Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Hanoi Redtours giai đoạn 2019-2025

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty cổ phần hanoi redtours (Trang 66 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Hanoi Redtours giai đoạn 2019-2025

Dự báo tình hình phát triển du lịch trong giai đoạn tới

Dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới

Hiện nay, thế giới đang trong bối cảnh có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới, vừa là cơ hội nhưng vừa là thách thức đối với Việt Nam, tác động trực tiếp đến ngành du lịch.

Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập càng sâu và toàn diện. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ, vừa thúc đẩy hợp tác, tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ-Châu Á, Nhật Bản – ASEAN và các nền kinh tế

trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn.

Mặt khác, những bất ổn chính trị ở một số quốc gia, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, đặc biệt những biểu hiện của biến đổi khí hậu là những yếu tố gây nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động du lịch.

Khủng hoảng kinh tế tạo ra các tác động mạnh mẽ và nhiều mặt, đặc biệt đã tái

cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. Các nước, nhất là các nước đang phát triển đều tìm kiếm các giải pháp khôn khéo hơn, dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch.

Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng có hiệu quả. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao được sử dụng như là công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các quốc gia.

58 Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được áp dụng mạnh trong hoạt động du lịch.

Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế tổng hợp phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia.

Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục.

Theo dự báo của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trung bình hàng năm tăng gần 50 triệu khách du lịch quốc tế. Đến năm 2025, khách du lịch quốc tế sẽ đạt 1,6 tỷ và năm 2030 sẽ dạt khoảng 1,8 tỷ lượt.

Du lịch là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng và là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng, du lịch nội khối

chiếm tỷ trọng lớn, du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt các nước nước đang phát triển coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu

tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch (chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030).

Dự báo tình hình phát triển du lịch Việt Nam

Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thuộc nhóm 3 quốc gia dẫn đầu về du lịch trong Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.

Về khách du lịch, phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.

Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%. Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm.

Về khách du lịch, phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160

triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Chiến lược đề ra 9 giải pháp đồng bộ gồm có (1) Tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; (2) Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; (3) Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; (5) Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch; (6) Phát triển sản phẩm du lịch; (7) Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch; (8) Ứng dụng khoa học, công nghệ; (9) Quản lý nhà nước về du lịch.

Trong đó, đáng chú ý, Chiến lược đặt ra yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường. Ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư; thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư. Tạo điều kiện thuận lợi về xuất nhập cảnh, đi lại cho khách quốc tế, mở thêm các đường bay mới trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường nguồn.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch. Thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách; phát triển đa dạng thị trường khách quốc tế và phát triển mạnh thị trường khách nội địa.

Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch thể thao, giải trí; chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, khai thác thế mạnh ẩm thực; đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, sinh thái, thể thao mạo hiểm.

Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch kết hợp mua sắm, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đặc biệt là giải trí về đêm.

60 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, phát huy sức

mạnh truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Phát huy vai trò cơ quan đại diện Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Mở văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở một số thị trường trọng điểm.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, trong đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về du lịch; tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương; đổi mới hoạt động phối

hợp liên ngành, liên vùng về du lịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp.

Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Hanoi Redtours

Trên cơ sở phát triển bền vững, trong giai đoạn 2016 – 2018, Hanoi Redtours tiến hành tái cơ cáu mô hình hoạt động của công ty gồm công ty mẹ và 5 công ty thành

viên nhằm phát triển kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng theo hướng chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa cam kết của mình đối với yêu cầu của xã hội, của thị trường. Hanoi Redtours đang tiến đến mục tiêu trở thành tập đoàn lữ hành đa quốc gia tại Việt Nam. Theo dự kiến, đến hết năm 2025, Hanoi Redtours sẽ hoàn tất việc triển khai lưới 12 văn phòng du lịch tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,… và hướng tới trở thành một

trong 10 công ty du lịch hàng đầu Đông Nam Á với mục tiêu phấn đấu đạt được 1 triệu lượt khách với doanh số trên 5.000 tỷ đồng vào năm 2025. Đây là mục tiêu thử thách nhưng với mục tiêu chung, Hanoi Redtours đã và đang thực hiện hóa những mục tiêu chiến lược của mình: Mục tiêu hướng tới của Hanoi Redtours từ năm 2016 là đồng hành cùng du lịch vì một môi trường du lịch có trách nhiệm với cộng đồng.

Định hướng, tầm nhìn

Tập trung đầu tư vào hoạt động quảng bá đối với sản phẩm và dịch vụ của công

ty để tiếp tục duy trì và phát huy hình ảnh của Hanoi Redtours đối với khách hàng và các đối tác và hoàn thiện chiến lược quảng bá để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động marketing của công ty.

Đẩy mạnh nâng cao hình ảnh trọng tâm để làm nổi bật thế mạnh của Hanoi Redtours cũng như sức mạnh của thương hiệu hơn so với các đối thủ cạnh tranh có cùng phân khúc khách hàng.

Tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng mới và mở rộng thị trường khách hàng tiềm năng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.

Mục tiêu hoạt động marketing cho Hanoi Redtours:

Đưa hình ảnh và tên tuổi Hanoi Redtours đến rộng rãi hơn trong nhận thức của khách hàng trong nước và quốc tế để có thể thu hút thêm lượng khách hàng tìm đến và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Tối ưu hóa chi phí cho hoạt động quảng bá marketing nhưng vẫn đảm bảo đem lại hiệu quả truyền thông cao.

Nâng cao doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận mang về cho công ty qua các hoạt động quảng bá giúp thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vu lưu trú, ăn uống, hội họp và các dịch vụ khác mà công ty cung cấp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty cổ phần hanoi redtours (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)