Thành phần loài ruồi đục quả trên cây nhãn ở một số tỉnh trọng điểm trồng nhãn năm 2021 - 2022trồng nhãn năm 2021 - 2022

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh (Trang 72 - 82)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ DIỄN BIẾN TỶ LỆ HẠI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ HẠI NHÃN TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TRỒNG NHÃNQUẢ HẠI NHÃN TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TRỒNG NHÃN

4.1.3. Thành phần loài ruồi đục quả trên cây nhãn ở một số tỉnh trọng điểm trồng nhãn năm 2021 - 2022trồng nhãn năm 2021 - 2022

Thành phần loài sinh vật gây hại nói chung và thành phần loài ruồi đục quả trên quả nhãn nói riêng có sự thay đổi thường xuyên dưới sự tác động của các yếu tố thời tiết, mùa vụ, kỹ thuật canh tác…

Thành phần loài ruồi đục quả gây hại nhãn được xác định dựa vào mẫu trưởng thành ruồi đục quả thu thập bằng phương pháp kiểm tra quả rụng, thu quả trên cây và treo bẫy tại vườn nhãn. Kết quả theo dõi thành phần ruồi đục quả thông qua việc đặt bẫy Me trong vườn nhãn và thu thập trong quả nhãn được tổng hợp ở bảng 4.4.

Ở tất cả các tỉnh điều tra, từ quả nhãn rụng và quả nhãn thu trên cây của 5 giống nhãn nghiên cứu chỉ phát hiện được loài B. dorsalis, không phát hiện loài

B. correcta ở bất kỳ pha phát triển nào. Điều này tương đồng với kết quả điều tra

tại phía Nam năm 1999 và phía Bắc năm 2011, 2012 của Thuy & cs. (2000) và Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014). Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của các nhà nghiên cứu Thái Lan trong quá trình điều tra, thu thập thành phần loài ruồi đục quả trên nhãn tại nước này, chỉ phát hiện duy nhất loài B. dorsalis trên nhãn rụng (Keawchoung & cs., 2001).

Bảng 4.4. Thành phần loài ruồi đục quả Bactrocera spp. thu được tại vườn nhãn tại một số tỉnh trồng nhãn của Việt Nam giai đoạn 2021- 2022

Địa điểm điều tra Bactrocera dorsalis Bactrocera correcta Bactrocera umbrosa

Từ quả Vào bẫy Từ quả Vào bẫy Từ quả Vào bẫy

Hưng Yên + + - + - -

Hải Dương + + - + - -

Sơn La + + - + - -

Tây Ninh + + - + - -

Cần Thơ + + - + - +

Ghi chú: +: có phát hiện; -: không phát hiện

Khi phân tích giám định thành phần ruồi đục quả thu thập được trong các bẫy treo tại vườn (sử dụng chất dẫn dụ ME) thì ngoài B. dorsalis còn phát hiện thêm loài B. correcta B. umbrosa. Trong đó loài B. umbrosa chỉ phát hiện trên bẫy tại Cần Thơ, các tỉnh còn lại chỉ thấy xuất hiện B. dorsalis B. correcta.

Như vậy, mặc dù loài B. correcta B. umbrosa có xuất hiện trên vườn nhưng chưa tìm thấy chúng gây hại trên quả nhãn, có thể nhãn không phải là ký chủ của các loài này. So với kết quả điều tra trong khuôn khổ dự án STDF hợp tác với chính phủ Australia, điều tra này ghi nhận thêm loài B. umbrosa vào bẫy trong vườn nhãn (The Plant Protection Department of Vietnam, 2019).

4.1.4. Kết quả định danh ruồi đục quả bằng phương pháp sinh học phân tử.

4.1.4.1. Kết quả tìm kiếm trình tự đoạn DNA mã vạch của ruồi đục quả gây hại trên nhãn tại Việt Nam

Đến nay, các nghiên cứu về thành phần loài ruồi đục quả tại Việt Nam mới chỉ được xác định thông qua các phương pháp về đặc điểm hình thái. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh hoặc sự biến đổi trong vòng

đời, hình thái của ruồi đục quả đã có những thay đổi nhất định có thể làm ảnh hưởng tới độ chính xác của phương pháp giám định bằng đặc điểm hinh thái.

Trong khi đó, biện pháp giải trình tự DNA cung cấp thông tin chính xác về cấu trúc di truyền của ruồi đục quả, cho phép phân biệt các loài có hình thái tương tự nhau hoặc bị mất đặc điểm hình thái đặc thù. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã bổ sung các kết quả định danh ruồi đục quả bằng phương pháp sinh học phân tử để khẳng định lại một cách chính xác kết quả điều tra ở ngoài đồng.

Trình tự DNA của đoạn gen mã vạch trên gen COI của các mẫu ruồi đục quả hại trên quả nhãn và trưởng thành ruồi vào bẫy dẫn dụ Me của 2 loài ruồi đục quả phổ biến B. dorsalis B. correcta thu thập tại các tỉnh là được sử dụng để tìm kiếm trình tự tương đồng bằng tìm kiếm Blast trên cơ sở dữ liệu genbank trên NCBI. Kết quả tìm kiếm các trình tự tương đồng và mức đồng nhất trình tự được trình bày tại bảng 4.5.

Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy các mẫu ruồi đục quả hại trên quả nhãn và trong vườn nhãn thu thập tại một số tỉnh của Việt Nam thuộc hai loài Bactrocera correcta Bactrocera dorsalis. Các mẫu ruồi đục quả B. correcta B. dorsalis

đều có mức đồng nhất trình tự cao trên 98% với các mẫu ruồi đục quả cùng loài thu thập tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Lao, Campuchia, Malaysia, Đài Loan và Sri Lanka.

Bảng 4.5. Trình tự tương đồng của đoạn gen COI các mẫu ruồi đục quả hại nhãn năm 2021-2022 tìm kiếm bằng phương pháp BLAST trên NCBI

Tên mẫu trình tự COI Loài Quốc gia

Phần trăm đoạn so sánh (%)

Mức đồng nhất trình

tự (%)

Mã GenBank

HY3.1.2 Bactrocer

a correcta

Ấn Độ Ấn Độ Ấn Độ Sri Lanka Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc

100 100 100 100 100 100 100

99,53 99,53 99,06 99,68 98,90 98,90 98,90

MN016978 MN016970 MN016969 JQ692753 KJ753908 KJ753906 MW410933

Tên mẫu trình tự COI Loài Quốc gia

Phần trăm đoạn so sánh (%)

Mức đồng nhất trình

tự (%)

Mã GenBank

CT2.1.2 Bactrocer

a correcta

Ấn Độ Ấn Độ Campuchia Sri Lanka Sri Lanka Trung Quốc Trung Quốc

100 100 100 100 100 100 100

99,53 99,21 99,84 99,84 99,36 98,59 99,82

MN016978 MN016970 MF970795 JX297524 JQ692753 KJ753908 DQ116265

TN1.2 Bactrocer

a correcta

Ấn Độ Ấn Độ Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Thái Lan Bangladesh

100 100 100 100 100 100 100

100 100 99,84 99,84 99,53 99,84 99,84

MN016976 MN016969 KJ753905 MW410933

KJ753908 MW067302 MH988690

HD2 Bactrocer

a correcta

Trung Quốc Trung Quốc Ấn Độ Ấn Độ Thái Lan Bangladesh Trung Quốc

100 100 100 100 100 100 100

100 100 99,84 99,84 100 99,68

100

KJ753905 MW410933 MN016974 MN016969 MW067302 MH988690 JX297525

CT2.1.1 Bactrocer

a dosalis

Ấn Độ Ấn Độ Thái Lan Thái Lan Trung Quốc Malaysia Trung Quốc Thái Lan

100 100 100 100 100 100 100 100

99,84 99,69 99,69 99,69 99,69 99,69 99,69 99,69

ON725008 MN016995 MH707334 MH187232 MW410926 MG689904 MG689670 MG689345

TN2.1 Bactrocer

a dosalis

Ấn Độ Trung Quốc Thái Lan Trung Quốc Lào

Ấn Độ Ấn Độ

100 100 100 100 100 100 100

100 99,84 99,84 99,84 99,69 99,69 99,53

KX259497 MG689929 MG689335 MG688643 MG689178 MG989035 MN016995

Tên mẫu trình tự COI Loài Quốc gia

Phần trăm đoạn so sánh (%)

Mức đồng nhất trình

tự (%)

Mã GenBank

SL1.2 Bactrocer

a dosalis

Ấn Độ Trung Quốc Thái Lan Thái Lan Trung Quốc Trung Quốc Bangladesh

100 100 100 100 100 100 100

99,84 99,84 99,84 99,84 99,84 99,84 99,84

MN016995 MN016991 MH707334 MH187232 KJ753919 OM319572

OL693247

HD1 Bactrocer

a dosalis

Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Bangladesh Trung Quốc Trung Quốc Đài Loan

100 100 100 100 100 100 100

99,84 99,84 99,84 99,69 99,69 99,69 99,69

OR118153 KF998624 KF318554 MG688931 MG688831 MG687735 OR118087

4.1.4.2. Phân tích trình tự và cây phả hệ của ruồi đục quả gây hại trên nhãn năm 2022 tại Việt Nam

Trình tự của đoạn gen COI của 4 mẫu ruồi đục quả B. correcta và 4 mẫu ruồi đục quả B. dorsalis thu được trong vườn nhãn và trên quả nhãn tại Việt Nam và các mẫu ruồi đục quả cùng loài thu thập tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Lào, Campuchia, Malaysia, Đài Loan và Sri Lanka trên cơ sở dữ liệu genbank được so sánh mức độ tương đồng bằng phương pháp căn trình tự đa chuỗi ClustalW.

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ tương đồng cao nhất là 100% giữa mẫu ruồi đục quả B. correcta thu tai Hải Dương với trình tự MW410933 thu tại Trung Quốc (638 bp). Tỷ lệ tương đồng trình tự DNA của các mẫu thấp nhất 97,723% khi so sánh trình tự DNA của mẫu B. correcta thu tại Cần Thơ với trình tự MW067302 thu tại Thái Lan (571 bp). Ngoài ra, trình tự DNA trên đoạn COI của các mẫu ruồi đục quả B. correcta thu thập tại Hưng Yên, Cần

Thơ, Tây Ninh và Hải Dương có tỷ lệ tương đồng về trình tự đều đạt trên 98,5% đến 99,686%.

Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ tương đồng trên đoạn gen COI của Bactrocera

correcta hại nhãn năm 2021-2022 tại Việt Nam và các trình tự trên cơ sở dữ

liệu Genbank Tỷ lệ tương đồng trên đoạn gen COI

Tên mẫu HY3.1.2

Hưng Yên (637 bp)

CT2.1.2 Cần Thơ

(637 bp)

TN1.2 Tây Ninh (637 bp)

HD2 Hải Dương

(637 bp)

HY3.1.2

Hưng Yên - 99,686 99,058 98,901

CT2.1.2

Cần Thơ - - 98,744 98,587

TN1.2

Tây Ninh - - - 99,843

MN016978

Ấn Độ (638 bp) 99,529 99,529 98,901 98,744

MN016970

Ấn Độ (636 bp) 99,528 99,214 99,214 99,057

MH988690

Bangladesh (628 bp) 98,885 98,567 99,841 99,682

MF970795

Campuchia (622 bp) 99,035 99,357 98,071 97,910

MW067302

Thái Lan (571 bp) 98,074 97,723 98,949 99,124

KJ753908

Trung Quốc (637 bp) 98,901 98,587 99,529 99,372

MW410933

Trung Quốc (638 bp) 98,901 98,587 99,843 100

JQ692753

Sri Lanka (624 bp) 99,679 99,359 99,359 99,199

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ tương đồng cao nhất là 100% giữa mẫu

B. dorsalis thu tại Tây Ninh với mẫu KX259497 thu tại Ấn Độ. Tỷ lệ tương đồng

trình tự DNA của các mẫu thấp nhất 98,587% khi so sánh trình tự DNA của mẫu

B. dorsalis thu tại Tây Ninh với trình tự mẫu B. dorsalis MG688931 thu tại

Bangladesh, OR118087 thu tại Đài Loan. Ngoài ra, trình tự DNA trên đoạn COI

của các mẫu ruồi đục quả B. dorsalis thu thập tại Cần Thơ, Tây Ninh, Sơn La và Hải Dương có tỷ lệ tương đồng về trình tự đều đạt trên 98,9% đến 99,5%.

Bảng 4.7. So sánh tỷ lệ tương đồng trên đoạn gen COI của B. dorsalis hại nhãn năm 2021-2022 tại Việt Nam và các trình tự trên cơ sở dữ liệu

Genbank Tỷ lệ tương đồng trên đoạn gen COI

Tên mẫu CT2.1.1

Cần Thơ (637 bp)

TN2.1 Tây Ninh

(637 bp)

SL2.1 Sơn La (637 bp)

HD1 Hải Dương

(637 bp)

CT2.1.1

Cần Thơ 99,215 99,529 99,058

TN2.1

Tây Ninh 99,372 98,901

SL2.1

Sơn La 99,529

ON725008

Ấn Độ (637 bp) 99,529 99,058 99,372 98,901

KX259497

Ấn Độ (637 bp) 99,215 100 99,372 98,901

OL693247

Bangladesh (637 bp) 99, 372 99,215 99,843 99,372

MG688931

Bangladesh (637 bp) 98,744 98,587 99,215 99,3721

OR118087

Đài Loan (637 bp) 98,744 98,587 99,215 99,372

MG689178

Lào (637 bp) 99,215 99,372 99,372 98,901

MG689904 Malaysia

(637 bp) 99,372 99,215 99,529 99,058

MH707334

Thái Lan (637 bp) 99,686 99,529 99,843 99,372

KJ753919

Trung Quốc (637 bp) 99,686 99,529 99,843 99,372

MW410926

Trung Quốc (637 bp) 99,686 99,529 99,843 99,372

Hình 4.1. Cây phả hệ dựa trên trình tự đoạn DNA mã vạch trên gen COI của 4 mẫu ruồi đục quả Bactrocera correcta tại Việt Nam và 8 trình tự COI

tương đồng của loài B. correcta và 01 trình tự của loài B. dorsalis, 01 trình

tự loài B. latifrons trên cơ sở dữ liệu genbank.

Ghi chú: Trình tự COI tương đồng của loài Bactrocera correcta (JQ692753, KJ753908, MF970795, MH988690, MN016970, MN016978, MW067302, MW410933); loài B. dorsalis (KJ753919) và loài B.

latifrons (MN119924 ) trên cơ sở dữ liệu genbank NCBI. Các mẫu được căn trình tự đa chuỗi bằng phần

mềm ClustalW. Cây được xây dựng bằng phương pháp Maximum Likelihood method and mô hình Tamura- Nei. Cây ban đầu dùng cho tìm kiếm heuristic được thu được bằng cách áp dụng phương pháp Neighbor- Joining cho ma trận khoảng cách cặp đôi, ước lượng bằng mô hình Tamura-Nei. Cây được vẽ theo tỷ lệ, với độ dài nhánh đo bằng số lượng thay thế trên vị trí (thanh bar. Giá trị bootraps (%) với 1000 lần lặp lại được chỉ rõ ở gốc các nhánh. Thanh bar là khoảng cách di truyền. Các phân tích tiến hóa đã được thực hiện trong MEGA X (Kumar &cs., 2018).

Tại Hình 4.1, cây phả hệ của 4 mẫu ruồi đục quả B. correcta thu thập tại Hưng Yên, Cần Thơ, Tây Ninh và Hải Dương và các trình tự của cùng loài ruồi đục quả B. correcta thu thập từ các nước và 01 trình tự của loài B. dorsalis, 01 trình tự COI của loài ruồi đục quả B. latifrons (MN119924- Thái Lan) là hai loài ngoài nhóm trên Genbank (Hình 4.1). Phân tích phả hệ cho thấy 4 mẫu ruồi đục quả trên đều là loài B. correcta với giá trị boostrap tin cậy (100%). Mẫu ruồi đục quả B. correcta thu thập tại Hưng Yên, Cần Thơ có khoảng cách di tuyền gần với mẫu DNA của loài B. correcta thu thập tại Campuchia và Ấn Độ. Mẫu ruồi đục quả B. correcta thu tại Tây Ninh có khoảng cách di tuyền gần với mẫu DNA của loài B. correcta thu thập tại Bangladesh. Mẫu ruồi đục quả B. correcta thu tại Hải Dương có khoảng cách di tuyền gần với mẫu DNA của loài B. correcta thu thập tại Trung Quốc và Thái Lan.

Tại Hình 4.2, cây phả hệ của 4 mẫu ruồi đục quả B. dorsalis thu thập tại

Cần Thơ, Tây Ninh, Sơn La và Hải Dương và 10 trình tự của cùng loài ruồi đục quả

B. dorsalis thu thập từ các nước và 01 trình tự của loài B. correcta, 01 trình tự COI của loài ruồi đục quả B. latifrons (MN119924- Thái Lan) là hai loài ngoài nhóm trên Genbank (Hình 4.2). Phân tích phả hệ cho thấy 4 mẫu ruồi đục quả trên đều là loài

B. dorsalis với giá trị boostrap tin cậy (100%). Mẫu ruồi đục quả B. dorsalis thu

thập tại Cần Thơ có khoảng cách di tuyền gần với mẫu DNA của loài B. dorsalis

thu thập tại Ấn Độ và Malaysia. Mẫu ruồi đục quả B. dorsalis thu tại Tây Ninh có khoảng cách di truyền gần với mẫu DNA của loài B. dorsalis thu thập tại Ấn Độ và Lào. Mẫu ruồi đục quả B. dorsalis thu tại Sơn La có khoảng cách di tuyền gần với mẫu DNA của loài B. dorsalis thu thập tại Trung Quốc và Thái Lan. Mẫu ruồi đục quả B. dorsalis thu tại Hải Dương có khoảng cách di tuyền gần với mẫu DNA của loài B. dorsalis thu thập tại Đài Loan và Bangladesh.

Hình 4.2. Cây phả hệ dựa trên trình tự đoạn DNA mã vạch trên gen COI của 4 mẫu ruồi đục quả B. dorsalis tại Việt Nam (CT2.1.1, TN2.1, SL2.1, HD1) và 10 trình tự COI tương đồng của loài B. dorsalis và 01 trình tự của loài B. correcta, 01 trình tự của loài B. latifrons trên cơ sở dữ liệu genbank.

Ghi chú: Trình tự COI tương đồng của loài B. dorsalis (MH707334, KJ753919, MW410926, KX259497, OL693247, ON725008, MG689178, MG689904, MG688931, OR118087); loài B. correcta (MF970795) và loài B. latifrons (MN119924 ) trên cơ sở dữ liệu genbank NCBI. Các mẫu được căn trình tự đa chuỗi bằng phần mềm ClustalW. Cây được xây dựng bằng phương pháp Maximum Likelihood method and mô hình Tamura-Nei (Tamura & Nei, 1993). Cây ban đầu dùng cho tìm kiếm heuristic được thu được bằng cách áp dụng phương pháp Neighbor-Joining cho ma trận khoảng cách cặp đôi, ước lượng bằng mô hình Tamura-Nei. Cây được vẽ theo tỷ lệ, với độ dài nhánh đo bằng số lượng thay thế trên vị trí (thanh bar.

Giá trị bootraps (%) với 1000 lần lặp lại được chỉ rõ ở gốc các nhánh. Thanh bar là khoảng cách di truyền.

Các phân tích tiến hóa đã được thực hiện trong MEGA X (Kumar &cs., 2018).

Kết quả phân tích phả hệ này đồng nhất với kết quả tìm kiếm Blast và phân tích sắp xếp thẳng hàng trình tự CLUSTALW ở trên. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi kết luận các mẫu ruồi đục quả thu thu thập trên vườn nhãn tại Việt Nam gồm hai loài B. correcta B. dorsalis, họ Tephritidae, bộ Hai cánh.

Có thể thấy ruồi đục quả B. dorsalis xuất hiện trong vườn ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả nhãn, nhưng chỉ gây hại quả nhãn ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch. Trong khi đó, các loài B. correcta B. umbrosa xuất hiện trên vườn nhãn nhưng chưa phát hiện gây hại quả nhãn. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để có thể xác định nhãn không phải là ký chủ của các loài này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(238 trang)
w