày 1 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 7 năm hoạt động, trường đã và đang đào tạo trên 4.000 sinh viên, trong đó, khoảng 1.500 sinh viên đã tốt nghiệp, 95% trong tổng số sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm ổn định, cung cấp nguồn lao động có trình độ, chất lượng cao cho địa phương và cả nước, tạo công ăn việc làm cho 209 cán bộ, nhân viên, và góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Sinh viên tốt nghiệp ra trường vững vàng về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, được xã hội công nhận. Nhiều sinh viên đã giữ các chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp, đi du học hoặc làm việc ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Úc, Đức… Theo kết quả khảo sát của phòng Công tác Sinh viên, trên 85%

sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo.

Sứ mệnh của trường Đại học Yersin Đà Lạt

Là trường đào tạo đa ngành, bao gồm các khối đào tạo công nghệ, kinh tế, xã hội và nhân văn, mỹ thuật ứng dụng và một số ngành có tính đặc thù là thế mạnh của trường.

Là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, là cơ sở nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.

Cung cấp nguồn cán bộ khoa học công nghệ phục vụ các ngành kinh tế, xã hội cho các trung tâm khoa học kỹ thuật của tỉnh và khu vực.

Xây dựng thương hiệu “Đại học Yersin Đà Lạt” có uy tín, có mối quan hệ rộng rãi trong tiến trình hội nhập và họp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu đào tạo của nhà trường

Mục tiêu chung là đào tạo Kiến trúc sư, cử nhân các ngành kinh tế, khoa học công nghệ và một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác, góp phần đáp ứng nhu

   

cầu trình độ cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Mục tiêu đến năm 2020:

• Mở rộng ngành nghề đào tạo

• Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

• Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất

• Phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên

Ngành đào tạo của trường Bảng 2.3:Ngành đào tạo tại trường Đại học Yersin

STT Các ngành đào tạo

1 Công nghệ thông tin: với các chuyên ngành

- Lập trình quản lý - Mạng - Phần cứng - Kế toán tin học - Hệ thống thông tin

2 Khoa học môi trường: với các chuyên ngành

- Công nghệ môi trường - Quản lý môi trường

3 Công nghệ sinh học: với các chuyên ngành

- Công nghệ sinh học thực vật - Công nghệ vi sinh vật

4 Điều dưỡng

5 Quản trị kinh doanh: với các chuyên ngành

- Quản trị Kinh doanh Tổng hợp - Quản trị Ngoại thương

- Quản trị Kế toán doanh nghiệp - Quản trị Tài chính doanh nghiệp - Quản trị ngân hàng

10 

   

(http://www.yersin.edu.vn)

Hiện tại trường Đại học Yersin đang đào tạo bảy ngành chính cho hơn 4.000 sinh viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc của sinh viên vừa tốt nghiệp-đánh giá theo quan điểm của cựu sinh viên (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)