Từ kết quả tính toán rủi ro cho thấy, đối với thành phố Đồng Hới, đối với năm 2005, 2,8 km² toàn thành phố nằm trong vùng có mức độ rủi ro rất thấp, 1,4 km²
nằm ở mức thấp và mức độ rủi ro lũ lụt ở mức trung bình, cao và rất cao là không đáng kể, khoảng 1 km². Tuy nhiên, con số này có xu hướng tăng nhanh trong năm 2020, mức độ rủi ro lũ lụt ở mức rất cao chiếm khoảng 12 km² và mức cao chiếm khoảng 3,8 km². Trong khi đó mức độ rủi ro ở mức trung bình chiếm khoảng 3,5
km² và mức thấp chiếm 2,8 km² và mức rất thấp chiếm 4,9 km². Đối với mức độ rủi ro lũ lụt dự kiến năm 2035, rủi ro lũ lụt ở mức rất cao có xu hướng tiếp tục tăng nhanh từ 12 km² năm 2020 đến 18,5 km² năm 2035. Trong khi đó mức độ rủi ro lũ lụt có xu hướng giảm đi ở mức cao (từ 2,7 km² năm 2020 xuống 1,8 km² năm 2035), mức trung bình (3,5 km² năm 2020 xuống 2,3 km² năm 2035), mức thấp (từ 2,8 km² năm 2020 xuống 1,9 km² năm 2035) và mức rất thấp ( 4,9 km² xuống 2,4 km²). Mức độ rủi ro lũ lụt năm 2050 có xu hướng tiếp tục gia tăng ở mức rất cao từ 18,5 km² năm 2035 lên 20,34 km² năm 2050. Nhìn chung, rủi ro lũ lụt ở mức rất cao có xu hướng gia tăng nhanh liên quan đến biến đổi sử dụng đất, gia tăng dân số và biến đổi khí hậu, Sự gia tăng này tập trung chủ yếu ở các phương Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải, Đức Ninh và Ninh Đông và một phần của Phương Nam Lý và Bắc Lý. Các khu phường này cũng là nơi phát triển mạnh kinh tế - xã hội trong
50 những năm vừa qua, gây ra gia tăng tính dễ bị tổn thương và mức độ phơi nhiễm.
Ngoài ra, sự gia tăng bề mặt xây dựng làm cho vận tốc dòng chảy lũ lụt gia tăng nhanh.
Huyện Quảng Ninh không có khu vực nào nằm trong khu vực rủi ro lũ lụt ở mức rất cao và các khu vực ở mức độ rủi ro cao cũng chiếm không lớn (khoảng 0,08 km²) trong năm 2005. Trong khi đó, mức độ rủi ro lũ lụt tập trung chủ yếu ở mức thấp và rất thấp, khoảng 23,7 km² và 30,5 km², Mức độ rủi ro lũ lụt ở mức trung bình chiếm 6,6 km². Rủi ro lũ lụt có xu hướng tăng nhanh trong năm 2020 tại khu vực Huyện Quảng Ninh, các khu vực có mức độ rủi ro lũ lụt rất cao chiếm khoảng 2,7 km², các khu vực có mức độ rủi ro cao chiếm 19,11 km² và mức độ trung bình chiến 34,1 km². Trong khi đó rủi ro lũ lụt ở mức độ thấp và rất thấp chiếm lần lượt là 28,6 km² và 18,9 km². Đối với rủi ro lũ lụt dự kiến năm 2035, có thể thấy rằng, rủi ro lũ lụt dự kiến sẽ gia tăng mạnh ở mức độ rất cao, cao và trung bình ( lần lượt là 4,2 km², 25,2 km² và 36,2 km²), trong khi đó rủi ro lũ lụt ở mức
thấp và rất thấp lần lượt giảm còn 23,1 km² và 16,6 km². Mức độ rủi ro lũ lụt ở mức độ cao vả rất cao dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng nhanh từ năm 2035 đến 2050 lên đến 27,2 km² ở mức độ rủi ro cao và 22,5 km² ở mức độ rủi ro rất cao. Trong khi đó rui ro lũ lụt ở mức trung bình, thấp và rất thấp lần lượt giảm trong giai đoạn này còn khoảng 29,6 km² ở mức trung bình, 12,5 km² ở mức thấp và 14 km² ở mức rất thấp.
Các khu vực có mức độ rủi ro lũ lụt rất cao và cao tập trung chủ yến tại xã An Ninh, Tân Ninh, Duy Ninh và xã Võ Ninh.
Đối với huyện Lệ Thủy, các khu vực có mức độ rủi ro lũ lụt rất cao chiếm
khoảng 2,25 km², mức cao chiếm khoảng 5,3 km² trong năm 2005. Trong khi đó rủi ro lũ lụt tập trung vào ba mức trung bình, thấp và rất thấp lần lượt là 25,7 km², 37,5 km² và 53,1 km².
Đối với Huyện Lệ Thủy, đây là khu vực được coi là bị tác động mạnh mẽ nhất bởi rủi ro lũ lụt. Trong năm 2005, khu vực có mực độ rủi ro lũ lụt rất cao chiếm 2,2 km², mức cao chiếm 5,3 km². Rủi ro lũ lụt ở mức trung bình, thấp và rất thấp chiếm lần lượt 25,7 km², 37,5 km² và 53,1 km². Trong khi đó, rủi ro lũ lụt năm 2020 tăng mạnh ở mức độ rủi ro rất cao và cao, các mức độ này chiếm lần lượt khoảng 21 km². Các khu vực có mức độ rủi ro lũ lụt ở mức trung bình, thấp và rất thấp có xu
51 hướng giảm từ năm 2005 đến 2020 còn khoảng 35 km² ở mức trung bình, 29 km² ở mức thấp và 34 km² ở mức rất thấp. Rủi ro lũ lụt dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2035 ở tất cả các mức, rủi ro lũ lụt ở mức độ cao và rất cao lần lượt đạt 24,3 km² và 31,9 km², các mức trung bình, thấp và rất thấp lần lượt đạt 30,3 km², 28,2 km² và 36,6 km². Rủi ro lũ lụt tiếp tục gia tăng vào năm 2050, các mức rủi ro lũ lụt rất cao tăng từ 31,9 km² năm 2035 đến 40,6 km² năm 2050, mức độ rủi ro ca tăng từ 24,3 km² năm 2035 đến 28,5 năm 2050 và mức độ rủi ro trung bình giảm từ 30,3 km² năm 2035 xuống 28,3 km² năm 2050 và giảm từ 28,2 km² năm 2035 xuống 27,1 km² năm 2050 ở mức thấp và giảm từ 36,6 km² năm 2035 xuống còn 28,3 km² năm 2050. Các khu vực có mức độ rủi ro lũ lụt cao và rất cao tập trung chủ yếu ở xã Liên Thủy, Phong Thủy, An Thủy, Xuân Thủy, thị trấn Kiến Giang, xã Hoa Thủy
và xã Hồng Thủy.
Nhìn chung, lưu vực sông Nhật lệ - Kiến Giang là khu vực thuộc khu vực Bắc Trung bộ, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam như lũ lụt và hoạt động của bão nhiệt đới. Trong những năm qua, hiện tượng biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế - xã hội càng làm trầm trọng hơn bức tranh lũ lụt trong khu vực nghiên cứu. Vào mùa lũ tần suất xuất hiện các trận mưa lớn ngày càng nhiều với diễn biến phức tạp và liên tục vượt mốc lịch sử gây nên những bất lợi nhất cho người dân trên lưu vực sông. Dự báo trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, rủi ro lũ lụt có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.
52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Báo cáo này đã đánh giá được rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông Nhật Lệ - Kiến Giang. Rủi ro lũ lụt được tính toán bằng cách kết hợp nguy cơ lũ lụt, mức độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thương, có xem xét các kịch bản biến đổi khí hậu và sử dụng đất khác nhau, Kết quả của báo cáo này là:
i) Kết quả nhấn mạnh rằng các khu vực có nguy cơ lụt, mức độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thương cao và rất cao trong lưu vực sông Nhật Lệ - Kiên Giang đã tăng nhanh chóng do biến đổi khí hậu, sử dụng đất, tăng trưởng dân số và yếu tố xã
hội-kinh tế.
ii) Đối với sự biến đổi không gian rủi ro lũ lụt, các khu vực có rủi ro lũ lụt rất cao đã tăng từ 2,3 km² vào năm 2005 lên đến 36,3 km² vào năm 2020 và có khả năng tiếp tục tăng lên 54 km² vào năm 2035 và 83 km² vào năm 2050. Nói chung, các khu vực có chỉ số rủi ro lũ lụt cao và rất cao tăng dần, trong khi các khu vực có
chỉ số nguy cơ lụt thấp có xu hướng giảm.
iii) Liên quan đến khung lý thuyết, báo cáo này cũng chỉ ra rằng quy hoạch sử dụng đất phải chú ý đến sự thay đổi cấu trúc không gian của sử dụng đất và biến đổi khí hậu để giảm thiểu thiệt hại liên quan đến rủi ro.
Việc xây dựng nên các bản đồ vùng rủi ro dưới tác động của ngập lũ nhằm hỗ trợ cho công tác thiết lập các phương án phòng chống, giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng
của lũ lụt tới kinh tế trong vùng như hiện nay. Ngoài ra trong báo cáo cũng đưa ra được các vùng cảnh báo có nguy cơ nguy hiểm cao bởi lũ lụt, xác định được các vùng nguy hiểm từ đó hỗ trợ cho công tác phòng chống lũ trên địa bàn được tốt hơn.
53