Các biện pháp quản trị hàng tồn kho ở các công ty đa quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn: tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay potx (Trang 46 - 47)

I. Quản trị tiền mặt quốc tế (International cash management) 1 Mục tiêu

3.Các biện pháp quản trị hàng tồn kho ở các công ty đa quốc gia

Lựa chọn nơi sản xuất

Chuyển việc sản xuất trong nước ra nước ngoài để tranh thủ tài nguyên, lao động rẻ, từ đó giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, điều này lại làm cho chi phí dự trữ cao hơn vì sự chậm trễ trong vận tải bằng đường biển quốc tế, khối lượng sản phẩm dở dang..

Mua trước hàng tồn kho

Là các hợp đồng mua hàng trước, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Việc thỏa thuận thương mại này liên quan đến việc sở hữu hàng hóa bằng tiền tệ địa phương, do đó, công ty gặp phải rủi ro tỷ giá

Vì thời gian giao hàng kéo dài, hạn chế về phương tiện vận tải, các vấn đề về giới hạn tiền tệ.. Các công ty thường xuyên phải đối mặt với việc không cung cấp đủ hàng kịp thời, đặc biệt là với nguồn hàng, nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài.

Cách đối phó với rủi ro như vậy là đặt hàng trước. Dự trữ một lượng hàng tồn kho là rất tốn kém chi phí, do vậy, nhiều công ty lựa chọn dự trữ tồn kho ít, tăng hiệu quả của việc quản trị. Ngược lại, các nhà quản trị sản xuất và quản trị bán hàng muốn lượng tồn kho tương đối cao, đặc biêt, muốn cắt giảm nguồn cung cấp được dự báo trước

IV.Tài trợ ngắn hạn 1. Mục tiêu

Tối thiểu hóa chi phí dự tính: bằng cách bỏ qua rủi ro, mục tiêu này giảm các đòi hỏi thông tin, cho phép các lựa chọn vay được đánh giá trên cơ sở riêng biệt, sẵn sàng cho vay đến phân tích hòa vốn.

Tối thiểu hóa rủi ro mà không đề cập đến chi phí: đây là mục tiêu không thực tế và trái với mong muốn của cổ đông.

Cân đối chi phí ước tính và rủi ro hệ thống: cho phép các lựa chọn vay được đánh giá trên cơ sở riêng biệt, sẵn sàng cho vay mà không cần xem xét mối quan hệ dòng tiền đi vay và dòng tiền hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, có sự khác biệt nhỏ giữa phí tổn vay ước tính được điều chỉnh đối với rủi ro hệ thống và các phí tổn vay ước tính không có điều chỉnh. Việc bỏ qua sự khác biệt này là vì mối tương quan giữa các biến động tiền tệ và các chứng khoán khác nhau đầu tư vào các tài sản rủi ro hầu như là quá nhỏ.

Cân đối chi phí ước tính và rủi ro toàn bộ: ra quyết định dựa vào mối tương quan giữa dòng tiền hoạt động và dòng tiền tài trợ. Phương án này chỉ có giá trị duy nhất tại nơi mà hợp đồng thời hạn không được áp dụng.Ngược lại, việc chọn lựa phương án vay với chi phí sau thuế thấp nhất, là mục tiêu hợp lí duy nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn: tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay potx (Trang 46 - 47)