Hai nguyên lý cơ bản của PBC duy vật

Một phần của tài liệu Đề cương triết (Trang 22 - 25)

Không gian và thời gian

II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

2. Hai nguyên lý cơ bản của PBC duy vật

Nguyên lý được hiểu như các tiên đề trong các khoa học cụ thể. Nó là tri thức không dễ chứng minh nhưng đã được xác nhận bởi thực tiễn của nhiều thế hệ con người, người ta chỉ còn phải tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không thì sẽ mắc sai lầm cả trong nhận thức lẫn hành động.

2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a.Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Quan niệm siêu hình về mối liên hệ cho rằng : các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập tách

biệt với nhau, giữa chúng không có sự liên hệ hoặc nếu có sự liên hệ thi đó chỉ là liên hệ bề ngoài, thụ động. Phạm vi hẹp, ko đủ khả năng để giải thích

Quan điểm biện chứng cho rằng : Giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình có mối liên hệ với

nhau và cơ sở của sự liên hệ đó chính là do tính thống nhất vật chất của thế giới quy định.

Khái niệm : Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

VD : Mối liên hệ giữa các quốc gia về mặt kinh tế, chính trị, an ninh Mối liên hệ phổ biến : dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật và hiện

tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của

thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

VD : các cặp phạm trù

b.Tính chất của các mối liên hệ - Tính khách quan : Tính khách quan thể hiện sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay

đổi bởi ý chí con người.

VD : Mối liên hệ giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng, đồng hóa và dị hóa.

Muốn thành công phải tác động vào nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân , tác động ntn để thành công (nguyên nhân-kết quả)

- Tính phổ biến: Bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vị trí, vai trò khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng…

VD : ở đâu, thời gian, tư duy nào cũng thấy các mối liên hệ - Tính đa dạng, phong phú : Mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và

chúng có thể chuyển hóa cho nhau, ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.

VD : Sinh viên có nhiều mối liên hệ : học tập (*), rèn luyện, liên hệ vs tri thức, nhà trường, thầy cô, vui chơi giải trí, làm thêm. Đặt trong không gian ấy, thời điểm ấy thì học tập là quan trọng nhất(chủ yếu) nhưng khi ra trường thì việc học tập lại trở thành mối liên hệ thứ yếu.

* Phân loại mối liên hệ

- Bên trong - bên ngoài - Chủ yếu - thứ yếu - Bản chất - không bản chất - Tất nhiên - ngẫu nhiên - Trực tiếp - gián tiếp

c.Ý nghĩa phương pháp luận Từ nội dung nguyên lý rút ra kết luận: phải có quan điểm toàn diệnquan điểm lịch sử cụ

thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Bởi vì:

- Các sự vật chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác, nên phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật và các khâu trung gian của nó.

- Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật.

- Bất kỳ sự vật nào cũng tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định nên khi đánh giá sự vật phải tôn trọng quy luật khách quan và phải có quan điểm lịch sử cụ thể.

Nguyên tắc toàn diện + Xem xét SV trong chỉnh thể thống nhất các mặt, yếu tố, quá trình của bản thân sự vật và mối

liên hệ giữa sự vật đó vs sự vật khác.

+ Biết phân biệt vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đối với sự vận động, phát triển của sự vật + Trong nhiều mối liên hệ, phải biết rút ra những mối liên hệ cơ bản, bản chất.

+ Tác động vào sự vật phải đồng bộ, có tính hệ thống + Tránh phiến diện, chiết trung, ngụy biện.

2.2 Nguyên lý về sự phát triển

a. Khái niệm phát triển

Quan điểm siêu hình Quan điểm biện chứng

- Phủ nhận phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật

- Nếu có sự phát triển, chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng, tuần hoàn, không có sự thay đổi về chất

- Phát triển chỉ đơn giản là tiến lên theo đường thẳng tắp

- Nguyên nhân phát triển ở bên ngoài sự vật

- Thừa nhận sự phát triển, coi phát triển là khuynh hướng chung có tính phổ biến của mọi sự vật

- Sự phát triển không chỉ tăng lên về lượng mà còn biến đổi về chất, dẫn tới sự ra đời cái mới tiến bộ hơn.

- Phát triển bao gồm cả bước quanh co, phức tạp, thậm chí thụt lùi tạm thời.

- Nguyên nhân phát triển ở trong chính bản thân sự vật.

Khái niệm : Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

VD : Trong giới tự nhiên có sự phát triển từ vô cơ - hữu cơ - tế bào - thực vật

Trong thực vật : rong- tảo - hạt cây Trong động vật : ếch nhái - bò sát - cá - động vật có vú - con người

* Tiến hóa và tiến bộ

- Tiến hóa là một dạng của sự phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình thức cả tổn tại từ

đơn giản đến phức tạp.

- Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn

thiện đến hoàn thiện hơn. VD : hình thái kinh tế xã hội sau lúc nào cũng tiến bộ hơn hình

thái kinh tế xã hội trước vừa kế thừa những ý tốt và giải quyết những điều bất cập.

b. Tính chất của sự phát triển - Tính khách quan : Nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật khách quan chi phối mà cơ

bản nhất là Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

VD : Trong xã hội, giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến vs quan hệ sản xuất lỗi thời, giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Giải quyết các mâu thuẫn đó làm cho các xã hội vận động thay thế phát triển từ xã hội này sang xã hội khác.

- Tính phổ biến : Sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá trình

và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.

VD : Trọng tự nhiên, trong xã hội, tư duy đều có sự phát triển ; trong xã hội các yếu tố kinh tế, chính trị cũng đều phát triển, trong kinh tế thì các chỉ số chỉ tiêu đều tăng lên.

- Tính đa dạng và phong phú : Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn toàn

giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể

VD : Sự phát triển của 1 cái cây nếu đặt trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì nó cũng phát triển khác nhau : trong bóng tối, thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ ko phù hợp khác vs cây có đủ ánh sáng- điều kiện hoàn cảnh khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Nếu

một con người đặt trong điều kiện hoàn cảnh là tập trung quan liêu, bao cấp - thụ động, trông chờ vào nhà nước, trông chờ vào sự hỗ trợ, bao cấp của nhà nước thì sự phát triển của con người ấy với một con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - năng động, tích cực sáng tạo sẽ có sự khác biệt.

- Tính kế thừa : Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật hiện tượng cũ, trong sự vật, hiện

tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc những yếu tố hợp lý của cái cũ gạt bỏ những mặt tiêu cực lỗi thời, lạc hậu của cái cũ gây cản trở cho SV mới trong quá trình phát triển.

VD : Trong xã hội, xã hội sau ra đời trên cơ sở kế thừa những điểm tích cực của những xã hội trước đó đồng thời gạt bỏ những tiêu cực, hạn chế ko còn phù hợp. Chủ nghĩa xã hội ra đời chắc chắn trên cơ sở kế thừa những thành tựu của nhân loại đã tạo ra trong CNTB. Chủ nghĩa tư bản có nhiều điểm tích cực mà muốn xây dựng XHCN thì phải kế thừa những thành tựu như lực lượng sản xuất hiện đại, KH&CN, tổ chức quản lý,...

c. Ý nghĩa phương pháp luận Từ nội dung nguyên lý rút ra kết luận: Phải có quan điểm phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Bởi vì:

- Nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự vận động phát triển để phát hiện ra xu hướng phát triển trong tương lai của chúng.

- Nghiên cứu cả quá khứ, hiện tại và tương lai kịp thời phát hiện ra xu hướng phát triển trong tương lai của sự vật, có thái độ đúng đắn với cái mới.

- Thấy được tính chất quanh co, phức tạp của sự phát triển, không bi quan chán nản.

* Nguyên tắc phát triển :

- Đặt sự vật trong sự vận động, phát triển xu hướng biến đổi, không chỉ hiện tại, mà cả tương lai.

- Phát triển là quá trình quanh co, phức tạp, mỗi giai đoạn có đặc điểm khác nhau, nên cần có phương pháp phù hợp.

- Sớm phát hiện và ủng hộ cái mới, hợp quy luật, tránh bảo thủ, trì trệ, định kiến.

- Biết kế thừa yếu tố tích cực của cái cũ và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới.

- Lênin : xem xét SV trong sự phát triển, trong sự tự vận động… trong sự tự biến đổi của nó.

Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ 2 nguyên lý : Quan điểm lịch sử - cụ thể

- Muốn nắm được bản chất của sự vật cần xem xét sự hình thành, tồn tại, phát triển của nó - Xem xét sự hình thành, tồn tại, phát triển của SV trong điều kiện hoàn cảnh, môi trường và

từng giai đoạn phát triển cụ thể của nó - Vận dụng lý luận vào thực tiễn phải tính đến điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tránh dập khuôn,

máy móc, giáo điều.

Một phần của tài liệu Đề cương triết (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w