Biện chứng giữa Cơ Sở Hạ Tầng và Kiến Trúc Thượng Tầng

Một phần của tài liệu Đề cương triết (Trang 60 - 63)

Không gian và thời gian

C. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

3. Biện chứng giữa Cơ Sở Hạ Tầng và Kiến Trúc Thượng Tầng

3.1. Khái niệm

*Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.

+ CSHT của mỗi một xã hội nhất định được hình thành không phụ thuộc vào ý thức của con người.

+ Kết cấu của CSHT gồm có 3 kiểu QHSX là quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư

và quan hệ sản xuất mầm mống, trong đó QHSX thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng đó.

Nếu trong xã hội có đối kháng giai cấp thì CSHT có đặc điểm mang tính đối kháng giai cấp.

VD: Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất của Việt Nam hiện nay còn ở nhiều trình độ khác nhau: lạc hậu, bán hiện đại, hiện đại nên có nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác nhau. Trong đó, định hướng của Việt Nam là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa mà đích tới là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nền tảng của quan hệ này là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu.

Việt Nam đang xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần (thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Hai thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được Đảng ta xác định là giữ vai trò nền tảng - nền tảng của nền kinh tế quốc dân trong đó kinh tế nhà nước phải nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt và phải giữ vai trò chủ đạo để dẫn dắt toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển theo đúng định hướng XHCN. Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước.

* Kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với

các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định.

+ KTTT được hình thành từ cơ sở hạ tầng + Kết cấu của KTTT bao gồm hai bộ phận: Các hình thái ý thức xã hội (chính trị, đạo đức,

pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật, triết học ..) và Các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội). Trong các bộ phận đó thì Nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất vì nó sở hữu trong tay những công cụ có tính chất bạo lực như:

nhà tù, quân đội, cảnh sát…

+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng, KTTT có đặc điểm cũng mang tính đối kháng giai cấp vì KTTT được hình thành từ cơ sở hạ tầng, CSHT như thế nào thì KTTT cũng như thế đó.

CSHT mang tính đối kháng giai cấp thì KTTT cũng mang tính đối kháng giai cấp. Tính đối kháng của kiến trúc thượng tầng phản ánh tính đối kháng của cơ sở hạ tầng và được biểu hiện ở sự xung đột, sự đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng.

Lưu ý: Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là nhà nước - công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới trở thành một sức mạnh thống trị toàn bộ đời sống xã hội.

VD: Ở Việt Nam, hệ tư tưởng đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần - xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng HCM ). Cho nên nó chi phối các hình thái kinh ý thức xã hội khác.

Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp với nhà nước và xã hội;

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa giữ vai trò quản lý bằng chính sách, pháp luật, cơ chế, thể chế,..Các đoàn thể tồn tại để phát huy rộng rãi quyền làm chủ của nhân dân.

3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

Thực chất của mối quan hệ giữa CSHT và KTTT là mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và chính trị trong xã hội.

- Vị trí quy luật : Đây là một trong những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển lịch sử

xã hội.

- Nội dung quy luật: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội, tác

động biện chứng, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn kiến trúc thượng tầng tác động trở lại to lớn.

- Thực chất của quy luật : Sự hình thành, vận động và phát triển các quan điểm tư tưởng

cùng với những thể chế chính trị xã hội tương ứng xét đến cùng phụ thuộc vào quá trình sản xuất và tái sản xuất các quan hệ kinh tế.

* Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

CSHT quyết định KTTT như thế nào?

- Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó - tức cơ sở hạ tầng là nguồn gốc của kiến trúc thượng tầng. Mọi hiện tượng của KTTT đều do nguyên nhân sâu xa nằm trong cơ cấu kinh tế xã hội gây ra. Tính chất của KTTT là do tính chất của CSHT quyết định.

+ Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng giữ địa vị thống trị về mặt chính trị, về đời sống tinh thần của xã hội .

VD: Giai cấp thống trị nắm trong tay quan hệ sản xuất, đặc biệt chi phối quan hệ sở hữu nói cách khác là những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội đều nằm trong tay giai cấp thống trị. Bên cạnh đó nó còn chi phối 2 quan hệ còn lại: quan hệ tổ chức - quản lý và quan hệ phân phối. Và khi chi phối được quan hệ sản xuất tức là chi phối quan hệ kinh tế - vật chất có nghĩa là nó chi phối đời sống chính trị, tinh thần của xã hội (Trong xã hội TBCN, giai cấp tư sản là người nắm trong tay quan hệ sản xuất, toàn bộ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội cho nên giai cấp tư sản sẽ quyết định quá trình tổ chức quản lý sản xuất và quá trình phân phối sản phẩm lao động xã hội => giai cấp tư sản đã chi phối quan hệ kinh tế - vật chất, chi phối luôn cả đời sống chính trị, tinh thần,... của xã hội )

+ Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị và tinh thần của xã hội.

VD: Trong xã hội tư bản, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân về mặt chính trị - xã hội chống lại giai cấp tư sản thực chất bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ

nghĩa về tư liệu sản xuất. (mâu thuẫn về lợi ích kinh tế đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, biểu hiện là những cuộc đấu tranh)

- Những biến đổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng

+ Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội, cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác.

+ Nguyên nhân gián tiếp làm kiến trúc thượng tầng thay đổi là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nguyên nhân trực tiếp là cơ sở hạ tầng thay đổi.

+ Sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh, như chính trị, luật pháp,... có những yếu tố thay đổi chậm hơn như tôn giáo, nghệ thuật.., có những yếu tố vẫn được kế thừa để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.

+ Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi đó tất yếu phải thông qua đấu tranh giai cấp, sự biến đổi đó tất yếu phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

VD: Khi nước ta xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến thì làm cho các yếu tố từ nhà nước thực

dân, bộ máy cai trị cũ bị xóa bỏ để xác lập chế độ dân chủ nhân dân mới: xóa bỏ được quan hệ sản xuất thực dân và xác lập bằng quan hệ sản xuất mới và đi cùng với đó là xác lập chế độ dân chủ nhân dân mới và đặc biệt xác lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ban bố các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các loại sưu cao, thuế nặng.

Tóm lại:

Sự biến đổi của CSHT dẫn đến biến đổi KTTT là cả một quá trình hết sức phức tạp. Nguyên nhân của quá trình đó xét cho cùng là do sự phát triển của LLSX . Tuy nhiên, sự phát triển của LLSX chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của CSHT, và chính sự biến đổi của CSHT, đến lượt nó mới làm cho KTTT biến đổi một cách căn bản.

* Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT.

- Thứ nhất, Chức năng cơ bản (xã hội) của kiến trúc thượng tầng là duy trì, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu cơ sở hạ tầng sinh ra nó; đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ; ngăn chặn sự ra đời của CSHT và KTTT mới…

- Thứ hai, Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo những phương thức khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó nhà nước là yếu tố có tác động mạnh nhất và

trực tiếp nhất đến cơ sở hạ tầng. Các bộ phận khác như: triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật và

các thiết chế tương ứng với chúng tác động đến cơ sở hạ tầng thường phải thông qua nhà nước, pháp luật.

Liên hệ : Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị, giai cấp thống trị nắm trong tay tư liệu sản xuất chủ yếu hay nói cách khác là nắm trong tay nền kinh tế; nhà nước có bộ máy (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp; và công cụ bạo lực kém theo : quân đội, cảnh sát, nhà tù..). Từ khi xã hội phân chia giai cấp, giai cấp thống trị nào đều quan tâm xây dựng nhà nước để biến nhà nước trở thành công cụ hữu hiệu nhất để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Bên cạnh đó, còn dùng chính sức mạnh nhà nước để trấn áp những thế lực đi ngược lại với lợi ích của giai cấp thống trị.

VD: Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Thứ ba, Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo 2 xu hướng:

+ Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

VD: Khi đường lối, chính sách (kiến trúc thượng tầng) của Đảng và nhà nước phù hợp với thực tiễn/ quy luật kinh tế khách quan thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển (đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng từ năm 1986 đến nay nó phù hợp với sự phát triển của Việt Nam, xu thế hội nhập quốc tế,.., thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam bứt phá và đạt được nhiều thành tựu như ngày hôm nay)

+ Nếu KTTT tác động ngược chiều, không phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế .

VD: Thời kỳ trước đổi mới năm 1986 tại Việt Nam, phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất

3.3. Ý nghĩa trong đời sống xã hội

- Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế. Thực chất vai trò của kiến trúc thượng tầng là vai trò hoạt động tự giác tích cực của các giai cấp, đảng phái vì lợi ích kinh tế. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trước hết và chủ yếu thông qua đường lối, chính sách của đảng, nhà nước.

- Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm. Tuyệt đối hóa kinh tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm thường duy vật kinh tế, duy vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỷ cương, pháp luật và không tránh khỏi thất bại, đổ vỡ. Nếu tuyệt đối hóa về chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng không tránh khỏi thất bại.

- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến nhận thức và vận dụng quy luật này. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó, đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị một cách thận trọng, vững chắc, bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định - phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

VD: Trước năm 1986, giữa kinh tế và chính trị thì chúng ta đề cao quá chính trị - kiến trúc thượng tầng, chính trị can thiệp thô bạo vào quá trình kinh tế, vào sự phát triển của kinh tế với cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp dẫn tới đường lối chủ trương chính sách đó không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, không phù hợp với tình hình cụ thể của kinh tế nước ta làm cho kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ và dẫn tới khủng hoảng trầm trọng kinh tế - xã hội.

Từ 1986 đến nay, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước (kinh tế, chính trị,...) trọng tâm là đổi mới về kinh tế (trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế: xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ) và từng bước đổi mới về chính trị. Thành tựu : chính trị ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một được nâng cao).

Một phần của tài liệu Đề cương triết (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w