Tổng quan các nghiên cứu trong nước về rủi ro lũ lụt

Một phần của tài liệu Tích Hợp Mô Hình Biến Đổi Sử Dụng Đất Và Học Sâu Trong Dự Báo Rủi Ro Lũ Áp Dụng Cho Lưu Vực Sông Nhật Lệ - Kiến Giang.pdf (Trang 117 - 121)

Việt Nam là một trong 15 quốc gia có hiểm họa cao nhất đối với thiên tai xuất phát từ biến đổi khí hậu, về cả mức độ phơi nhiễm và số lượng người bị ảnh hưởng (Bangalore, Smith et al. 2019). Theo dữ liệu EM-DAT, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 107 trận tai biến thiên nhiên liên quan đến lũ và bão từ năm 2000 đến 2014. Lũ và bão chiếm 91% số trường hợp tử vong và 96% thiệt hại do thiên tai, con số này càng gia tăng trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và tác động của biến đổi khí hậu (Rubin 2014). Trong 25 năm qua, nước ta đã trải qua một quá trình chuyển đổi nhanh chóng nền kinh tế từ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, sang phát triển nền kinh tế công nghiệp và mở rộng

14 nhanh chóng của ngành dịch vụ. Kết quả của quá trình chuyển đổi này là tăng trưởng kinh tế cao, đã tăng cường khả năng phục hồi xã hội khi đối mặt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhưng cũng làm thay đổi sử dụng đất gây ra những tác động đến rủi ro lũ lụt của khu vực trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Để quản lý lũ, các nhà nhiên cứu cũng tập trung vào hai nhóm giải pháp chính là xây dựng công trình (thiết kế các hồ chứa, đê, kè) và nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo lũ. Đào Đình Bắc, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu (2001, 2005) qua nghiên cứu địa mạo đã tìm kiếm các giải pháp phục vụ việc cảnh báo lũ và giảm thiểu thiên tai trên lưu vực sông Thu Bồn. Nguyễn Văn Cư (1999) đã đánh giá hiện trạng và bước đầu tìm kiếm các nguyên nhân lũ vùng Nam Trung Bộ. Cao Đăng Dư (200-2005) đã đề xuất các biện pháp tăng thời gian dự kiến dự báo lũ trên các sông Miền Trung và đưa các phương án dự báo, cảnh báo lũ trên các sông Trà Khúc và sông Vệ. Đặng Ngọc Tĩnh (2002) đã đề nghị áp dụng tin học trong dự báo, cảnh báo lũ Miền Trung.

Đặc biệt vào năm 1999, khi trên toàn bộ Miền Trung xảy ra trận lũ lịch sử lớn

nhất từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết và đưa ra nhận định về các nguyên nhân gây lũ như Bùi Đức Long và Đặng Thanh Mai (2000), Nguyễn Văn Cư (2001). Nguyễn Viết Thi (2003) đã tiến hành nghiên cứu và tổng kết các hình thế thời

tiết chính gây mưa lũ lớn trên các sông suối Miền Trung. Việc áp dụng các mô hình toán trên địa bàn nghiên cứu, các công trình của Lê Xuân Cầu, Nguyễn Văn Chương (2000), Nguyễn Hữu Khải (2000), Trần Thục, Lê Đình Thành, Đặng Thu Hiền (2000) đã ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo (ANN) để tính toán dự báo lũ cho các sông Tả Trạch, Trà Khúc, Vệ. Trần Thanh Xuân, Hoàng Minh Tuyển (2000) đã sử

dụng mô hình TANK để tính toán lũ trên sông Tả Trạch. Bùi Đức Long áp dụng mô hình SSARR để dự báo lũ trên sông Trà Khúc (2001) và sông Cả (2003). Nguyễn Thanh Sơn tiến hành nghiên cứu đặc điểm lũ tiểu mãn sông ngòi Bắc Trung Bộ (1993) và mô hình hoá lũ tiểu mãn sông ngòi Nam Trung Bộ (1999). Trần Thục (2001) tiến

hành dự báo và tính toán ngập lụt hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia và hạ du sông Hương. Nguyễn Tiền Giang và cộng sự (2009, 2010, 2011) đã xây dựng bản đồ ngập lụt và thành lập bản đồ thiệt hại cho hạ lưu sông Hương, phát triển mô hình WetSpa để mô phỏng lũ trên lưu vực sông Cả và sông Vệ. Trần Ngọc Anh (2010) đã nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn.

Về tác động của lũ, Việt Trinh và đồng sự (2010) nghiên cứu đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị dựa trên bản đồ hiểm họa do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thương. Trong nghiên cứu này tác giả đã thành lập bản đồ tính dễ tổn

15 thương do lũ dựa vào bản đồ sử dụng đất và mật độ dân số mà chưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Mai Dang và cộng sự (2010) đã đánh giá tác động của lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, đã xét các vấn đề kinh tế,

xã hội và môi trường như: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác. Trong nghiên cứu của Lương Anh Tuấn (2012) về đánh giá hiểm họa lũ trên lưu vực sông Hương của tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng phương pháp GIS và viễn thám, cũng như phương pháp điều tra xã hội học để phân tích những tác động của lũ lụt đến kinh tế xã hội. Tác giả đã đánh

giá rủi ro do lũ dựa trên chỉ số về giàu nghèo, mật độ dân số, và bản đồ sử dụng dất, nhưng chưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Dư Văn Toán (2013) đã đánh giá rủi ro do lũ lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho một đơn vị cấp xã vùng ven biển Nam Trung Bộ. Tác giả đánh giá rủi ro ngập lụt đến lúa hè thu bằng phương pháp

chuyên gia với các tiêu chí: khả năng xảy ra lũ, diện tích ngập, độ sâu ngập, thời gian kéo dài, giai đoạn sinh trưởng của lúa, biện pháp, khả năng khắc phục từ đó xác định rủi ro với cây lúa. Cũng trong nghiên cứu này tác giả xác định mức độ rủi ro ngập lụt tới con người bằng công thức HR = D.(V+05) + DF trong đó HR là mức độ rủi ro ngập lụt, D là độ sâu ngập lụt; V là tốc độ dòng chảy lũ, DF là vật thể dòng nước mang theo.

Phạm Thị Hiền Thương đã đánh giá rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội chính của tinh Bình Định, không sử dụng các thành phần tai biến (tính dễ bị tồn thương và độ phơi nhiễm) mà tính hệ số rủi ro từ ý kiến chuyên gia và giá trị sản lượng, năng suất…. Tác giả cũng tiến hành đánh giá và lập bản đồ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến các thành phần tự nhiên và xã hội của tỉnh Ninh Bình thông qua các yếu tố chỉ thị của ba thành phần: mức độ lộ diện (Exposure), tính

nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptive capacity). Lê Thị Kim Ngân đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định bằng phương pháp định tính, dựa vào việc xác định các yếu tố gây tổn thương như bão, lũ, hạn hán… tác động trực tiếp vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương: hệ sinh thái, các thành phần kinh tế, xã hội. Đặng Đình Khá và nnk (2011) đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ ở sông Thạch Hãn, Quảng Trị, đã sử dụng phương pháp tiếp cận tổng

hợp dựa trên sự kết hợp của mô hình hóa ngập lụt lưu vực sông Thạch Hãn với các điều tra đánh giá độ nhạy, khả năng chống chịu và phục hồi của một số cộng đồng chịu ảnh hưởng. Song nghiên cứu này mới chỉ thu thập được một số thông tin hạn chế của số ít các cộng đồng và lấy đó làm đại diện cho các cộng đồng trong khu vực vì vậy đã làm giảm đi độ tin cậy và tính ứng dụng của sản phẩm bản đồ dễ bị tổn thương cho hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn. Mặt khác, nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng, với các quy mô cộng đồng nhỏ lẻ, các tập quán địa phương cũng như hạn chế về các số liệu và

16 thông tin liên quan tại miền Trung, không nên đánh giá riêng rẽ khả năng chống chịu

và khả năng phục hồi. Ngô Anh Tú (2014) thực hiện đề tài đánh giá môi trường liên quan đến hiểm họa thủy văn ở đồng bằng sông Hà Thanh của tỉnh Bình Định trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu tiến sỹ ở Cộng Hòa Pháp. Trong đề tài cũng đã đề cập đến đặc điểm tính dễ tổn thương về mặt tự nhiên và con người liên quan đến hiểm họa về thủy văn. Tác giả đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính dễ tổn thương như lũ lụt: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, quy hoạch đô thị. Nguyễn Kim Lợi và cộng sự (2014) đã sử dụng mô hình Swat và GIS để đánh giá tác động của biến đổi sử dụng đất đến lưu lượng sông Srepok. Đề tài nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị

tổn thương ở vùng bắc miền Trung của Việt Nam (CPIS) từ năm 2012 đến 2015 do GS Phan Văn Tân chủ trì đã cho thấy những tác động của thủy tai đến các hoạt động kinh tế, xã hội và con người. Một trong những vấn đề chính của đề tài là nghiên cứu đánh

giá tính dễ bị tổn thương nhằm nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng cư dân đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những phát hiện chính trong nghiên cứu này là đưa ra những chỉ số tác động của biến đổi khí hậu và thủy tai đến nông nghiệp và thủy sản đến khu vực nghiên cứu, cùng với đó là đưa ra bản đồ ngập lụt theo kịch bản biến đổi khí hậu nhằm đưa ra những chiến lược phòng ngừa rủi ro và tính dễ bị tổn thương. Xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia, là một công cụ

hỗ trợ cộng đồng dân cư trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Một số nghiên cứu khác như Đỗ Thị Ngọc Hoa (2013) đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ ở lưu vực sông Thu Bồn, Quảng Nam, hay Nguyễn Thanh Sơn và Cấn Thu Văn (2012) đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ ở khu vực miền Trung, đều coi mức độ phơi bày trước hiểm họa là

một thành phần của tính dễ bị tổn thương. Trong khi IPCC cho rằng mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương là hai khái niệm khác biệt nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nhiều trường hợp hai khái niệm này nhầm lẫn với nhau và bị coi là một thành phần của nhau.

Từ nghiên cứu tổng quan có thể thấy phần lớn các nghiên cứu trước đây khi xem xét đánh giá rủi ro lũ tập trung chủ yếu vào các thông số thủy lực/thủy văn như lưu lượng, mực nước hoặc mức độ ngập lụt, các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển xã hội thường được bỏ quên và mặc nhiên giả định là hằng số. Tuy nhiên những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội như gia tăng dân số, biến đổi sử dụng đất có thể dẫn đến những biến đổi đáng kể trong rủi ro lũ. Vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa đang tăng nhanh, tích hợp đánh giá rủi ro lũ với những biến đổi về kinh tế - xã hội là yếu tố chìa khóa trong quản lý rủi ro lũ. Hơn nữa, theo

17 (Penning‐Rowsell, Yanyan et al. 2013), các chiến lược giảm thiểu rủi ro lũ lụt có hiệu quả nhất khi chúng được đánh giá liên tục kết hợp với những biến đổi về sử dụng đất, kinh tế - xã hội. (Jhong, Tachikawa et al. 2020) nhấn mạnh rằng hiểu được hiểm họa, mức độ phơi nhiễm và mức độ dễ bị tổn thương tại các thời điểm khác nhau là một nhiệm vụ thiết yếu trong việc giảm thiểu rủi ro lũ lụt, có thể hỗ trợ các nhà hoạch định

chính sách thấy rõ hơn các xu hướng không gian và thời gian có thể phát sinh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tích Hợp Mô Hình Biến Đổi Sử Dụng Đất Và Học Sâu Trong Dự Báo Rủi Ro Lũ Áp Dụng Cho Lưu Vực Sông Nhật Lệ - Kiến Giang.pdf (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)