Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
4.2. Quan điểm về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2045
Thứ nhất, phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở tỉnh Thái Bình là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Đây là nhiệm vụ, là trách nhiệm quan trọng, thƣ ng xuyên của cả hệ thống chính trị tỉnh, nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục tiêu chiến lƣợc biển, đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, chiến lƣợc quốc phòng, an ninh, đối ngoại, khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển Qua đó, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh thế trận lòng dân, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế, bảo vệ chế độ chính trị - xã hội, ; đồng th i, giữ vững đƣợc môi trư ng hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội địa phương và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo với quốc phòng, an ninh ở tỉnh Thái Bình. Giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn Đây hông chỉ là vấn đề kinh tế biển mà còn là vấn đề chính trị -
kinh tế, liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế, đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ lãnh đạo ở Đảng ta. Quan điểm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế biển ở nước ta cũng nhƣ tỉnh Thái Bình là quan điểm chỉ đạo là đƣ ng lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta Quan điểm này chi phối toàn bộ quá trình phát triển kinh tế biển của tỉnh Thái Bình cũng nhƣ toàn lãnh thổ.
Thứ ba, đảm bảo tính toàn diện, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Vùng biển tỉnh Thái Bình có vị trí quan trọng chiến lƣợc về
quốc phòng an ninh, do đó các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng tình hình để ích động lôi kéo chống phá sự nghiệp phát triển toàn diện. Để đảm bảo quốc phòng an ninh trước hết công cuộc phát triển kinh tế biển phải phát triển một cách có hệ thống, đồng bộ và toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao đ i sống vật chất, tinh thần của ngƣ dân, ngƣ i dân sinh sống trên đảo trong địa phận biển Thái Bình gắn với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thứ tư, phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh cần kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng, an ninh trong quản lý, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Nguyện vọng và cũng là lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam là
giữ vững môi trƣ ng hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển Do đó, tính chất nhất quán của quốc phòng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa, quốc phòng
hòa bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay đòi hỏi phải tập trung xây dựng các lực lƣợng: Hải quân, Phòng không - Không quân, Pháo binh, Cảnh sát biển, Biên
phòng, Dân quân tự vệ biển... có số lƣợng hợp lý, chất lƣợng cao; trong đó, các binh chủng kỹ thuật chiến đấu đƣợc trang bị ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động phát triển kinh tế biển trong th i bình, đồng th i đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp, đặt ra yêu cầu cao phải tăng cƣ ng tổ chức lực lƣợng và phát huy sức mạnh của toàn dân, đấu tranh toàn diện, bằng các hình thức, biện pháp linh hoạt, thông qua chủ trương, kế hoạch chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng. Sự kết hợp đó phải đƣợc tổ chức
thực hiện trong từng lực lƣợng, bộ, ngành và giữa các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương, ết hợp cả trong nước và ở ngoài nước.
Thứ năm, phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh phải được thực hiện ngay từ trong chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển của tỉnh và của ngành. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo
đảm quốc phòng, an ninh cần phải là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong chủ trương, đư ng lối, chính sách, quy hoạch, kế hoạch của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thái Bình để khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong phát triển
kinh tế biển, đồng th i, nhấn mạnh nhiệm vụ phấn đấu để tỉnh trở thành địa phương mạnh về biển, giàu từ biển. Điều đó cũng thể hiện sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an ninh, đi đôi với tăng cƣ ng sức mạnh quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong chủ trương, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của tỉnh là nguyên tắc căn bản trong sự gắn kết giữa phát triển kinh
tế với quốc phòng, an ninh Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng năng động, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nước, đặc biệt cạnh tranh giữa các nước lớn và tranh chấp chủ quyền biển, đảo gia tăng, sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với
quốc phòng nói chung, phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh nói riêng dựa trên quan điểm trên càng hết sức quan trọng.
Thứ sáu, phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh cần lấy doanh nghiệp, người dân là chủ thể nòng cốt; gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã từng chỉ rõ: "Phát triển kinh tế
biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
(quốc phòng, an ninh) và hợp tác quốc tế”; Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 về Chiến lƣợc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên,
bảo vệ môi trƣ ng biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng hẳng định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là: Tài nguyên biển và hải đảo đƣợc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác
quốc tế. Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng tr i, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân,
thực chất là quan điểm chỉ đạo: Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, tăng cƣ ng sức mạnh thế trận an ninh nhân dân, thực chất là quan điểm chỉ đạo:
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Mục đích ết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, giữa xây dựng thế trận quốc phòng với thế trận an ninh là làm cho kinh tế và quốc phòng đều mạnh, không làm cản trở nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lƣợc biển Việt Nam mà Đảng ta đã xác định.
Thứ bảy, giải quyết các bất đồng, tranh chấp kinh tế trên biển thông qua thương lượng hòa bình, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi để đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển năm 1982
Đó là thành quả đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam. Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như của tỉnh Thải Bình là:
Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, nhằm sớm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác
và phát triển.