Đối với các cơ quan quản lý:

Một phần của tài liệu Luận văn: tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay potx (Trang 30 - 33)

Phải điều tra và nắm bắt được chính xác tình hình hoạt động tổng thể của các liên doanh, cụ thể:

- Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới nói chung,( trừ Mỹ, Nhật…)và Việt Nam nói riêng chưa có luật chống chuyển giá cụ thể. Do đó vấn đề này cần được quan tâm đúng mực, các cơ quan chức năng cần có các phiên họp để soạn ra các văn bản luật điều chỉnh

phù hợp các hoạt động kinh doanh của các liên doanh, theo đó các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định chống chuyển giá.

- Giữa những quốc gia có các liên doanh nên phối hợp cùng nhau xây dựng được một quy định hợp lý về định giá chuyển giao, trên nền tảng cùng nhau giảm thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia, mà yếu tố hợp lý ở đây được hiểu là gần với giá của thị trường sẽ chống được hiện tượng chuyển giá giữa các chi nhánh doanh nghiệp ở hai nước.

- Đặc biệt chú ý đến những doanh nghiệp kê khai hoạt động kinh doanh thua lỗ trong nhiều chu kì kinh doanh liên tục nhưng vẫn không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh, tăng quy mô hoạt động. Và có những biện pháp kiểm tra, thanh tra hợp lý.

- Thực tế cho thấy từ trước đến nay chưa hề có một báo cáo mang tính tổng quan và cụ thể về hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư ... của các liên doanh, cho nên việc lập các báo cáo như thế cần được các doanh nghiệp tiến hành. Và để thực sự nắm được tình hình, nhà quản lý phải có những biện pháp điều tra riêng, kín đáo, sâu rộng hơn, toàn diện hơn, có cả hoạt động, cơ chế, thuế, giá của các nhà sản xuất tại nhiều nước trên thế giới, chứ không phải chỉ dựa vào báo cáo của các liên doanh.

Và ngược lại cho đến nay cơ quan thuế chưa thanh tra, kiểm tra về việc chuyển giá giữa các doanh nghiệp, công tác này nên sớm được tạo điều kiện thuận lợi để triển khai. Cơ quan thuế cũng có quyền ấn định giá tính thuế, số thuế TNDN phải nộp trong trường hợp DN không kê khai, hoặc kê khai không đầy đủ các giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế, DN không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết,hoặc có biện pháp xử lý mạnh tay hơn bằng các hình phạt thích đáng.

- Những năm vừa qua, các liên doanh được bảo hộ, ưu đãi quá nhiều và trên thực tế họ chưa hề phải chịu rủi ro, mà thay vào đó họ đẩy rủi ro sang người tiêu dùng. do đó chính phủ cần có sự cân nhắc kỹ về mức độ bảo hộ cho từng liên doanh, không để họ lạm dụng sự ưu đãi của Nhà nước để lách luật, dẫn tới hành vi chuyển giá.

- Do các liên doanh đã đẩy rủi ro của mình cho người tiêu dùng nên cần có đội ngũ chuyên nghiệp thường xuyên điều tra thị trường, khảo sát ý kiến người tiêu dùng để biết được họ có chịu thiệt thòi trong việc mua hàng hóa của các liên doanh hay không, từ đó chú ý điều tra các liên doanh trong vòng nghi vấn, loại bỏ hành vi chuyển giá.

- Tuy nhiên với năng lực và điều kiện hiện nay, phải mất nhiều năm để ngành thuế của các quốc gia đang phát triển trên thế giới nói chung cũng như của VN nói riêng làm rõ được một công ty đa quốc gia nào đó có gian lận chuyển giá hay không! Thấy được thực trạng đó, các cơ quan lãnh đạo cần nâng cao hơn năng lực của mình, khắc phục những biện pháp đã thực hiện nhưng chưa có hiệu quả để ngày một quản lý tình trạng chuyển giá tốt hơn.

- Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhằm nâng cao năng lực nội bộ. Đặc biệt, tăng cường tham vấn giá để đưa ra bằng chứng xử lý các DN vẫn cố tình chống đối. Cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan cần có sự phối hợp và bổ trợ lẫn nhau trong việc thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau thông quan

Để kiểm soát vấn đề “lỗ giả lãi thật” của các doanh nghiệp FDI, những số liệu của các báo cáo cần được so sánh đối chiếu, căn cứ trên giá thực tế ở những thị trường nhập khẩu, những quốc gia có đặt trụ sở của công ty mẹ. Xác minh những số liệu này là không quá khó để các cơ quan kiểm tra có cơ sở bác bỏ những thông tin và báo cáo sai sự thật của các doanh nghiệp FDI.

- Thực tế hiện nay là các cơ quan nhà nước đưa ra các văn bản, quy định, nhưng các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành lại làm không tới nơi tới chốn... Lẽ ra các cơ quan thực thi những quy định này cần “mạnh tay” hơn với các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu “không minh bạch”, nhưng ngược lại họ lại thả nổi vấn đề này vì nhiều lý do, trong đó có cả vấn đề năng lực cán bộ. vì vậy Nhà nước cần tăng cường năng lực đội ngũ làm chuyên môn, chuyên trách về những lĩnh vực như thuế hoặc kiểm soát giá. Cụ thể là mỗi chuyên viên cần được đào tạo về chuyên môn, trang bị phương tiện làm việc tốt hơn nhằm nắm bắt và cập nhất kịp thời về giá cả thị trường thế giới. Công việc kiểm tra kiểm soát giá cả phải được tiến hành thường xuyên, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI “lách”

luật. Đội ngũ thực hiện công việc này phải tận tâm, trong sạch và tất nhiên họ phải được trả lương xứng đáng để tránh tình trạng móc ngoặc với doanh nghiệp trong vấn đề chuyển giá

- Riêng đối với Việt Nam, căn nguyên của việc chuyển giá, theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, là do nhiều năm qua Việt Nam đã thu hút đầu tư theo kiểu gia công, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước thấp. Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại chiến lược thu hút đầu tư trong thời gian qua. Nhà nước cần sớm đưa ra chiến lược tái cấu trúc lại luồng đầu tư hợp lý hơn trong bối cảnh này, dựa trên cơ sở thu hút và chọn lọc những ngành mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay potx (Trang 30 - 33)