Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Một phần của tài liệu Đề cương triết (Trang 48 - 53)

Không gian và thời gian

III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC

3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

3.1. Thực tiễn

a. Khái niệm

- Quan niệm trước Mác

+ CNDT: hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn + Triết học tôn giáo: hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn + CNDVSH: sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể

hay hình thức trực quan.

- Thực tiễn (quan niệm Mác): là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm thính có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất tức là sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đổi chúng theo mục đích của mình.

VD: cuốc đất, xây nhà, lắp ráp ô tô, xây đập thuỷ điện, cải thiện kết quả học tập…

+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để phục vụ con người. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao chỉ có ở con

người,không giống với hoạt động bản năng, thụ động của động vật. Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên, do đó xuất hiện xu hướng hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực và làm chủ thế giới

+ Hoạt động thực tiễn có tính lịch sử - xã hội.

+ Tính lịch sử nghĩa là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác nhau.

+ Tính xã hội: nghĩa là hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách rời, mà phải gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.

Tóm lại, hoạt động thực tiễn chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông đảo của mọi người, luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể và cũng trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể. Và trong hoạt động thực tiễn, con người có thể truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.

VD : Cuộc cải tổ sai lầm của Liên Xô ( Tháng 3/1985) theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, lấy hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng làm trọng tâm của M.Gorbachev được đặt trong bối cảnh cụ thể là cuộc khủng hoảng về năng lượng dầu mỏ trên toàn thế giới năm 1973 đã dẫn đến sự kiện lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại. Từ đó, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước chủ nghĩa xã hội đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc.

b. Các hình thức cơ bản của thực tiễn Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng gồm những hình thức cơ bản:

- Hoạt động sản xuất vật chất - Hoạt động chính trị - xã hội - Hoạt động thực nghiệm khoa học

Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất Là hoạt động đầu tiên và căn bản nhấtgiúp con người hoàn thiện cả bản tính sinh học và xã hội. Bởi lẽ, ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người, con người đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại. Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người. Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.

Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các xí nghiệp,nhà máy…

Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người

nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội,v,v.. tạo ra môi

trường xã hội thuận lợi cho con người phát triển. Hoạt động chính trị -xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển. Thiếu hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội loài người cũng không thể phát triển bình thường.

Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học,Hội nghị công đoàn…

“Thực nghiệm là tạo ra những biến đổi nào đó ở sự vật để quan sát nhằm nghiên cứu những hiện tượng nhất định, kiểm tra một ý kiến hoặc gợi ra những ý kiến mới”. Hoạt Động thực nghiệm

khoa học là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ trong hoạt động thực nghiệm khoa

học, con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên cũng như xã hội để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà mình đã đề ra. Trên cơ sở đó, sử dụng những thành tựu của thực nghiệm khoa học nhằm phục vụ, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, phục vụ con người. Ngày nay,khi mà cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, “khi mà tri thức xã hội phổ biến để chuyển hóa đến độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp” thì hình thức hoạt động thực tiễn này càng quan trọng.

Ví dụ: Nhóm nhà khoa học Australia đã kết nối thành công não bộ con người với một chiếc máy tính hệ điều hành Windows 10 bằng cách luồn dây vào mạch máu. nơi chúng có thể phát hiện tín hiệu của não bộ rồi gửi trở lại cho máy tính, cung cấp liệu pháp điều trị cho những người bị liệt.

Hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn kia.

Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia là hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất vật chất. Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho hoạt động thực tiễn vận động, phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động nhận thức.

Thực tiễn là cầu nối con người tự nhiên, xã hội, đồng thời thực tiễn của tách con người khỏi thế giới tự nhiên để “làm chủ” tự nhiên, là để khẳng định con người với tư cách là chủ thể trong quan hệ với tự nhiên, nhưng muốn “tách” con người khỏi tự nhiên thì trước hết phải“nối” con người với tự nhiên. Thực tiễn chính là cầu nối đó.

3.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý

* Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học.

Ví dụ 1: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.

Ví dụ 2: Nhờ việc quan sát chiếc lá trên mặt nước người ta sáng tạo ra con thuyền

Ví dụ 3: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn con người cần phải “đo đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” mà toán học đã ra đời và phát triển.

Do đó, nếu xa rời thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn.

* Thực tiễn là động lực của nhận thức

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén,chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới.+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.

Ví dụ 1: Thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta dã man, hàng triệu người dân Việt Nam lúc bấy giờ bị chết đói. Thực tiễn đó đã đặt ra nhiệm vụ phải giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân Pháp

Ví dụ 2: Việc học tập đặt ra yêu cầu học sinh phải giải bài tập và học kiến thức mới, khó.Khi giải quyết được những bài tập khó đó thì nhận thức của em sẽ được nâng cao hơn.

* Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người đã được quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn sống, muốn tồn tại,con người phải sản xuất và cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo tự nhiên, xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh.

Ví dụ : Để có được lương thực, thực phẩm đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu cho việc tồn tại và phát triển của mình đòi hỏi con người phải có nhận thức trong việc phát triển nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi, tìm các giống tốt, các phương pháp nuôi trồng tốt.

Ví dụ trên cũng chứng minh rằng: mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức mà là để cải tạo tự nhiên, xã hội đáp ứng nhu cầu của con người.

- Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý kiến viển vông. Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc. Điều đó giống như việc khi không có mục tiêu, điểm đến rõ ràng, cụ thể chúng ta sẽ không biết đi theo hướng nào và bằng cách nào.

Mọi tri thức khoa học – kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người. Những tri thức khoa học chỉ đúng khi chúng được vận dụng vào thực tiễn.

Những thuyết, những định lý mà các nhà khoa học đưa ra nó chỉ có ý nghĩa và tồn tại khi chứng minh được nó đúng và được áp dụng trong thực tiễn. VD: Như định lý Pytago được tạo ra

với mục đích tính toán thực sự có ý nghĩa và tồn tại lâu dài do tính chính xác của nó đã được thừa nhận, chứng minh và khả năng vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tiễn nêu ra những

vấn đề cho nhận thức hướng tới giải đáp, nhờ đó các ngành khoa học ngày càng phát triển.

Các ví dụ khác về thực tiễn là mục đích của nhận thức:

- Để làm việc trong những môi trường nguy hiểm và độc hại đòi hỏi con người phải sáng tạo ra robot.

- Để khám phá vũ trụ, các hành tinh khác đòi hỏi con người chế tạo ra tàu vũ trụ, các vệ tinh.

- Để bài thi đạt điểm cao đòi hỏi bạn phải chăm chỉ học tập

* Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

Nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý vì chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra mới khẳng định được tính đúng đắn của nó. Theo triết học Mác Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm.

Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý.

Ví dụ: có một món ăn mà bạn chưa thử bao giờ, bạn muốn biết nó có ngon hay không cách duy nhất để xác định đó là phải nếm thử (kiểm chứng bằng thực tiễn).

Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra chân lý khác nhau, có thể bằng thực nghiệm khoa học, có thể áp dụng lí luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội,.. Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản thân thực tiễn luôn biến đổi phát triển. Sự thay đổi này dẫn đến sự tiếp tục bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức và hành động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật luôn phải gắn với nhu cầu thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lí luận cũng như chủ trương, đường lối chính sách.

Nguyên tắc này có ý nghĩa lớn trong việc chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo điều, chúng ta phải từng bước quán triệt tốt nguyên tắc thực tiễn, tăng cường tổng kết thực tiễn.

3.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta luôn quán triệt quan điểm về thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu:

- Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: Việc nhận thức xuất phát từ thực tiễn.

Ví dụ: từ thực tiễn về sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người bắt đầu có tri thức về toán học và nếu không có những nhu cầu thực tiễn về sự cân đo đong đếm, thực nghiệm thì sẽ không hình thành nên toán học, con người không thể tự tạo ra các công thức, các định lực nếu những công thức, định luật ấy không được kiểm nghiệm qua thực tiễn.

- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn dẫn tới bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

Trong quá tình nghiên cứu, bên cạnh việc dựa theo lý thuyết và lý luận, ta cần phải kiểm nghiệm chúng thông qua nghiên cứu thực tiễn, phải gắn liền với thực hành.

Ví dụ: Nhà bác học Ga-li-lê là người rất coi trọng việc thực nghiệm, ông thường dùng thực nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nọ, ông nghe người ta dạy cho học sinh bằng

“Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ” Ông liền phản đối. Sau đó, ông tiến hành một thí nghiệm hai hòn đá có khối lượng khác nhau từ trên cao xuống. Ông phát hiện ra không khí có sức cản. Và cùng hai hòn đá đó, ông thả hai hòn đá lúc nãy vào một ống dài bị rút hết không khí thì quả nhiên tốc độ rơi của hai hòn đá bằng nhau. Nếu không tiến hành thực nghiệm trên, có lẽ rất nhiều người sẽ hiểu lầm rằng vật nặng lúc nào cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhưng thực ra không phải vậy, khi trong môi trường chân không, định lý này hoàn toàn sai. Vì vậy, việc thực hành phải luôn đi đôi với việc học, không được áp dụng lý thuyết suông,tránh chủ quan, máy móc, giáo điều, vv…

- Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tương đối và cũng có tính tuyệt đối. Tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn có khả năng xác định cái đúng, bác bỏ cái sai. Nhưng bên cạnh đó, thực tiễn cũng có tính tương đối. Nó thể hiện bằng việc ta không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì.Thêm vào đó, thực tiễn không

Một phần của tài liệu Đề cương triết (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w