So sánh với những nước đang phát triển hiện nay

Một phần của tài liệu (Ebookhay net) len gac rut thang ha joon chang (Trang 88 - 91)

NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ 2.1. Dẫn nhập

2.4. Những chính sách phát triển công nghiệp: Những huyền thoại lịch sử và những bài học

2.4.3. So sánh với những nước đang phát triển hiện nay

Những cuộc thảo luận về các chính sách thương mại của những người hoài nghi về các chính sách can thiệp ITT rất hiếm khi thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ bằng thuế quan trong quá trình phát triển kinh tế của các nước NDC.

[279]

Một vài người còn bác bỏ những bằng chứng lịch sử bằng cách chỉ ra rằng mức độ bảo hộ ở các nước NDC trước đây thấp hơn nhiều so với mức độ bảo hộ hiện nay ở các nước đang phát triển.

Little và cộng sự lập luận rằng “Ngoài các nước Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thì không có vẻ gì là các mức thuế trong khoảng một phần tư đầu của thế kỷ XX, tại thời điểm mà những mức thuế này chắc chắn cao hơn các mức thuế trong thế kỷ XIX ở hầu hết các nước, thường đảm bảo những mức độ bảo hộ cao hơn nhiều so với mức độ phát triển công nghiệp mà chúng ta đã thấy trong chương trước, do vậy không thể bào chữa cho mức thuế cao ở các nước đang phát triển hiện nay [khi chúng ta cho rằng các mức thuế nên là 20% đối với các nước nghèo nhất và gần bằng 0 đối với các nước tân tiến hơn]”.[280] Tương tự, Ngân hàng Thế giới khẳng định rằng “mặc dù các nước công nghiệp đã từng được hưởng lợi từ sự “bảo hộ tự nhiên” do chi phí vận chuyển trước kia rất cao, từ năm 1820 đến 1890 thuế suất trung bình của 12 nước công nghiệp chỉ dao động từ 11-32%. Ngược lại, thuế suất trung bình đối với hàng chế tạo ở các nước đang phát triển là 34%”.[281]

Những luận cứ trên có vẻ hợp lí, nhất là khi chúng ta xem xét thực tế là thuế suất thường không phản ánh đúng mức độ bảo hộ các ngành non trẻ ở các nước đang phát triển hiện nay, khi so sánh với các nước NDC trong quá khứ. Như tôi đã chỉ ra ở phần đầu chương này (mục 2.1), ngân sách hạn chế và khả năng điều tiết của nhà nước không đủ mạnh đã giới hạn đáng kể phạm vi của các chính sách ITT hơn cả chính sách thuế quan ở các nước NDC trước kia. Chính phủ các nước đang phát triển hiện nay có xu hướng sử dụng hệ thống các công cụ chính sách phong phú hơn nhằm khuyến khích những ngành non trẻ, mặc dù một số công cụ (như trợ cấp xuất khẩu ở các nước nghèo) đã bị WTO cấm sử dụng.[282]

Nhưng luận cứ này lại có nhiều khả năng khiến người ta hiểu lầm ở một điểm quan trọng. Vấn đề là, sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển hiện nay lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch giữa các nước NDC trước kia. Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển ngày nay cần áp dụng thuế suất cao hơn so với thuế suất ở các nước NDC trong quá khứ, nếu họ muốn có một mức độ bảo hộ thực tế bằng với mức độ bảo hộ đã từng tồn tại ở các nước NDC.[283] Nói cách khác, do sự chênh lệch về năng suất lao động mà các nước đang phát triển ngày nay phải đối mặt, muốn có hiệu quả bảo hộ tương tự như ở các nước NDC trước kia, họ cần áp dụng các mức thuế

quan cao hơn nhiều.

Trước khi chỉ ra điều này, chúng tôi phải thừa nhận rằng việc đo lường sự chênh lệch về năng suất lao động của các nước trên thế giới là không đơn giản.

Những số liệu về thu nhập bình quân đầu người là rất rõ ràng, mặc dù nó có sai số và chỉ mang tính đại diện; tuy vậy cần phải tranh luận xem nên tính thu nhập bằng đôla theo giá hiện tại hay theo ngang giá sức mua (PPP). Có người cho rằng thu nhập tính theo tỉ giá đồng đôla hiện tại phản ánh đúng hơn chênh lệnh về năng suất lao động đối với những hàng hóa có thể trao đổi qua biên giới quốc gia, và do đó phù hợp cho việc xác định thuế suất. Tuy nhiên, con số này lại chịu sự ảnh hưởng thất thường của tỉ giá hối đoái, và do đó sẽ khó có thể đo lường được sự khác biệt về năng suất lao động. Tính thu nhập theo PPP phản ánh đúng hơn năng suất lao động chung của cả quốc gia, nhưng số đo này thường đánh giá thấp, có khi là rất thấp sự khác biệt về năng suất lao động ở các ngành xuất nhập khẩu. Ở những phần sau, tôi sử dụng thước đo thu nhập theo PPP, một phần bởi nó phản ánh đúng hơn năng suất lao động chung của cả đất nước và một phần bởi những số liệu tốt nhất về thu nhập của các nước NDC do Maddison thực hiện đều dùng thước đo này.[284]

Theo đánh giá của Maddison, suốt thế kỷ XIX, thu nhập bình quân đầu người (tính theo PPP) giữa các nước NDC giàu nhất (như Hà Lan và Anh) cao hơn các nước NDC nghèo nhất (như Nhật Bản và Phần Lan) là khoảng từ hai đến bốn

lần.[285] Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với tỉ lệ giữa các nước phát triển và

đang phát triển hiện nay. Số liệu từ trang web của Ngân hàng Thế giới cho thấy, năm 1999, thu nhập bình quân đầu người tính theo PPP của các nước phát triển nhất (như Thụy Sỹ, Nhật Bản, Mỹ) gấp từ 50 đến 60 lần của các nước nghèo nhất (như Ethiopia, Malawi, Tanzania).[286] Những nước đang phát triển có thu nhập trung bình như Nicaragua (2.060 đôla), Ấn Độ (2.230 đôla) và Zimbabwe (2.690 đôla) phải vượt qua chênh lệnh về năng suất lao động là từ 10 cho đến 15 lần. Ngay với cả một số nước khá phát triển như Brazil (6.840 đôla) hay Columbia (5.580 đôla) thì năng suất lao động cũng chỉ bằng khoảng 1/5 các nước công nghiệp hàng đầu mà thôi.

Vào cuối thế kỷ XIX, khi Mỹ áp dụng bảo hộ bằng thuế suất trung bình đối với hàng công nghiệp là 40%, thì thu nhập bình quân đầu người theo PPP đã bằng 3/4 của Anh (2.599 đôla so với 3.511 đôla vào năm 1875).[287] Và đây cũng là thời gian mà Mỹ được hưởng lợi rất lớn từ “sự bảo hộ tự nhiên”, do khoảng cách về địa lí nên chi phí vận chuyển cao hơn ngày nay rất nhiều, như câu trích dẫn ở trên của Ngân hàng Thế giới cũng thừa nhận.[288] Nếu so sánh với Mỹ, thuế suất trung bình 71% mà Ấn Độ áp dụng trước khi gia nhập WTO – mặc dù thực tế là thu nhập bình quân đầu người tính theo PPP của Ấn Độ chỉ bằng 1/15 của

Mỹ, khiến cho Ấn Độ giống một nhà vô địch thực sự về tự do thương mại. Theo những cam kết trong WTO, Ấn Độ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu của mình xuống còn trung bình 32%, thấp hơn thuế suất của Mỹ trong thời gian từ sau cuộc Nội chiến cho đến Thế chiến II.

Xét một ví dụ khác, năm 1875 thuế suất trung bình ở Đan Mạch khoảng từ 15- 20%, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Đan Mạch gần bằng 60% của Anh (2.031 đôla so với 3.511 đôla). Theo cam kết khi gia nhập WTO, Brazil đã giảm thuế xuất nhập khẩu trung bình từ 41% xuống còn 27%, và không quá cao so với thuế suất ở Đan Mạch, mặc dù thu nhập bình quân của Brazil chỉ vừa bằng 20% của Mỹ (6.840 đôla so với 31.910 đôla).[289]

Do sự chênh lệch về năng suất lao động, mức độ bảo hộ tương đối cao ở các nước đang phát triển cho đến những năm 1980 không có gì là quá mức so với những tiêu chuẩn lịch sử của các nước NDC. Sau hai thập kỉ thực hiện tự do hóa thương mại rộng rãi, thuế suất ở các nước này đã giảm rất nhiều, do đó vẫn hoàn toàn có thể khẳng rằng mức độ bảo hộ ở các nước đang phát triển hiện nay là thấp hơn nhiều so với các nước NDC trước đó.

Một phần của tài liệu (Ebookhay net) len gac rut thang ha joon chang (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(679 trang)