CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án đã khái quát được tất cả các tác động có khả năng phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành dự án, làm nổi bật đƣợc đâu là nguồn tác động chính, phạm vi và mức độ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội xung quanh khu vực triển khai dự án.
4.4.1. Nhận xét về mức độ chi tiết của các phương pháp đánh giá, dự báo tác động môi trường sử dụng trong báo cáo
a. Các phương pháp đánh giá, dự báo tác động môi trường sử dụng
- Phương pháp mô tả: Đây là phương pháp chung và đơn giản để đánh giá các tác động, chỉ mô tả đƣợc các tác động xác định. Các đánh giá còn chung chung và có ảnh hưởng chủ quan của người đánh giá, phương pháp này có độ tin cậy trung bình.
- Phương pháp checklist (kiểm tra danh mục): lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động nhằm nhận dạng tác động môi trường. Cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.
Đây là một phương pháp đơn giản, nhận dạng các tác động và tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.
nguyên nhân, hậu quả. Liệt kê danh sách các tác động giảm thiểu và biện pháp
giảm thiểu tương ứng, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các vấn đề về môi trường và các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công tại các dự án khác, từ đó dự đoán đánh giá mức độ của mỗi tác động đến môi trường dự án. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng trong quá trình điều tra các vấn đề về môi trường, kinh tế xã hội xung quanh khu vực dự án. Phương pháp này có ảnh hưởng chủ quan của người đánh giá, có mức độ tin cậy trung bình.
b. Các phương pháp khác
- Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu ngoài hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm: phương pháp này được áp dụng nhằm khảo sát vị trí, hiện trạng và điều kiện cụ thể của dự án; lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm đƣợc thực hiện bởi đơn vị có chức năng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước mặt, sinh thái tại khu vực thực hiện dự án. Phương pháp này có độ tin cậy cao.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu trong quá trình thực hiện dự án để bước đầu đưa ra các đánh giá sơ bộ về các ảnh hưởng của dự án đến môi trường. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống, có độ tin cậy cao vì người đánh giá phải trực tiếp đi khảo sát thực tế địa
bàn thực hiện dự án và nghiên cứu các tài liệu liên quan, từ đó mới đƣa ra đƣợc các đánh giá đầu tiên, giúp cho quá trình đánh giá tác động môi trường về sau đƣợc chuẩn xác hơn.
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, phương pháp này có độ tin cậy cao.
- Phương pháp dự báo tải lượng chất ô nhiễm (Phương pháp đánh giá nhanh):
phương pháp này dự đoán tải lượng ô nhiễm tạo ra do quá trình lắp đặt máy
móc thiết bị cũng nhƣ khi dự án đi vào vận hành. Căn cứ vào hệ số ô nhiễm và ƣớc đoán các tác nhân gây ô nhiễm, tính toán đƣợc tải lƣợng ô nhiễm tạo ra.
Phương pháp này mang tính chất dự báo và có mức độ tin cậy trung bình.
4.4.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp
Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá, dự báo tác động môi trường được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.14. Tổng hợp mức độ tin cậy của các kết quả đánh giá
STT Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân
1 Phương pháp mô tả Trung bình Có ảnh hưởng chủ quan của người đánh
giá.
2 Phương pháp liệt kê
hay bảng câu hỏi Khá cao
Dựa trên số liệu thực tế tại các dự án hiện hữu tương tự dự án, dựa trên kinh nghiệm của nhà đầu tƣ và đơn vị tƣ vấn.
3 Phương pháp dự báo
tải lƣợng chất ô nhiễm (Phương pháp đánh giá
nhanh)
Trung bình
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chƣa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam.
4 Phương pháp thống kê Cao Thu thập và xử lý các số liệu trong quá
trình khảo sát, thực hiện dự án.
5 Phương pháp khảo sát thực địa và lấy
mẫu ngoài hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm
Cao
- Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại.
- Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn.
- Kết quả phân tích có độ tin cậy cao.
6 Phương pháp điều tra xã hội học Trung bình Có ảnh hưởng chủ quan của người đánh
giá.
7 Phương pháp so sánh Cao Dựa trên tiêu chuẩn quy định đang có hiệu
lực.