Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.2. Đánh giá về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và hướng nghiên cứu mới của luận án
1.2.1. Những khía cạnh có sự thống nhất của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thứ nhất, nhìn chung, trong hầu hết các công trình nghiên cứu của các
tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài, mặc dù có những cách đặt vấn đề hác nhau song đều có điểm chung là nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển đối
với phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình đã hệ thống hóa và nêu đƣợc
những khái niệm về kinh tế biển. Về cơ bản, các khái niệm về kinh tế biển đƣợc chỉ ra từ các công trình nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế biển. Nhiều tác giả nhấn mạnh rằng kinh tế biển là các hoạt động về kinh tế có liên quan trực tiếp hoặc liên quan gián tiếp tới biển Trong đó, inh tế biển nếu đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp thì nó là toàn bộ các hoạt động kinh tế
diễn ra trên biển, nhƣng hiểu theo nghĩa rộng thì nó còn bao gồm các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển. Tuy không phải diễn ra trên biển nhƣng những hoạt động kinh tế này lại nh vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất ven biển.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã nêu đƣợc một số khía cạnh về kinh
tế biển nhƣ: inh tế hàng hải, khai thác tài nguyên biển, khai thác thủy sản, du
lịch biển, các hoạt động của các khu kinh tế ven biển và xem đây là những lĩnh vực chủ chốt của kinh tế biển.
Thứ ba, hi đề cập tới phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh, các công trình trong nước cũng như nước ngoài xem đó là một mối quan hệ có tính biện chứng. Hầu hết các công trình đề xuất các kiến nghị mang tính giải pháp. Trong đó, để thực hiện đƣợc mục tiêu đảm bảo quốc phòng trong phát triển kinh tế biển cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị và vai trò tham gia của nhân dân. Các công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng, trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp, việc đầu tƣ dàn trải sẽ làm phân
tán nguồn lực và phát triển kinh tế biển không hiệu quả.
Thứ tư, đa số các công trình nghiên cứu nêu trên đã nhấn mạnh vai trò
đặc biệt quan trọng của mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế biển
gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, coi đây là nhiệm vụ có tính chiến lƣợc đối với các địa phương có biển. Các quan điểm có nhiều điểm chung khi cho rằng, cần phát triển ngay từ đầu, nếu không sẽ dẫn tới lãng phí lợi thế phát triển và tạo ra khoảng cách phát triển giữa các địa phương có biển Quan điểm nêu tập trung vào một số ngành, lĩnh vực dựa trên lợi thế địa phương
Thứ năm, nhiều công trình của các tác giả Việt Nam đã chỉ ra và khá
thống nhất ở chỗ, việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan,
chủ quan. Tu thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển và bối cảnh thế giới mà tác động của các nhân tố khách quan, chủ quan đó đến việc giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh có khác nhau.
Đây là những khía cạnh có nhiều điểm đã rõ và luận án sẽ kế thừa một cách chọn lọc những điểm khá thống nhất trong nhiều quan điểm để sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
1.2.2. Những điểm còn tranh luận và khoảng trống nghiên cứu của các công trình đã tổng quan
Về những điểm còn tranh luận, trong hi đa số các công trình nghiên cứu khá thống nhất ở khía cạnh cần thiết phải có sự gắn kết phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh thì cũng có nhiều quan điểm cho rằng phát triển kinh tế biển không nhất thiết phải đi đôi với vấn đề an ninh, quốc phòng.
Mặt khác, nhiều quan điểm thừa nhận vai trò quan trọng của phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh nhƣng vấn đề là tiếp cận ở những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nên đƣợc nhìn nhận theo các khía cạnh nội dung hác nhau Do đó, việc xác định nội hàm của phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh là còn có nhiều điểm chƣa có sự thống nhất Đa số những công trình nghiên cứu về kinh tế biển mới chỉ đề cập đƣợc một số khía cạnh làm thế nào để khai thác tiềm năng thế mạnh về biển của Việt Nam mà chƣa đi sâu phân tích một cách kỹ lƣỡng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới hiện nay.
Về khoảng trống nghiên cứu, trong hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan, vấn đề nội dung, tiêu chí đánh giá về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một địa phương có biển chưa được đề
cập một cách có hệ thống, chỉnh thể dưới cách tiếp cận của ngành Kinh tế chính trị Đó là nhìn nhận phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh từ phát triển lực lƣợng sản xuất cũng nhƣ hoàn thiện quan hệ sản xuất Đây là những vấn đề cần tiếp tục cần đƣợc làm rõ để thấy đƣợc tính quy luật của phát triển kinh tế biển phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Những khía cạnh này sẽ đƣợc bàn luận chi tiết hơn trong luận án này.
Với ý nghĩa nhƣ vậy, luận án một mặt kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã công bố, mặt khác sẽ triển khai nghiên cứu làm rõ hơn nội dung phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Cụ thể:
- Tập trung nghiên cứu làm rõ hơn hung khổ lý thuyết về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn cấp tỉnh, trong đó làm rõ những khái niệm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn cấp tỉnh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Phân tích, đánh giá một cách khái quát nhất về thực trạng phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo, quốc phòng, an ninh ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 - 2022; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế biển
gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 một cách đồng bộ, hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình trong giai đoạn mới.