Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ THÙNG CARTON, CÔNG SUẤT 20.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị dự án

Công ty TNHH Bao Bì Thùng Carton Valzen ký hợp đồng thuê nhà xưởng với Công ty TNHH Đa Trường Thành. Hiện trạng khu đất đã có nhà xưởng xây dựng sẵn và các hạng mục công trình phụ trợ đi kèm. Chủ dự án không xây dựng thêm hạng mục mới, chỉ tiến hành lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

4.1.1. Nguồn gây tác động

Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đọan lắp đặt thiết bị được trình bày nhƣ sau:

Bảng 4.1. Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn lắp đặt thiết bị

Chất ô

nhiễm Nguồn phát sinh Tính chất ô nhiễm

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Khí thải

Khí thải và bụi của các phương tiện vận chuyển máy móc, thiết bị

Khí CO, NO2 , SO2, VOCs, bụi

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị Bụi, khói hàn, CO, NO2

Khí thải, mùi hôi từ hệ thống thoát nước, khu lưu trữ chất thải rắn

H2S, CH4, metyl mercaptan

Nước thải

Nước thải sinh hoạt: Từ nhà vệ sinh công nhân

Chứa nhiều đất cát, BOD5, COD, amoni, coliform cao.

CTR CTR sinh hoạt: từ sinh hoạt của công nhân viên

CTR từ quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị

CTNH Từ quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị: giẻ lau dính dầu nhớt, dầu nhớt

thải, thùng đựng dầu nhớt,...

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Chất ô

nhiễm Nguồn phát sinh Tính chất ô nhiễm

Tiếng ồn

Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị

Độ rung

Độ rung từ hoạt động của các máy móc thiết bị sản xuất

Nước mưa chảy tràn

4.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị, Chủ dự án sẽ cùng đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, tác động tới môi trường, công nhân thi công, các nhà máy xung quanh nhƣ sau:

a. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt của công nhân

Nguồn phát sinh nước thải chính trong giai đoạn này là nước thải sinh hoạt của công nhân lắp đặt máy móc thiết bị.

Số lượng công nhân tham gia lắp đặt máy móc thiết bị là 20 người, lượng nước thải phát sinh khoảng 0,9 m3/ngày (định mức 45 lit/người.ngày theo QCXDVN 01:

2008/BXD)

Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dƣỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lƣợng lớn các vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ trung

bình (mg/l)

Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN VSIP II

1 pH mg/L 6,8 6 - 9

2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 220 400

3 COD mg/L 500 600

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ trung

bình (mg/l)

Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN VSIP II

5 Tổng Nitơ mg/L 40 20

6 Tổng Phospho mg/L 8 5

(Nguồn: Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, 1999, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,

NXB Khoa Học Kỹ Thuật).

Nhận xét: Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt có một số chỉ tiêu vượt giới hạn

tiếp nhận nước thải của KCN VSIP II, nên nước thải này sẽ được thu gom và xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Nhà xưởng thực hiện dự án đã xây dựng hoàn thiện, có sẵn bể tự hoại và hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh. Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị, công nhân sẽ sử dụng nhà vệ sinh hiện hữu.

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại sẽ đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN VSIP II, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

b. Các công trình giảm thiểu bụi, khí thải

Đối với quá trình vận chuyển máy móc, thiết bị

Không chuyên chở vượt quá tải trọng quy định, gây hư hỏng, ảnh hưởng đến -

chất lượng đường giao thông.

Có kế hoạch tập kết hợp lý, tránh dồn nhiều chuyến vận chuyển trong cùng thời -

điểm, tránh vận chuyển trong giờ cao điểm.

Che kín các thùng xe khi di chuyển trên đường giao thông.

- Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp gần dự án để hạn chế quãng đường di chuyển.

- Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc xe thường xuyên.

-

Đối với quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị

Các phương tiện vận chuyển không được vận chuyển quá trọng tải của xe.

- Trang bị đồ bảo hộ cho công nhân phù hợp với từng công việc (khẩu trang, bao -

tay, kính hàn, quần áo bảo hộ).

Chủ dự án trang bị mặt hạ hàn chống độc theo đúng tiêu chuẩn cho công nhân -

hàn, khẩu trang sợi than hoạt tính để lọc khí bụi.

Khi tuyển công nhân hàn cần tuyển người có sức khỏe tốt, đào tạo kỹ càng -

trước khi cho công nhân vào làm việc và định kỳ kiểm tra sức khỏe công nhân viên.

Dọn dẹp khu vực thi công vào cuối ngày.

-

4.1.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân

Hoạt động xây dựng dự án phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ hoạt động ăn uống và vệ sinh. Lượng rác sinh hoạt phát sinh ước tính khoảng 0,5 kg/người.ngày. Do đó, với số lượng công nhân khoảng 20 người thì hàng ngày lượng rác sinh hoạt của công nhân sẽ là 10 kg/ngày. Lƣợng rác này sẽ đƣợc tập trung, thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng theo đúng quy định.

Mặc dù khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh không quá lớn nhƣng nếu không có biện

pháp thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ CTR ngày càng nhiều sẽ gây tác động đến chất lƣợng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ gây mùi hôi. CTR sinh hoạt nếu vứt bỏ lung tung hay không thu gom đổ bỏ hợp lý sẽ là nơi chuột, dán và các vi sinh vật gây bệnh ẩn náu và phát triển. Ngoài ra, quá trình phân hủy của CTR hữu cơ

sẽ tạo ra mùi hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng không khí toàn khu vực hoặc nước mƣa chảy tràn ngang qua khu vực làm CTR có thể kéo theo các chất ô nhiễm đƣa vào hệ thống thoát nước.

Để quản lý chất thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị, chủ dự án áp dụng các biện pháp sau:

Yêu cầu công nhân bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ -

sinh chung.

Chất thải rắn sinh hoạt phải đƣợc để trong các thùng chứa có nắp đậy nhằm -

tránh bị nước mưa cuốn xuống hệ thống thoát nước và phải được thu gom thường xuyên không để tồn ứ gây mùi hôi thối khó chịu cho công nhân ở công trường và môi trường xung quanh. Chủ dự án sẽ bố trí các thùng chứa chất thải hợp vệ sinh, có nắp đậy nhƣ sau:

 Bố trí 01 thùng loại 120 lít tại khu vực nhà xưởng dự án để thu gom chất thải.

 Bố trí 1 thùng chứa có dung tích 240 lít tại khu vực chứa rác tập trung để lưu chứa chất thải, thuận tiện cho đơn vị có chức năng thu gom.

Chất thải sinh hoạt sẽ đƣợc giao cho đơn vị có chức năng đến thu gom mang đi xử lý đúng quy định.

Chất thải rắn từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị

Quá trình lắp đặt máy móc thiết bị tại dự án phát sinh các phế liệu bao bọc máy móc nhƣ thùng carton, bao bì nilon, mút, xốp... Lƣợng phát sinh ƣớc tính khoảng 120kg/

thời gian lắp đặt máy móc thiết bị.

Các loại chất thải rắn này không chứa các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng đến sức

khu vực công trường và có thể gây tai nạn lao động.

Chất thải phát sinh đều có khả năng tái sử dụng nên công ty sẽ thu gom, lưu giữ trong kho chứa và bán phế liệu.

Chất thải nguy hại

Công tác sửa chữa, lắp đặt các máy móc, thiết bị sẽ làm phát sinh các loại CTNH.

Lƣợng CTNH phát sinh chủ yếu gồm giẻ lau, bao bì dính dầu nhớt; cặn bã dầu nhớt, .... Lƣợng CTNH phát sinh ƣớc tính nhƣ sau:

Giẻ lau dính dầu nhớt thải (mã CTNH 18 02 01): 10 kg/toàn thời gian thi công -

Thùng chứa dầu nhớt bằng nhựa (mã CTNH 18 01 03): 15 kg/toàn thời gian thi -

công Dầu nhớt thải (mã CTNH 17 02 03): 5 kg/toàn thời gian thi công.

-

CTNH chứa các chất hoặc hợp chất có các đặc tính gây nguy hại trực tiếp và có thể tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Do đó, nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy định trước khi thải bỏ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu tác động môi trường do chất thải nguy hại:

Chủ dự án sẽ bố trí 2 thùng chứa chuyên dụng dung tích 60L bao gồm 1 thùng -

đựng giẻ lau dính dầu mỡ và 1 thùng đựng dầu mỡ thải, trên thùng có dán nhãn phân loại chất thải, có mã số CTNH và dấu hiệu cảnh báo.

Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị -

được thu gom, tập trung về thùng chứa, lưu chứa tại nhà chứa CTNH. Vì thời gian thi công ngắn, lƣợng chất thải này sẽ đƣợc tập trung để thu gom chung với lƣợng chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất khi dự án đi vào hoạt động theo đúng quy định.

4.1.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh

Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông, từ sự va chạm của các thiết bị và từ tiếng nói trao đổi của công nhân viên.

Trong đó, mức ồn cực đại của các loại xe cơ giới nhƣ sau:

Bảng 4.3. Mức ồn của các xe cơ giới

STT Loại xe Mức ồn

(dBA)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

(QCVN 26:2010/BTNMT)

1 Xe du lịch 77 70 (dBA)

(6h – 21h)

2 Xe vận tải 93

3 Xe mô tô 4 thì 94

(Nguồn: Báo cáo thống kê nguồn thải giao thông tại Tp.HCM của Chi Cục bảo Vệ Môi Trường TPHCM- Năm 2010)

Theo bảng trên, nồng độ ồn cực đại của các loại xe vận tải (93dBA) cũng vƣợt quá quy chuẩn cho phép. Do đó, chủ đầu tƣ sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị cho dự án. Quá trình lắp đặt máy móc diễn ra trong thời gian ngắn nên mức ồn phát sinh trong giai đoạn không lớn và chỉ ảnh hưởng cục bộ đến công nhân làm việc tại xưởng.

Tác hại của tiếng ồn: Tiếng ồn tác động đến tai, cơ quan thính giác, đến hệ thần kinh

trung ƣơng, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, đặc biệt là cơ quan thính giác, việc chịu đựng tiếng ồn trong thời gian dài có thể làm xuất hiện khối u ở phần dây thần kinh nối giữa tai và não, có thể gây ra chứng ù tai, lãng tai và thậm chí bị điếc. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn.

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Để giảm tác động của tiếng ồn và độ rung trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị, Chủ dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau:

Các loại xe chở hàng đến và đi khỏi công trường phải bảo đảm tuân thủ các -

quy định hiện hành về tình trạng kỹ thuật xe, chở đúng tải trọng thiết kế để hạn chế tối đa mức độ ồn và rung do việc vận chuyển gây ra.

Các máy móc thiết bị thi công thường xuyên được bảo trì, tra dầu mỡ và thay -

thế kịp thời các bộ phận bị mòn để máy luôn ở tình trạng tốt khi hoạt động.

Bố trí các hoạt động của các phương tiện thi công một cách phù hợp: các thiết -

bị thi công gây tiếng ồn lớn nhƣ máy khoan, máy cắt,… không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h sáng hôm sau, giờ ăn và nghỉ trƣa.

Quy định chế độ vận hành của xe vận chuyển và chế độ bốc dỡ nguyên vật liệu -

hợp lý, tránh vận chuyển vào các giờ cao điểm (không hoạt động từ 18h đến 6h sáng hôm sau, giờ ăn và nghỉ trưa) để tránh ảnh hưởng về giao thông cũng như chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt của công nhân.

Thực hiện các biện pháp trên, Dự án đảm bảo giảm thiểu đƣợc nguồn ô nhiễm này.

Đảm bảo tiếng ồn, độ rung đạt QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

4.1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)

Hiện tại khuôn viên nhà xưởng thực hiện dự án đã có hạ tầng thu gom và thoát nước mưa, nước thải hoàn thiện.

Nước mưa trong khuôn viên dự án được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa của nhà xưởng để đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN. Nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa và hạn chế tác động tới chất lượng hệ thống cống thoát nước: chủ dự án sẽ quản lý tốt chất thải trong khuôn viên nhà máy, thu gom triệt để rác thải sinh hoạt, không đổ rác vào hệ thống thoát nước.

Sự cố tai nạn lao động trong quá trình lắp đặt thiết bị

Trang bị bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động -

 Tuân thủ các qui định về an toàn lao động. Bảo đảm cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho công nhân.

 Kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi đến làm

việc. Kiên quyết đình chỉ công việc của công nhân thiếu trang bị bảo hộ lao động.

 Cử cán bộ theo dõi và kiểm tra an toàn lao động tại công trường.

Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ an toàn lao động cho công nhân. Khi thực hiện cần bổ sung các biện pháp cụ thể, thích hợp để đạt đƣợc những kết quả tốt hơn. Trong những trường hợp sự cố, công nhân phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị cũng nhƣ những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần đƣợc chỉ thị rõ ràng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ THÙNG CARTON, CÔNG SUẤT 20.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)