Vài nhận xét mang tính kết luận

Một phần của tài liệu (Ebookhay net) len gac rut thang ha joon chang (Trang 176 - 179)

NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ 2.1. Dẫn nhập

Chương 4 NHỮNG BÀI HỌC CHO HIỆN TẠI

4.5. Vài nhận xét mang tính kết luận

Tại sao giới có ảnh hưởng về chính sách phát triển quốc tế, và những nước NDC kiểm soát nó, không khuyến nghị những chính sách đã được sử dụng bởi phần lớn các nước phát triển thành công trong vài thế kỷ gần đây? Tại sao họ lại muốn áp đặt lên các nước đang phát triển hiện nay một số thiết chế “thực tiễn tốt nhất”, mà ngay cả chính họ đã không sử dụng khi ở cùng mức độ phát triển?

Sau đó có thể hỏi, vì sao các nước phát triển lại ít hiểu biết về quá trình phát triển trong lịch sử của họ đến như vậy? Phải chăng đấy là do xu hướng tự nhiên của con người là lí giải lịch sử từ quan điểm của tri thức và chính trị của ngày hôm nay, thường làm khuất lấp viễn cảnh lịch sử? Hay đó là do – như đã xảy ra nhiều lần – những nước này hi vọng thu được lợi trong việc áp đặt các chính sách và thiết chế mà chính họ không sử dụng trong suốt quá trình phát triển của mình, nhưng lại có lợi cho họ một khi họ đã trở thành những nước tiên tiến nhất về mặt công nghệ? Tóm lại, liệu có phải nước phát triển đang cố gắng “lên gác rút thang” bằng việc khăng khăng đòi các nước đang phát triển áp dụng những chính sách và thiết chế mà ngay cả chính họ đã không sử dụng trong quá trình phát triển hay không?

Cuộc thảo luận trong tác phẩm này đề xuất rằng đó chính là điều mà họ đã làm. Tôi đồng ý rằng việc “rút thang” này có thể do thiện ý (nếu bị hiểu sai).

Một số nhà hoạch định chính sách và học giả ở các nước NDC, những người đã đưa ra khuyến nghị như vậy có thể đã hiểu nhầm: Họ nghĩ rằng nước họ đã phát triển nhờ chính sách thương mại tự do và các chính sách tự do kinh doanh

(laissez-faire) khác và họ muốn các nước đang phát triển cũng được hưởng lợi

ích từ những chính sách như vậy. Nhưng, điều này cũng không khiến cho nó ít nguy hại hơn đối với các nước đang phát triển. Thực ra, thậm chí có thể nguy hiểm hơn việc “rút thang” dựa trên cơ sở quyền lợi dân tộc rõ ràng, vì thái độ tự phụ có thể ngoan cố hơn là tính tư lợi.

Dù mục đích đằng sau việc “rút thang” có là gì thì thực tế vẫn là chính sách và thiết chế được coi là “tốt” này đã không có khả năng tạo ra động lực phát triển như được hứa hẹn ở các nước đang phát triển trong khoảng hai thập kỉ vừa qua – khi chúng được IDPE thúc đẩy một cách mạnh mẽ. Thực ra, tăng trưởng ở nhiều nước đang phát triển đã không còn.

Vậy giải pháp là gì? Trong khi việc giải thích rõ ràng những việc phải làm nằm ngoài phạm vi của tác phẩm này, chúng ta vẫn có thể rút ra một vài điểm như sau.

Đầu tiên, những sự thật lịch sử về kinh nghiệm phát triển của các nước phát triển nên được công bố một cách rộng rãi. Điều này không chỉ là vấn đề của việc

“hiểu rõ lịch sử”, mà còn tạo điều kiện cho các nước đang phát triển thực hiện những lựa chọn có đầy đủ thông tin về chính sách và thiết chế thích hợp cho họ.

Phải có nỗ lực trí tuệ lớn hơn để hiểu kĩ lưỡng hơn vai trò của chính sách và thiết chế – đặc biệt là thiết chế – đối với phát triển kinh tế, bằng cách loại bỏ những chuyện hoang đường và những lí thuyết quá giản lược đã làm mờ mắt nhiều lí thuyết gia và các nhà hoạch định chính sách.

Cụ thể hơn, về phương diện chính sách, “những chính sách tồi”, mà phần lớn các nước NDC đã sử dụng rất hiệu quả khi còn là những đang phát triển, ít nhất cần phải được phép sử dụng, nếu không nói là tích cực ủng hộ, bởi các nước phát triển và IDPE do họ kiểm soát. Trong khi đúng là những chính sách can thiệp ITT đôi khi có thể thoái hóa thành mạng lưới những thủ tục rườm rà và tham nhũng, thì điều đó cũng không có nghĩa rằng không nên sử dụng các chính sách đó. Nói cho cùng, chúng ta không bắt tất cả máy bay dừng bay vì có khả năng là chúng sẽ lao xuống đất hoặc bỏ tất cả các chương trình tiêm chủng vì một số trẻ có thể chết vì dị ứng.

Kết quả là, chúng ta cần một cách tiếp cận với quá trình hoạch định chính sách phát triển quốc tế khác hẳn cách tiếp cận mà các nước phát triển và IDPE theo đuổi.

Về phương diện chính sách, trước hết tôi ủng hộ sự thay đổi triệt để những điều kiện liên quan đến chính sách gắn liền với sự giúp đỡ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay từ chính phủ các nước phát triển. Những điều kiện này nên dựa trên việc thừa nhận rằng nhiều chính sách được cho là “tồi” trên thực tế lại không phải như vậy, và cũng không có chính sách “thực tiễn tốt nhất” mà tất cả phải bám vào. Thứ hai, các quy định của WTO và các hiệp định thương mại đa phương khác nên được viết lại để tạo điều kiện cho việc sử dụng một cách linh hoạt những công cụ thúc đẩy các ngành non trẻ (ví dụ như thuế xuất nhập khẩu và trợ cấp).

Việc cải tiến thiết chế nên được khuyến khích, vì chính tiềm năng phát triển to lớn mà sự kết hợp giữa các chính sách và thiết chế tốt (thực sự) có thể tạo ra.

Nhưng, không nên đánh đồng việc đó với việc áp đặt một gói thiết chế cố định đương thời của các nước Mỹ Anglo lên tất cả các quốc gia. Cần phải cố gắng nghiêm túc hơn nữa, cả trong lĩnh vực học thuật lẫn thực tiễn, nhằm tìm cho ra thiết chế nào là thực sự cần thiết hay có lợi cho những nhóm nước nào – căn cứ mức độ phát triển và những điều kiện về kinh tế, chính trị và thậm chí là văn hóa cụ thể của các nước đó. Cần đặc biệt thận trọng để không đòi hỏi các nước đang phát triển cải tạo quá nhanh các thiết chế của họ, đặc biệt là khi ta biết rằng họ đã có những thiết chế khá phát triển so với các nước NDC khi ở cùng một mức độ phát triển, và biết rằng việc thiết lập và vận hành những thiết chế mới là vô

cùng tốn kém.

Cho phép các nước đang phát triển áp dụng những chính sách và thiết chế phù hợp hơn với giai đoạn phát triển của họ và với những điều kiện khác mà họ trải qua sẽ tạo điều kiện tăng trưởng nhanh hơn, như trong những năm 1960 và 1970.

Điều này, về dài hạn, không chỉ có lợi cho các nước đang phát triển mà còn cho cả các nước phát triển, vì cơ hội giao thương và đầu tư sẽ gia tăng.[475] Việc các nước phát triển không có khả năng nhìn thấy điều này là bi kịch của thời đại chúng ta. Nói theo ngạn ngữ của người Trung Quốc, thì họ có thể “bỏ những cái lợi lớn và lâu dài để đuổi theo những cái lợi nhỏ và ngắn hạn”. Đây là thời gian để suy nghĩ lại xem chính sách và thiết chế nào sẽ giúp các nước đang phát triển hiện nay phát triển nhanh hơn; điều đó, đến lượt nó, cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho những nước phát triển.

Một phần của tài liệu (Ebookhay net) len gac rut thang ha joon chang (Trang 176 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(679 trang)