Về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ THÙNG CARTON, CÔNG SUẤT 20.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM (Trang 40 - 57)

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

4.2.2. Về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

a. Về công trình, biện pháp thu gom nước mưa

Nguồn phát sinh

Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt Dự án nếu không được thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, ngập lụt khu vực dự án, ảnh hưởng đến các phương tiện ra vào dự án. Ngoài ra, nước mưa cuốn theo đất cát, và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước mặt gây tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước.

Biện pháp thu gom nước mưa chảy tràn

Nước mưa trên mái nhà xưởng thu gom bằng ống uPVC D114mm, nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khuôn viên nhà xưởng được thu gom bằng các hố ga 1.200 x 1.200 rồi dẫn theo cống BTCT D400, D600 ra đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN VSIP II trên đường số 9 (02 vị trí đấu nối).

b. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải

Nguồn phát sinh

Nước thải sinh hoạt:

Lưu lượng phát sinh: 10,4 m3/ngày từ sinh hoạt công nhân.

Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dƣỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lƣợng lớn các vi khuẩn E. Coli, các vi khuẩn gây bệnh khác và các chất hoạt động bề mặt nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Nước thải sản xuất:

Nước thải từ máy in flexo

-

Dự án sử dụng mực in gốc nước. Khi thay đổi mực in, Công ty sẽ tiến hành vệ sinh máy in hoặc khi bản in bị bẩn. Theo kinh nghiệm của chủ đầu tƣ, 1 máy in flexo vệ sinh 1 lần/ngày, 50 lít/lần.

Dự án có 04 máy in flexo, tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 200 lit/ngày.

Thành phần ô nhiễm trong nước thải chủ yếu chứa nhiều dầu mỡ khoáng, chất rắn lơ lửng, độ màu, COD cao.

Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.6. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

STT Thông số Tác động

1 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước.

- Ảnh hưởng đến tài nguyên thuỷ sinh.

2 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thuỷ

sinh.

3 Dầu mỡ - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà

tan trong nước (DO).

- Ảnh hưởng đến tài nguyên thuỷ sinh.

4 Các chất dinh - Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng

5 Các vi khuẩn gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.

- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột

- E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.

6 Kim loại nặng - Ức chế sự tổng hợp hemoglobin đƣa đến bệnh thiếu

máu.

- Gây tổn thương tế bào thần kinh làm giảm ATP và làm hỏng chức năng tổng quát của tế bào.

- Tích lũy trong xương gây thấp khớp.

- Gây đau bụng và viêm thận.

Công trình thu gom, xử lý nước thải

Lưu lượng nước thải phát sinh:

 Nước thải sinh hoạt: 10,4 m3/ngày

 Nước thải từ máy in flexo: 200 lít/ngày Biện pháp thu gom và xử lý nước thải tại nhà máy theo sơ đồ như sau:

Hình 4.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải của dự án Đối với nước thải phân và nước tiểu từ bồn cầu được xử lý qua bể tự hoại sau -

đó đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.

Nước thải từ vệ sinh máy in flexo Nước thải bồn cầu

Bể tự hoại

Nước thải từ các bồn rửa

Thu gom xử lý nhƣ CTNH

Đường ống, hố ga thu gom nước

thải của Nhà máy

Hệ thống thu gom nước thải của KCN trên đường số 9

Trạm xử lý nước thải của KCN VSIP 2

Đối với nước thải sinh hoạt từ các nguồn khác như: nước thải từ chậu -

rửa,...được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước thải của công ty sau đó đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.

Nước thải từ máy in flexo: thu gom xử lý như CTNH.

-

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt: sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn và nước thải từ các bồn rửa sẽ được thu gom bằng đường ống uPVC D168mm dẫn ra hố ga đấu nối nước thải của KCN VSIP II trên đường số 9 (01 điểm).

Chi tiết bể tự hoại của dự án

Bể tự hoại 3 ngăn đƣợc xây bằng gạch, đậy bằng tấm đan. Nguyên tắc hoạt động của

bể là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng, cặn lắng đƣợc giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử lý của bể này theo chất lơ lửng đạt 65 - 70% và BOD5 là 60 - 65%.

Ngăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải.

Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba rồi thoát ra hố ga thu gom nước thải của công ty và sau đó đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.

Kết cấu của bể tự hoại 3 ngăn đƣợc miêu tả trong hình sau.

Hình 4.2. Kết cấu bể tự hoại 3 ngăn

Tính toán thể tích bể tự hoại:

W W W  

+ Wn: thể tích phần nước của bể. Wn = tn*Q.

Bể tự hoại xử lý nước đen, lưu lượng nước đen 1 người thải ra 1 ngày đêm khoảng 20 lít. Với 130 người thì lượng nước thải ra là Q = 130*20 = 2,6 m3

 Wn = tn*Q = 1*2,6 = 3,6 m3 (Chọn thời gian lưu nước trong bể tự hoại tn = 1 ngày)

+ Wc: thể tích phần cặn trong bể.

 

100100 211000

 

W

N c b W T

Wc a

Trong đó :

a : lượng cặn trung bình của 1 người thải ra trong 1 ngày

a = 0,5  0,8 lit/ng.đ , lấy a = 0,5 lit/ng.đ T : thời gian giữa 2 lần lấy cặn, chọn T = 6 tháng = 180 ngày W1: độ ẩm của cặn tươi vào bể W1 = 95%

W2: độ ẩm của cặn khi lên men, W2 = 90%

b : Hệ số = 0,7 c : Hệ số = 1,2 N : Số người sử dụng -> Wc = 5,10 m3

Vậy thể tích bể tự hoại cần thiết: WB = Wn + Wc = 3,6 + 5,1 = 8,7 (m³).

Nhà xưởng hiện hữu đã xây dựng 3 bể tự hoại có tổng dung tích 21m3, bao gồm:

01 Bể tự hoại khu nhà vệ sinh: thể tích 15 m3 -

01 Bể tự hoại nhà bảo vệ xưởng 1: thể tích 3 m3 -

01 Bể tự hoại nhà bảo vệ xưởng 2: thể tích 3 m3 -

Thông tin về Trạm XLNT tập trung của KCN VSIP II

KCN VSIP II đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy XLNT tập trung với lưu lượng thiết kế là Q=11.000m3/ngđ, đƣợc thiết kế theo công nghệ hóa lý kết hợp vi sinh.

Theo số liệu cung cấp của Chủ đầu tƣ KCN VSIP II - Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, lưu lượng tiếp nhận nước thải của nhà máy XLNT tập trung dao động trong khoảng: 7.500-8.500 m3/ngày đêm.

Bảng 4.7. Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN VSIP II

TT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

nước thải của KCN VSIP II

1 Nhiệt độ oC 40

2 pH - 6-9

3 Độ màu Pt-Co 50

TT Thông số Đơn vị Giới hạn tiếp nhận

nước thải của KCN VSIP II

5 COD mg/l 600

6 TSS mg/l 400

7 As mg/l 0,05

8 Hg mg/l 0,005

9 Pb mg/l 0,1

10 Cd mg/l 0,05

11 Cr (VI) mg/l 0,05

12 Cr (III) mg/l 0,2

13 Cu mg/l 2

14 Zn mg/l 3

15 Ni mg/l 0,2

16 Mn mg/l 0,5

17 Fe mg/l 1

18 CN- mg/l 0,07

19 Phenol mg/l 0,1

20 Dầu mỡ khoáng mg/l 5

21 Dầu mỡ động thực vật mg/l 16

22 Clo dƣ mg/l 1

23 PCB mg/l 0,003

24 Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ

mg/l 0,3

25 Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

mg/l 0,05

26 Sunfua mg/l 0,2

27 Florua mg/l 5

28 Clorua mg/l 500

29 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 8

30 Tổng Nitơ mg/l 20

31 Tổng Photpho mg/l 5

32 Coliform MPN/100ml 5.000

33 Tổng hoạt động phóng xạ  Bq/l 0,1

34 Tổng hoạt động phóng xạ  Bq/l 1

(Nguồn: Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore)

Quy trình xử lý nước thải tại KCN VSIP II:

Nước thải được xử lý qua hai cấp:

-

Nước thải được xử lý cục bộ tại từng nhà máy đạt tiêu chuẩn quy định của -

Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore trước khi thải vào mạng lưới thu gom nước thải của KCN.

Nước thải được xử lý tập trung tại trạm xử lý của KCN đạt QCVN -

40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,9; Kf= 0,9 trước khi thoát ra suối Cái.

Hình 4.3. Quy trình công nghệ XLNT tập trung của KCN VSIP II

Nước thải

Hố bơm

Bể gạn dầu mỡ

Bể phân phối

Cụm hoá lý

Bể lắng sơ cấp

Bể sục khí

Bể lắng thứ cấp

Bể khử trùng

Bể khử Clo

Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT-Cột A

Bể điều hoà

Bùn dƣ

Bể nén bùn

Bể chứa bùn

Máy ép bùn

Bùn khô

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của Trạm XLNT tập trung KCN VSIPII

Tổng công suất trạm XLNT tập trung của KCN là 11.000 m3/ngày.

Lưu lượng nước thải đang được xử lý vào khoảng 8.500 m3/ngày, dự án phát sinh nước thải 10,4 m3/ngày, nên hệ thống tập trung của KCN hoàn toàn đáp ứng được khả năng tiếp nhận và xử lý.

Vì vậy, KCN VISIP II đảm bảo đủ khả năng tiếp nhận nước thải của dự án.

c. Đánh giá, dự báo các tác động của nguồn phát sinh bụi, khí thải

Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào dự án

Nguồn phát sinh

Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải như phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu sử dụng xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói khí thải chứa COx, NOx, SOx, CxHy...

Quá trình vận chuyển sẽ làm ảnh hưởng đến người tham gia trên đường và người dân sinh sống dọc tuyến đường vận chuyển.

Nồng độ ô nhiễm từ phương tiện sẽ gia tăng khi có nhiều phương tiện hoạt động cùng lúc. Đây là trường hợp không thể tránh khỏi tại các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường đông đúc.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 có chủ đề Môi trường đô thị cho thấy chất lượng không khí ở các khu vực trong cả nước là rất khác nhau, phụ thuộc vào quy mô đô thị, mật độ dân số, mật độ giao thông, chất lượng đường đi và

tốc độ xây dựng, nhưng nhìn chung hiện nay, tại các tuyến đường giao thông đông đúc, nồng độ bụi thường vượt ngưỡng 2-3 lần (88,89% mẫu quan trắc năm 2016 vượt chuẩn), SO2 và CO vẫn có nồng độ thấp hơn quy chuẩn, NO2 ở một số nơi đã có dấu hiệu vượt quy chuẩn như một số tuyến đường ở các thành phố lớn.

Đối với dự án không có nhiều lượt phương tiện ra vào nên tác động tại chỗ là không đáng kể. Chủ dự án cũng có phương án điều tiết phân tán phương tiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm gia tăng do tập trung nhiều phương tiện cùng 1 chỗ đồng thời sẽ cố

gắng điều tiết kế hoạch vận chuyển tránh các giờ cao điểm, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình vận chuyển.

Biện pháp giảm thiểu

Ô nhiễm bụi, khí thải do các phương tiện giao thông sinh ra là điều không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu các nguồn ô nhiễm này, Chủ đầu tƣ sẽ có các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối -

Đối với các phương tiện vận chuyển thuộc tài sản của Công ty, Công ty sẽ tiến -

hành bão dƣỡng định kỳ, vận hành đúng trọng tải để giảm thiểu các tác động do các phương tiện này gây ra khi hoạt động.

Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy để hạn chế bụi phát tán ra môi -

trường xung quanh.

Kiểm tra chất lượng, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận -

chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.

Bố trí kế hoạch vận chuyển hợp lý, hạn chế tập trung phương tiện tại dự án.

-

Khí thải phát sinh từ các máy in

Đánh giá tác động

Dự án có 8 máy in, trong đó 4 máy in flexo và 4 máy in kỹ thuật số. Các máy in đều sử dụng mực in gốc nước.

Tất cả mực mua về sẽ đƣợc sử dụng trực tiếp, không có công đoạn pha mực.

Thành phần ô nhiễm -

Dự án sử dụng mực in với khối lƣợng và thành phần theo MSDS nhƣ sau:

Bảng 4.8. Khối lượng và thành phần keo sử dụng

STT Tên hóa chất Khối lƣợng

(tấn/năm)

Thành phần theo MSDS

1 Mực in gốc

nước 5

Nước: 55%

Nhựa acrylic gốc nước: 35%

Đồng phthalocyanin: 10%

Tính toán lưu lượng không khí lưu thông qua khu vực 1 máy

Máy in flexo

Kích thước 1 máy in flexo trung bình là: DxRxC = 12mx3,8mx2,5m. Xét chiều cao phát tán ô nhiễm trong khoảng không gian ảnh hưởng đến công nhân là 3m, vận tốc gió trong xưởng xét theo tiêu chuẩn lao động thấp nhất 0,2 m/s thì lưu lượng không khí lưu thông qua khu vực 1 máy ít nhất là:

Q = 12mx3,8mx0,2m/s = 9,12 m3/s = 32.832 m3/h

Máy in kỹ thuật số

Kích thước 1 máy in kỹ thuật số trung bình là: DxRxC = 5,2mx5,7mx2,5m.

Xét chiều cao phát tán ô nhiễm trong khoảng không gian ảnh hưởng đến công nhân là 3m, vận tốc gió trong xưởng xét theo tiêu chuẩn lao động thấp nhất 0,2 m/s thì lưu lượng không khí lưu thông qua khu vực 1 máy ít nhất là:

Q = 5,2mx5,7mx0,2m/s = 5,93 m3/s = 21.340 m3/h

Tổng tải lượng và nồng độ khí thải mực in

Hệ số phát thải VOC của mực in gốc nước < 10% (Dựa theo danh mục MSDS đính

kèm phụ lục báo cáo).

Tổng khối lượng mực in gốc nước sử dụng tại dự án: 5 tấn/năm, trong đó:

04 Máy in flexo sử dụng: 3,5 tấn mực in/năm -

04 Máy in kỹ thuật số sử dụng: 1,5 tấn mực in/năm -

Chi tiết bảng tính toán tải lƣợng và nồng độ phát thải mực in từ tất cả các máy in nhƣ sau:

Bảng 4.9. Hệ số phát thải và nồng độ các chất ô nhiễm VOC

TT Thông số Đơn vị Máy in flexo

(04 máy)

Máy in kỹ thuật số (04 máy)

1 Tổng khối lƣợng mực in gốc nước sử dụng

Tấn/năm 3,5 1,5

mg/h 1,40 x 106 0,6 x 106

2 Hệ số phát sinh VOC % 10%

3 Tải lƣợng VOC phát

sinh mg/h 1,40 x 105 0,6 x 105

4 Thể tích vùng chịu

ảnh hưởng m3/h 4 x 32.832 4 x 21.340

5 Nồng độ VOC phát

sinh mg/m3 1,07 0,7

QCVN 03:2019/BYT mg/m3 Methyl acetate: 100 mg/m3

Ghi chú:

QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.

Nhận xét:

Theo kết quả tính toán, có thể thấy rằng khi tất cả các máy in đều hoạt động cùng 1 lúc thì nồng độ VOC phát sinh đều thấp hơn quy chuẩn cho phép.

Biện pháp giảm thiểu

Theo như đánh giá ở trên, dự án sử dụng mực in gốc nước không phát sinh hơi dung môi độc hại nên hầu nhƣ gây ô nhiễm không khí không đáng kể. Tuy nhiên, công ty cũng áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động đến

Bố trí các quạt thông gió xung quanh nhà xưởng, trao đổi không khí sạch -

thường xuyên cho nhà xưởng nhằm đảm bảo khí tươi lưu thông trong nhà máy.

Trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại.

- Trang bị khẩu trang và dụng cụ bảo hộ cần thiết cho công nhân -

Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng sau giờ làm việc.

-

Bụi giấy từ các công đoạn sản xuất

Đánh giá tác động

Tải lƣợng bụi phát sinh tại các quy trình sẽ khác nhau, tùy thuộc vào khối lƣợng giấy sử dụng và tính chất giấy.

Tính toán tải lƣợng và nồng độ bụi giấy tại quy trình sản xuất thùng carton nhƣ sau:

Đối với công đoạn bế đƣợc thực hiện trong máy kín, bụi phát sinh không đáng kể. Bụi phát sinh chủ yếu từ công đoạn cắt tại máy xả đĩa và tại máy in flexo có công đoạn cắt khe. Do các máy này cắt số lƣợng lớn, liên tục và hở.

Xét chiều cao phát tán ô nhiễm trong khoảng không gian ảnh hưởng đến công nhân là

3m, vận tốc gió trong xưởng xét theo tiêu chuẩn lao động thấp nhất 0,2 m/s thì lưu lượng không khí lưu thông qua khu vực máy ít nhất là:

Máy in flexo (có công đoạn cắt khe):

Kích thước 1 máy in flexo trung bình là: DxRxC = 12mx3,8mx2,5m. Xét chiều cao phát tán ô nhiễm trong khoảng không gian ảnh hưởng đến công nhân là 3m, vận tốc

gió trong nhà xưởng xét theo tiêu chuẩn lao động thấp nhất 0,2 m/s thì lưu lượng không khí lưu thông qua khu vực 1 máy ít nhất là:

Q = 12mx3,8mx0,2m/s = 9,12 m3/s = 32.832 m3/h

Bụi phát sinh có khả năng phát tán trong phạm vi xưởng sản xuất và môi trường không khí xung quanh làm ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất và các đơn vị sản xuất bên cạnh. Do đó, chủ dự án sẽ thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng này.

Biện pháp giảm thiểu

Tại các máy xả đĩa phát bụi từ quá trình cắt giấy, bụi này có khối lƣợng riêng nhỏ, dễ phát tán trong môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên nếu tiếp xúc trong thời

gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Do đó dự án sẽ thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng như sau:

Nhà xưởng bố trí nhiều cửa sổ và cửa lùa để thông gió tự nhiên.

- Nhà xưởng được thiết kế cao ráo và thông thoáng khí tự nhiên tốt. Tốc độ gió -

trong khu vực làm việc của công nhân đạt 0,2 - 1,5 m/s và độ ẩm dưới 80%.

Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân viên trực tiếp sản xuất.

-

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ THÙNG CARTON, CÔNG SUẤT 20.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM (Trang 40 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)