Sự cần thiết điều chỉnh vốn lưu động trong hoạt động chuyển giá

Một phần của tài liệu Luận văn: tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay potx (Trang 48 - 53)

Hoạt động chuyển giá liên quan đến giá mà một thành viên của tập đoàn đa quốc gia tính cho một bên liên quan hoạt động trong một khu vực có mức thuế khác khi mua bán hàng hóa, dịch vụ và tài sản vô hình. Trong bối cảnh này, nguyên tắc chuyển giá là phải nỗ lực chuyển giao cho một hay nhiều bên có liên quan (sau đây gọi tắt là bên được phân tích) với những lợi ích của chiều dài cánh tay được quyết định bởi một nhóm các công ty bên thứ ba dùng để so sánh.

Để đạt được mục tiêu này, các nhà kinh tế phải tìm một nhóm các công ty có thể so sánh được (dựa trên một bộ tiêu chí) tương tự như công ty được phân tích. Sự cần thiết để thực hiện điều chỉnh vốn lưu động gia tăng khi bên thử nghiệm cho thấy những cấp độ khác nhau về cường độ của vốn lưu động, trong tương quan với bộ so sánh.

Trong khi vấn đề thực hiện điều chỉnh vốn lưu động đã không nhận được nhiều sự chú ý trong các tài liệu chuyển giá, các nhà kinh tế thường xuyên phải đấu tranh với vấn đề liệu có nên thực hiện nó hay không.

Vậy trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, việc điều chỉnh vốn lưu động sẽ có tác động như thế nào tới hoạt động chuyển giá?

1. Nguyên nhân điều chỉnh vốn lưu động

Điều chỉnh vốn lưu động nên được sử dụng khi một bên được phân tích cho thấy cường độ vốn lưu động khác nhau, liên quan tới bộ các bên được dùng để so sánh. Điều chỉnh vốn lưu động được chia thành 2 bộ phận chính

+ Điều chỉnh hàng tồn kho và khoản phải thu + Điều chỉnh khoản phải trả

Nếu công ty được phân tích, ví dụ là một nhà phân phối, có cường độ các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho trên doanh thu bán hàng thấp hơn tương đối so với một bộ để so sánh, thì điều này hàm ý rằng các công ty để so sánh mà ta đang xem xét đang cung cấp cho khách hàng của họ những sản phẩm dịch vụ có giá trị và đươc hoàn trả lại thông qua việc định giá cao. Để hiệu chỉnh lại thực tế là các công ty dùng để so sánh được chọn đã thực hiện chức năng giá trị gia tăng nhiều hơn công ty được phân tích, lợi nhuận thu được bởi những công ty để so sánh phải được điều chỉnh giảm để chuyển giao cho công ty được phân tích với biên lợi nhuận chính xác hơn.

Điều chỉnh khoản phải thu:

(AAR/Salescc – AAR/Salestp) * Salescc * interest rate/(1 + interest rate) Điều chỉnh hàng tồn kho:

(INV/Salescc – INV/Salestp) * Salescc * interest rate Với AAR: khoản phải thu bình quân

INV: tồn kho bình quân Sales: doanh thu

Cc: bộ so sánh Tp: bên phân tích

Interest rate: mức lãi suất

Ngược lại, nếu các công ty để so sánh có mức độ khoản phải trả cao hơn công ty được phân tích thì có thể hiểu các công ty để so sánh đang thực hiện chức năng tài trợ giá trị từ nhà cung ứng của họ và có thể bị tính mức giá cao hơn. Để cải thiện tính so sánh, lợi nhuận từ các công ty để so sánh phải được điều chỉnh tăng để phân bổ cho công ty được phân tích.

Điều chỉnh khoản phải trả:

(AAP/Salescc – AAP/Salestp) * Salecc * interest rate/(1 + interest rate) Với AAP: khoản phải trả bình quân

2. Sự thiếu tiêu chuẩn thống nhất ở Châu Á làm việc điều chỉnh vốn lưu độngkhó thực hiện khó thực hiện

Có nhiều lí do khiến việc điều chỉnh vốn lưu động khó thực hiện ở châu Á, nhưng quan trọng nhất là đánh giá chất lượng của những báo cáo tài chính. Ở châu Á, tính minh bạch, chi tiết và chính xác của báo cáo tài chính là khá thấp, điều này làm nhưng người hoạch định thuế của MNEs gặp khó khăn.

Các công ty thương mại công chúng được yêu cầu phải tuân theo những quy tắc kế toán xác định khi xuất trình những báo cáo tài chính, ví dụ như:

+ Nguyên tắc kế toán chấp nhận chung (Generally Accepted Accounting Principles, US-UK)

+ Tiêu chuẩn kế toán quốc tế

Rõ ràng là báo cáo tài chính ở Bắc Mỹ là khá đầy đủ, mặc dù các trường hợp Enron cho thấy rằng hệ thống như vậy là quá hoàn hảo. Tuy nhiên, Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) đã cho nhà đầu tư, và những người làm việc với các báo cáo tài chính, thoải mái tự tin khi sử dụng báo cáo tài chính ở châu Á.

Việc thiếu các chuẩn mực kế toán minh bạch ở một số quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản, đã được cho là làm gia tăng sự khó khăn khi làm kinh doanh tại các nước này. Trong đó, Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 một phần do sự thiếu chi tiết của chuẩn mực kế toán, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của dữ liệu tài chính.

Áp dụng điều chỉnh vốn lưu động trong tình hình đó trở nên khó khăn hơn do độ tin cậy của dữ liệu không cao, và do đó kết quả là tình hình tài chính của các công ty được sẽ bị nghi ngờ.

Nếu có sự khác biệt quan trọng giữa các giao dịch kiểm soát và không kiểm soát được thì việc điều chỉnh phải được thực hiện nếu ảnh hưởng của sự khác biệt như vậy về giá hay lợi nhuận có thể được xác định chắc chắn với độ chính xác đủ để cải thiện độ tin cậy của các kết quả. Nhìn chung, việc điều chỉnh như vậy phải được thực hiện cho kết quả đối với công ty dùng để so sánh không kiểm soát được và phải được dựa trên tập quán thương mại, các nguyên tắc kinh tế, hoặc phân tích thống kê. Mức độ và độ tin cậy của bất kỳ điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy tương đối của phân tích

Lợi thế của việc thực hiện điều chỉnh vốn lưu động như là một quy tắc hơn là áp dụng trên cơ sở từng trường hợp là có thể loại trừ được tính chủ quan trong quyết định có thực hiện điều chỉnh hay không. Tuy nhiêu nhiều chuyên gia phân tích lại không muốn sử dụng phương pháp này trừ khi các bên để so sánh là gần như hoàn hảo, vì nó sẽ bóp méo mức lợi nhuận, giảm sự tin cậy hơn. Và khi xử lí báo cáo tài chính từ Châu Á, ta nên xem xét lợi nhuận chưa điều chỉnh được xác định bởi một bộ các công ty có thể so sánh mà sau đó được phân bổ cho bên được phân tích với vốn tương ứng được giữ nguyên.

KẾT LUẬN

Tất cả chúng ta cần có một cái nhìn đầy đủ hơn về chuyển giá, về phạm vi tác động của giá thị trường được định ra trong các phương pháp xác định giá để từ đó chuyển các giao dịch liên kết về đúng với bản chất tự nhiên của nó là một giao dịch bình đẳng. Ở đây là một sự bình đẳng theo đúng nghĩa thị trường không vì lợi ích cục bộ của riêng một chủ thể nào. Làm được điều này không chỉ bảo vệ lợi ích của Nhà nước mà tính đến lợi ích của những chủ thể khác nhằm duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong xã hội có nhiều quan hệ đa chiều như hiện nay. Việt Nam đang kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều công ty nước ngoài đã và đang mở chi nhánh hoạt động tại nước ta. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam đã và sẽ mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài. Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển giao dựa trên cơ sở nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia.

Các biện pháp trên tại nước ta cũng mới chỉ ngăn ngừa được một phần rất nhỏ hành vi chuyển giá. Vì hầu hết các biện pháp trên cũng chỉ mới phát hiện hiện tượng này chứ chưa đưa ra quy chế phạt đúng mức. Do đó, nếu chính phủ Việt nam muốn ngăn chăn hiện tượng này cần thực hiện chặt chẽ hơn nữa các biện pháp trên, đồng thời cũng có những chế tài mới và phù hợp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-04-09-loi-nhuan-cua-fdi-tron-ra-ngoai 3. http://www.tapchitaichinh.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8Bn%E1%BB %99idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/2178/D efault.aspx 4. http://bsc.com.vn/News/2010/11/2/118861.aspx 5. http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/32454/ 6. http://www.vinacorp.vn/news/lo-vi-chuyen-gia/ct-386017 7. http://www.scribd.com/doc/37290851/mnc-chuy%E1%BB%83n-gia 8. http://www.laodong.com.vn/Home/Hien-tuong-chuyen-gia-da-kha-nghiem- trong/20085/88030.laodong 9. http://vneconomy.vn/2010102503247815P0C5/doanh-nghiep-fdi-chuyen-gia-co- hien-tuong-do.htm 10. http://thue.nld.com.vn/tuvannguoilaodong/web/news/news_detail.jsp? news_id=2219 11. http://www.vtca.vn/TabId/70/ArticleId/4442/PreTabId/66/Default.aspx 12. www.sdh.ueh.edu.vn/.../Luan_van_Huynh_Thien_Phu.pdf 13. http://vovnews.vn/Home/Hoi-thao-Chong-chuyen-gia-va-cap-nhat-tinh-hinh-thue- tai-Nhat-Ban-va-Viet-Nam/20068/40762.vov 14. http://vef.vn/2010-09-27-can-lam-ro-viec-chuyen-gia-cua-fdi-lam-tang-nhap-sieu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay potx (Trang 48 - 53)