đông trên cao hoạt động mạnh. Lượng mưa toàn đợt phổ biến từ 150 - 250 mm. Lũ
3 trên các sông đạt báo động II - III. Đặc biệt trường hợp khi kết hợp với rìa bắc của vùng thấp trên vùng biển sẽ là tăng quá trình mưa và kéo dài thời gian gây mưa.
Tổng lượng mưa cả đợt có thể lên đến 400 - 600 mm, lũ trên các sông đạt trên báo động III.
3.1.1.2. Đặc điểm hình thành dòng chảy lũ
Dòng chảy lũ là một đặc trưng quan trọng trong chế độ thủy văn sông suối, ở các sông tỉnh Quảng Bình dòng chảy lũ được hình thành chủ yếu do mưa và mưa
kết hợp với xả lũ ở các hồ chứa nước, mức độ lũ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào cường độ mưa và thời gian mưa hay mức độ xả lũ nhiều hay ít; ngoài ra các hiện tượng đặc biệt như vỡ đập cũng gây ra lũ cực kỳ nguy hiểm. Trên sông Nhật Lệ - Kiến Giang tổng lượng dòng chảy mùa lũ đạt 70 - 75% tổng lượng dòng chảy năm.
Việc phân tích dòng chảy lũ có ý nghĩa thiết thực, nhằm tạo hiểu biết về chế độ mưa lũ để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất, tính toán thiết kế các công trình trên sông, nhất là phục vụ cho việc lập bản đồ ngập lụt để triển khai hiệu quả công tác phòng chống lũ bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.
1) Các nhân tố hình thành dòng chảy lũ
a) Các hình thế gây mưa lũ ở lưu vựu sông Nhật Lệ - Kiến Giang: Qua phân
tích và tổng hợp có 8 hình thế thời tiết chính gây mưa lũ lớn ở các khu vực trong
tỉnh Quảng Bình. Các hình thế gây mưa lớn chủ yếu là do tác động trực tiếp của bão, ATNĐ hoặc kết hợp với các tổ hợp gây mưa lớn khác như không khí lạnh....
b) Mặt đệm: Hình thái lưu vực sông đặc biệt là đặc tính sườn dốc và lòng dẫn có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành lũ, lụt. Hầu hết sông suối ở tỉnh Quảng Bình đều bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía tây nên độ dốc rất lớn. Do địa hình của tỉnh bị chia cắt mạnh, các sông chảy trên những vùng địa hình khác nhau,
chế độ mưa khác nhau, do đó chế độ dòng chảy cũng không giống nhau. Ở thượng lưu hầu hết mặt cắt ngang và sắc cạnh sau đó mở rộng dần xuống hạ lưu. Nhiều nơi
do ảnh hưởng bởi điều kiện địa chất, mặt cắt bị thu hẹp gây khó khăn cho việc thoát lũ nên thường gây ra hiện tượng lũ tràn bờ. Phía hạ lưu sông, đồng bằng ven biển có độ dốc lòng sông nhỏ, mặt cắt lòng sông thay đổi thường xuyên, hiện tượng bồi xói xảy ra ở các cửa sông nên tình trạng thoát lũ kém.
c) Tác động của con người: Do tác động của con người đã làm ảnh hưởng
không nhỏ tới dòng chảy lũ trên các sông:
- Các công trình thủy lợi tuy khi xây dựng đã được tính toán thiết kế mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc tích nước ở mùa lũ và điều tiết dòng chảy cho mùa
4 cạn; song công tác phối hợp khi có mưa lớn cần phải chặt chẽ không sẽ dẫn đến tai họa khó lường.
- Các công trình giao thông cũng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy lũ, nhất là 2 tuyến giao thông chính là đường sắt và đường quốc lộ 1A hai đường giao thông này hầu như cắt ngang hướng nước chảy dẫn đến việc tiêu thoát lũ chậm, đã gây ngập lụt cục bộ ở nhiều nơi trên các lưu vực sông.
2) Chế độ dòng chảy lũ
Các sông ở tỉnh Quảng Bình nói chung, thời gian xuất hiện lũ trùng với thời gian mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và những trận lũ lớn ở Quảng Bình thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11.
Do đặc điểm địa hình tạo nên các lưu vực sông ở tỉnh Quảng Bình có tính chất ngắn và dốc, nên khi có mưa nước tập trung nhanh, lên xuống đột ngột, đường quá trình lũ có dạng đỉnh nhọn đối với các trạm thượng và trung lưu; về hạ lưu độ dốc lòng sông nhỏ, lại bị cản trở bởi các công trình giao thông và tác động của thủy triều cửa sông, tiêu thoát lũ chậm, lũ có dạng đỉnh bẹt, gây ngập lụt kéo dài trong nhiều ngày.
Các trận lũ xuất hiện trong tháng 9 và cuối mùa đều là những trận lũ nhỏ, đỉnh nhọn và đơn lẻ. Sang tháng 10, 11, thời kỳ này mặt đệm trên lưu vực đã bão hòa nước vì vậy khi có mưa trên lưu vực dòng chảy tập trung nhanh và truyền về hạ lưu với tốc độ và cường suất lớn, lũ chính vụ thường có trị số lưu lượng đỉnh lũ,
tổng lượng lũ và cường suất lũ rất lớn, các trận lũ lớn nhất trong năm vượt mức báo động III thường tập trung vào thời kỳ này.
- Đường quá trình lũ: thời gian từ chân lũ lên đến chân lũ xuống đối với các
sông tỉnh Khánh Hòa đường quá trình trận lũ vào khoảng từ: 72 - 100 giờ, cá biệt có
những trận lũ kép do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, hoặc kết hợp với xả lũ thì đường quá trình lũ kéo dài từ: 5 - 6 ngày, ví dụ như trận lũ cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2010.
- Hình dạng lũ: Lũ trên các sông tỉnh Quảng Bình thường lên nhanh và
xuống chậm tạo thành những dạng lũ vòng dây. Trên cả hai sông đều xuất hiện lũ dạng đơn và dạng lũ kép từ 2 - 3 đỉnh, ví dụ như trận lũ cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2010.
Tóm lại: Nguyên nhân gây lũ trên 2 sông chủ yếu là do mưa, với lượng mưa
ngày đạt từ 100 mm trở lên đã xuất hiện lũ ở mức trên dưới mức báo động I vào thời kỳ đầu mùa và trên dưới mức báo động II vào thời kỳ giữa mùa. Những trận lũ